Nguyễn Thị Ngọc Trinh
Well-known member
Người mắc bệnh ung thư thường có rất nhiều cảm xúc tiêu cực, phần lớn họ cảm thấy hoài nghi, lo lắng, sợ hãi đau buồn hoặc phiền muộn.
Theo TS.BS Phùng Thị Huyền, Phó trưởng Tiểu ban điều trị ung thư vú - phụ khoa, Trưởng khoa Nội 6, chuyên gia ung thư vú hàng đầu của Bệnh viện K vừa chia sẻ về trường hợp bệnh nhân Lê Thị B., 53 tuổi, địa chỉ ở An Lư, Thủy Nguyên, Hải Phòng.
Bệnh nhân Lê Thị B. đã phát hiện u vú trái từ giữa năm 2022, nhưng vì tâm lý lo lắng, sợ làm phiền người thân, sợ đi bệnh viện nên bệnh nhân ở nhà tự điều trị bằng thuốc nam. Nhưng không như những gì mong đợi, khối u ngày càng to nhanh rồi bằng quả bưởi, dọa vỡ bất cứ lúc nào, kèm theo cảm giác đau nhức liên tục, khiến bệnh nhân mệt mỏi, yếu đi nhanh chóng, đến khi không thể chịu nổi mới đồng ý đến bệnh viện.
Ngay khi nhập viện, bệnh nhân B. được chẩn đoán bệnh đã ở giai đoạn IV phải điều trị ngay nếu không u sẽ ngày càng lớn, vỡ, ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí có nguy cơ tử vong. Thấu hiểu được nỗi buồn và những lo lắng của người bệnh; TS.BS Phùng Thị Huyền đã trực tiếp hội chẩn và phân công ThS.BS Đặng Tiến Giang - Phó Trưởng khoa Nội 6, một bác sĩ nhiều kinh nghiệm, trực tiếp theo dõi và điều trị cho bệnh nhân.
Chỉ sau hơn 2 tháng điều trị tích cực, phép màu đã đến với nữ bệnh nhân.
Theo ThS.BS Đặng Tiến Giang, bệnh nhân Lê Thị B. có đáp ứng khá tốt, tác dụng phụ được gia đình phối hợp quản lý chặt, khối u hoại tử và tiêu nhỏ đi nhanh chóng.
Chỉ sau hơn 2 tháng điều trị tích cực, phép màu đã đến với nữ bệnh nhân. Khối u gần như tiêu biến hoàn toàn, không còn bị những cơn đau đớn dầy vò. Gia đình và người bệnh vỡ òa trong niềm vui sướng, mặc dù hành trình điều trị vẫn còn ở phía trước và người bệnh cần được theo dõi điều trị lâu dài, tuy nhiên với kết quả rất tích cực.
Theo BS Huyền, phụ nữ khi mắc bệnh ung thư vú thường có rất nhiều cảm xúc tiêu cực. Phần lớn họ cảm thấy hoài nghi, lo lắng, sợ hãi đau buồn hoặc phiền muộn.
Một số khác sẽ giận dữ và trầm cảm, và không ít bệnh nhân nghĩ rằng ung thư là bản án tử hình, cảm thấy bất lực trước thực tế khách quan.
Nhiều người bệnh sợ làm phiền người thân, gia đình, tâm lý muốn giấu bệnh, cảm xúc cô đơn sợ hãi ngày càng lấn át. Nhìn chung, những cảm xúc và phản ứng này không tốt cho sức khỏe, có thể là lý do trì hoãn việc điều trị, khiến người bệnh đến với thầy thuốc ở thời điểm muộn. Gia đình, bạn bè và nhân viên y tế đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ bệnh nhân đối mặt với ung thư. Họ cũng có thể giúp người bệnh nhận ra cần phải đi thăm khám để nhận được liệu pháp điều trị cần thiết.
TS.BS Phùng Thị Huyền cho biết, công việc hằng ngày của bác sĩ là điều trị, đồng hành, hướng dẫn cho người bệnh và người nhà của họ trong suốt hành trình chiến đấu với bệnh tật. Quá trình bắt đầu bằng việc bàn luận về kết quả chẩn đoán, các phương pháp chữa trị và những mục tiêu mong muốn đạt được với cách điều trị đó. Học cách quản lý rủi ro, tác dụng phụ và đôi khi là chấp nhận các rủi ro có thể gặp phải.
Nếu không may mắc ung thư, đừng quá lo lắng hãy đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Một thông điệp quan trọng mà bác sĩ Bệnh viện K chia sẻ với người bệnh là liệu pháp điều trị ung thư luôn phát triển không ngừng. Có rất nhiều người bị ung thư đã chữa trị được, đặc biệt dễ dàng hơn khi phát hiện sớm.
Ngay cả đối với trường hợp bệnh không điều trị triệt căn được thì điều trị giảm nhẹ có thể làm dịu các triệu chứng liên quan đến bệnh, cũng như khả năng duy trì chất lượng và kéo dài cuộc sống. Ngày nay đa phần phụ nữ bắt đầu nâng cao ý thức tầm soát ung thư. Họ biết cách lắng nghe cơ thể mình, khi xuất hiện những dấu hiệu khác lạ và nhanh chóng tìm đến sự chăm sóc y tế.
Tuy nhiên, một số người khác lại có xu hướng để mặc cho các triệu chứng ngày càng tệ hơn, chủ động giấu bệnh vì sợ mình sẽ trở thành gánh nặng hoặc nghĩ rằng việc chữa trị là vô ích.
Các bác sĩ khuyến cáo, nếu không may mắc ung thư, đừng quá lo lắng hãy đến bệnh viện càng sớm càng tốt, đặt niềm tin vào những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các thuốc mới được phát triển cùng với bàn tay tài hoa của người thầy thuốc, chắc chắn sẽ đem lại niềm hạnh phúc cho những người bệnh.
Theo TS.BS Phùng Thị Huyền, Phó trưởng Tiểu ban điều trị ung thư vú - phụ khoa, Trưởng khoa Nội 6, chuyên gia ung thư vú hàng đầu của Bệnh viện K vừa chia sẻ về trường hợp bệnh nhân Lê Thị B., 53 tuổi, địa chỉ ở An Lư, Thủy Nguyên, Hải Phòng.
Bệnh nhân Lê Thị B. đã phát hiện u vú trái từ giữa năm 2022, nhưng vì tâm lý lo lắng, sợ làm phiền người thân, sợ đi bệnh viện nên bệnh nhân ở nhà tự điều trị bằng thuốc nam. Nhưng không như những gì mong đợi, khối u ngày càng to nhanh rồi bằng quả bưởi, dọa vỡ bất cứ lúc nào, kèm theo cảm giác đau nhức liên tục, khiến bệnh nhân mệt mỏi, yếu đi nhanh chóng, đến khi không thể chịu nổi mới đồng ý đến bệnh viện.
Ngay khi nhập viện, bệnh nhân B. được chẩn đoán bệnh đã ở giai đoạn IV phải điều trị ngay nếu không u sẽ ngày càng lớn, vỡ, ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí có nguy cơ tử vong. Thấu hiểu được nỗi buồn và những lo lắng của người bệnh; TS.BS Phùng Thị Huyền đã trực tiếp hội chẩn và phân công ThS.BS Đặng Tiến Giang - Phó Trưởng khoa Nội 6, một bác sĩ nhiều kinh nghiệm, trực tiếp theo dõi và điều trị cho bệnh nhân.
Chỉ sau hơn 2 tháng điều trị tích cực, phép màu đã đến với nữ bệnh nhân.
Theo ThS.BS Đặng Tiến Giang, bệnh nhân Lê Thị B. có đáp ứng khá tốt, tác dụng phụ được gia đình phối hợp quản lý chặt, khối u hoại tử và tiêu nhỏ đi nhanh chóng.
Chỉ sau hơn 2 tháng điều trị tích cực, phép màu đã đến với nữ bệnh nhân. Khối u gần như tiêu biến hoàn toàn, không còn bị những cơn đau đớn dầy vò. Gia đình và người bệnh vỡ òa trong niềm vui sướng, mặc dù hành trình điều trị vẫn còn ở phía trước và người bệnh cần được theo dõi điều trị lâu dài, tuy nhiên với kết quả rất tích cực.
Theo BS Huyền, phụ nữ khi mắc bệnh ung thư vú thường có rất nhiều cảm xúc tiêu cực. Phần lớn họ cảm thấy hoài nghi, lo lắng, sợ hãi đau buồn hoặc phiền muộn.
Một số khác sẽ giận dữ và trầm cảm, và không ít bệnh nhân nghĩ rằng ung thư là bản án tử hình, cảm thấy bất lực trước thực tế khách quan.
Nhiều người bệnh sợ làm phiền người thân, gia đình, tâm lý muốn giấu bệnh, cảm xúc cô đơn sợ hãi ngày càng lấn át. Nhìn chung, những cảm xúc và phản ứng này không tốt cho sức khỏe, có thể là lý do trì hoãn việc điều trị, khiến người bệnh đến với thầy thuốc ở thời điểm muộn. Gia đình, bạn bè và nhân viên y tế đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ bệnh nhân đối mặt với ung thư. Họ cũng có thể giúp người bệnh nhận ra cần phải đi thăm khám để nhận được liệu pháp điều trị cần thiết.
TS.BS Phùng Thị Huyền cho biết, công việc hằng ngày của bác sĩ là điều trị, đồng hành, hướng dẫn cho người bệnh và người nhà của họ trong suốt hành trình chiến đấu với bệnh tật. Quá trình bắt đầu bằng việc bàn luận về kết quả chẩn đoán, các phương pháp chữa trị và những mục tiêu mong muốn đạt được với cách điều trị đó. Học cách quản lý rủi ro, tác dụng phụ và đôi khi là chấp nhận các rủi ro có thể gặp phải.
Nếu không may mắc ung thư, đừng quá lo lắng hãy đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Một thông điệp quan trọng mà bác sĩ Bệnh viện K chia sẻ với người bệnh là liệu pháp điều trị ung thư luôn phát triển không ngừng. Có rất nhiều người bị ung thư đã chữa trị được, đặc biệt dễ dàng hơn khi phát hiện sớm.
Ngay cả đối với trường hợp bệnh không điều trị triệt căn được thì điều trị giảm nhẹ có thể làm dịu các triệu chứng liên quan đến bệnh, cũng như khả năng duy trì chất lượng và kéo dài cuộc sống. Ngày nay đa phần phụ nữ bắt đầu nâng cao ý thức tầm soát ung thư. Họ biết cách lắng nghe cơ thể mình, khi xuất hiện những dấu hiệu khác lạ và nhanh chóng tìm đến sự chăm sóc y tế.
Tuy nhiên, một số người khác lại có xu hướng để mặc cho các triệu chứng ngày càng tệ hơn, chủ động giấu bệnh vì sợ mình sẽ trở thành gánh nặng hoặc nghĩ rằng việc chữa trị là vô ích.
Các bác sĩ khuyến cáo, nếu không may mắc ung thư, đừng quá lo lắng hãy đến bệnh viện càng sớm càng tốt, đặt niềm tin vào những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các thuốc mới được phát triển cùng với bàn tay tài hoa của người thầy thuốc, chắc chắn sẽ đem lại niềm hạnh phúc cho những người bệnh.