LAM SPS BC
Well-known member
Không thầy đố mày làm nên”, một triết lí dân gian đã được nhân dân Việt Nam lưu truyền từ bao đời nay. Điều này cho chúng ta thấy người thầy có vai trò to lớn đối với con đường học vấn của mỗi học trò và cũng là lời nhắn nhủ, khuyên răn chúng ta phải nhớ ơn thầy cô.
Mỗi người có được công danh, sự nghiệp thành đạt đều nhờ công ơn dạy dỗ của thầy cô. Những người chiến sĩ trong cuộc chiến sinh tử với giặc ngoại xâm, trong hành trang tinh thần mang ra mặt trận cũng có lời thầy cô. Chúng ta, hẳn đã nhiều người đọc nhật kí của anh Nguyễn Văn Thạc (trong cuốn Mãi mãi tuổi hai mươi – NXB Thanh niên), ở trang nhật kí ngày 24/5/1972, ghi trước khi anh hi sinh tại chiến trường Quảng Trị hai tháng, bảy ngày sau đó, người học trò này đã nhớ lời dạy thầy giáo cũ – thầy Lưu, và nói rằng, cho đến lúc này, anh mới hiểu hết lời dạy của thầy “Lòng tin tưởng ở con người cũng chính là một nét riêng rất độc đáo của lòng nhân đạo – Điều này thầy Lưu đã nói rất nhiều lần với mình từ 3 năm trước, từ hơn 2 năm trước – Nhưng đến giờ mình mới hiểu một cách sâu xa và đầy đủ nhất”. Người học trò Nguyễn Văn Thạc hiểu và xác định đúng đắn lẽ sống của đời mình. “Có thể ngày mai, cuộc đời sẽ trả lời mình bằng luồng gió lạnh ngắt, nhưng có hề chi, khi mình đã cống hiến cho cuộc đời một tâm hồn chính trực và cao cả – Biết yêu và biết ghét – Biết lăn lộn trong cái bình dị của cuộc sống mà cảm hiểu hạnh phúc không có gì so sánh nổi. Biết sống cao thượng, vươn lên trên tất cả những những gì tính toán cá nhân mòn mỏi và cằn cỗi. Phải, mình phải sống như vậy, phải cống hiến cho cuộc đời một tâm hồn như thế – Đây là mơ ước, là nguyện vọng, quyết tâm và cũng là trách nhiệm mình phải làm. Phải làm“. Chính vì thế ta không thể quên được công ơn của thầy cô.
Thầy cô giáo là người hướng dẫn, bồi dưỡng, truyền đạt cho ta những kinh nghiệm sống và tri thức khoa học mà nhân loại đã tích luỹ trong suốt quá trình lịch sử lâu dài để khai sáng trí óc mỗi người chúng ta. Thầy cô không chỉ dạychúng ta tri thức mà còn rèn luyện cho chúng ta những bài học làm người. Lúc còn bé thơ, thầy cô dạy ta từng chữ cái, từng con số; lớn lên, thầy cô dạy ta những điều hiểu biết cao hơn, rộng hơn để giáo dục ta thành người có tri thức, có đạo đức. Các thầy cô đã “Vì lợi ích xã hội. Các thầy cô giáo là người “mài sắt nên kim”, công lao biết bao! Thật đúng như nhà thơ, nhà giáo Bùi Đăng Sinh, lúc còn ngồi trên ghế nhà trường đã viết: trăm năm trồng người”, giáo dục và đào tạo chúng ta thành những người hữu ích cho đời: “Đồi cao thắm sắc ti gôn. Trồng hoa thầy đã trồng luôn cả người”.
Các thầy, các cô đã và đang làm một nghề cao quý nhất – nghề dạy học, nghề mà dân tộc ta nói riêng và toàn nhân loại nói chung rất coi trọng, quan tâm và biết ơn. Ông cha ta thường nói:
“Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy”
Vì học sinh thân yêu, các thầy giáo, cô giáo đã luôn luôn quan tâm đến sự tiến bộ, vui mừng trước sự trưởng thành của chúng ta, trăn trở trước thiếu sót mà chúng ta mắc phải. Từ cái nôi là nhà trường, tình cảm gắn bó giữa chúng ta và các thầy cô là một tình cảm đặc biệt, sâu sắc. Tình cảm đó sẽ cùng đi suốt cuộc đời, động viên, nâng đỡ chúng ta trưởng thành. Mọi người chúng ta phải khắc ghi và biết ơn, phải ghi nhớ trong lòng, đạo thầy trò là một trong những đạo lớn, giữ cho xã hội lành mạnh, vững chắc.
Lòng biết ơn thầy cô là phải biết giữ đúng “Đạo”. Nhưng cao hơn, phải được thể hiện bằng hành động cụ thể. Muốn vậy chúng ta phải học tập tốt, đạt nhiều thành tích cao. Đây cũng chính là đạo lí làm người, là cách ứng xử của người có nhân cách. Bác Hồ từng dạy: “Kẻ có tài mà không có đức là người vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Nền tảng của con người vẫn là đạo đức, đạo đức kết hợp với tài năng thì làm chuyện gì cũng thành công. Trong xã hội hiện đại hiện nay, vấn đề đạo đức xã hội nói chung, đạo thầy – trò nói riêng đang còn nhiều mặt trái cần được quan tâm giải quết. Đó là tình trạng học sinh vô lễ, vô ơn bạc nghĩa với thầy cô; thậm chí có hành vi lăng mạ, côn đồ. Tất cả đều bị xã hội chê trách, lên án gay gắt.
Trong bối cảnh như thế, thiết nghĩ, lòng biết ơn là món quà giá trị nhất, là bông hoa tươi thắm nhất để các thế hệ học sinh dâng tặng thầy cô kính yêu. Đây không phải chỉ là bổn phận và nghĩa vụ mà còn là thứ tình cảm cao quí, thiêng liêng, ở đâu, lúc nào cũng cần gìn giữ, nêu cao.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn,… đó là những đạo lý cao đẹp của dân tộc Việt Nam mà mỗi chúng ta đã được dậy dỗ từ thủa ấu thơ để nên người. Truyền thống tôn sư trọng đạo phải luôn được ghi nhớ và làm theo. Các thầy cô chính là những người dìu dắt chúng ta bước đi những bước chập chững vào đời, đem đến cho chúng ta kho tàng tri thức, chắp cánh cho mỗi ước mơ thành công trong tương lai. Vì thế cho dù đã trưởng thành đến mấy, giữ vị trí nào trong xã hội thì những hình bóng của thầy cô mãi mãi ở bên chúng ta như nhắc nhở, động viên trong suốt cuộc đời.
Mỗi người có được công danh, sự nghiệp thành đạt đều nhờ công ơn dạy dỗ của thầy cô. Những người chiến sĩ trong cuộc chiến sinh tử với giặc ngoại xâm, trong hành trang tinh thần mang ra mặt trận cũng có lời thầy cô. Chúng ta, hẳn đã nhiều người đọc nhật kí của anh Nguyễn Văn Thạc (trong cuốn Mãi mãi tuổi hai mươi – NXB Thanh niên), ở trang nhật kí ngày 24/5/1972, ghi trước khi anh hi sinh tại chiến trường Quảng Trị hai tháng, bảy ngày sau đó, người học trò này đã nhớ lời dạy thầy giáo cũ – thầy Lưu, và nói rằng, cho đến lúc này, anh mới hiểu hết lời dạy của thầy “Lòng tin tưởng ở con người cũng chính là một nét riêng rất độc đáo của lòng nhân đạo – Điều này thầy Lưu đã nói rất nhiều lần với mình từ 3 năm trước, từ hơn 2 năm trước – Nhưng đến giờ mình mới hiểu một cách sâu xa và đầy đủ nhất”. Người học trò Nguyễn Văn Thạc hiểu và xác định đúng đắn lẽ sống của đời mình. “Có thể ngày mai, cuộc đời sẽ trả lời mình bằng luồng gió lạnh ngắt, nhưng có hề chi, khi mình đã cống hiến cho cuộc đời một tâm hồn chính trực và cao cả – Biết yêu và biết ghét – Biết lăn lộn trong cái bình dị của cuộc sống mà cảm hiểu hạnh phúc không có gì so sánh nổi. Biết sống cao thượng, vươn lên trên tất cả những những gì tính toán cá nhân mòn mỏi và cằn cỗi. Phải, mình phải sống như vậy, phải cống hiến cho cuộc đời một tâm hồn như thế – Đây là mơ ước, là nguyện vọng, quyết tâm và cũng là trách nhiệm mình phải làm. Phải làm“. Chính vì thế ta không thể quên được công ơn của thầy cô.
Thầy cô giáo là người hướng dẫn, bồi dưỡng, truyền đạt cho ta những kinh nghiệm sống và tri thức khoa học mà nhân loại đã tích luỹ trong suốt quá trình lịch sử lâu dài để khai sáng trí óc mỗi người chúng ta. Thầy cô không chỉ dạychúng ta tri thức mà còn rèn luyện cho chúng ta những bài học làm người. Lúc còn bé thơ, thầy cô dạy ta từng chữ cái, từng con số; lớn lên, thầy cô dạy ta những điều hiểu biết cao hơn, rộng hơn để giáo dục ta thành người có tri thức, có đạo đức. Các thầy cô đã “Vì lợi ích xã hội. Các thầy cô giáo là người “mài sắt nên kim”, công lao biết bao! Thật đúng như nhà thơ, nhà giáo Bùi Đăng Sinh, lúc còn ngồi trên ghế nhà trường đã viết: trăm năm trồng người”, giáo dục và đào tạo chúng ta thành những người hữu ích cho đời: “Đồi cao thắm sắc ti gôn. Trồng hoa thầy đã trồng luôn cả người”.
Các thầy, các cô đã và đang làm một nghề cao quý nhất – nghề dạy học, nghề mà dân tộc ta nói riêng và toàn nhân loại nói chung rất coi trọng, quan tâm và biết ơn. Ông cha ta thường nói:
“Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy”
Vì học sinh thân yêu, các thầy giáo, cô giáo đã luôn luôn quan tâm đến sự tiến bộ, vui mừng trước sự trưởng thành của chúng ta, trăn trở trước thiếu sót mà chúng ta mắc phải. Từ cái nôi là nhà trường, tình cảm gắn bó giữa chúng ta và các thầy cô là một tình cảm đặc biệt, sâu sắc. Tình cảm đó sẽ cùng đi suốt cuộc đời, động viên, nâng đỡ chúng ta trưởng thành. Mọi người chúng ta phải khắc ghi và biết ơn, phải ghi nhớ trong lòng, đạo thầy trò là một trong những đạo lớn, giữ cho xã hội lành mạnh, vững chắc.
Lòng biết ơn thầy cô là phải biết giữ đúng “Đạo”. Nhưng cao hơn, phải được thể hiện bằng hành động cụ thể. Muốn vậy chúng ta phải học tập tốt, đạt nhiều thành tích cao. Đây cũng chính là đạo lí làm người, là cách ứng xử của người có nhân cách. Bác Hồ từng dạy: “Kẻ có tài mà không có đức là người vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Nền tảng của con người vẫn là đạo đức, đạo đức kết hợp với tài năng thì làm chuyện gì cũng thành công. Trong xã hội hiện đại hiện nay, vấn đề đạo đức xã hội nói chung, đạo thầy – trò nói riêng đang còn nhiều mặt trái cần được quan tâm giải quết. Đó là tình trạng học sinh vô lễ, vô ơn bạc nghĩa với thầy cô; thậm chí có hành vi lăng mạ, côn đồ. Tất cả đều bị xã hội chê trách, lên án gay gắt.
Trong bối cảnh như thế, thiết nghĩ, lòng biết ơn là món quà giá trị nhất, là bông hoa tươi thắm nhất để các thế hệ học sinh dâng tặng thầy cô kính yêu. Đây không phải chỉ là bổn phận và nghĩa vụ mà còn là thứ tình cảm cao quí, thiêng liêng, ở đâu, lúc nào cũng cần gìn giữ, nêu cao.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn,… đó là những đạo lý cao đẹp của dân tộc Việt Nam mà mỗi chúng ta đã được dậy dỗ từ thủa ấu thơ để nên người. Truyền thống tôn sư trọng đạo phải luôn được ghi nhớ và làm theo. Các thầy cô chính là những người dìu dắt chúng ta bước đi những bước chập chững vào đời, đem đến cho chúng ta kho tàng tri thức, chắp cánh cho mỗi ước mơ thành công trong tương lai. Vì thế cho dù đã trưởng thành đến mấy, giữ vị trí nào trong xã hội thì những hình bóng của thầy cô mãi mãi ở bên chúng ta như nhắc nhở, động viên trong suốt cuộc đời.