TRUONGTRINH
Well-known member
Trẻ thiếu vitamin D có thể chậm biết đi, thiếu vitamin B khiến chán ăn, dễ cáu kỉnh.
Trẻ thường thiếu vitamin và khoáng chất do chế độ ăn thiếu đa dạng, ăn nhiều thực phẩm có đường và chế biến sẵn. Thiếu hụt dinh dưỡng khiến trẻ tăng trưởng chậm, gặp vấn đề về tiêu hóa, da, kém phát triển xương. Cha mẹ cần nắm rõ dấu hiệu thiếu chất khác nhau ở trẻ để bù đắp bằng chế độ ăn uống phù hợp.
Vitamin A: Thiếu vitamin A dẫn đến khô mắt, quáng gà, nếp nhăn hoặc đốm nâu trên lòng trắng mắt, bé thường xuyên xuất hiện tình trạng nhiễm trùng. Dầu gan cá, cà rốt, khoai lang, bông cải xanh là những thực phẩm giàu vitamin A.
Viatmin B: Trẻ chán ăn, suy nhược và dễ cáu kỉnh có thể là biểu hiện của thiếu vitamin B. Bé chậm đứng và nói, lở loét trên môi và lưỡi, xuất hiện các triệu chứng liên quan đến thần kinh, thay đổi tâm trạng cũng có nguyên nhân do cơ thể thiếu vitamin này. Các loại rau lá xanh, sữa, trứng, thịt, gan và cá là nguồn cung cấp phức hợp B dồi dào.
Thiếu vitamin và khoáng chất khiến trẻ mệt mỏi, thiếu tập trung. Ảnh: Freepik
Vitamin C: Trẻ sẽ có biểu hiện như sưng nướu, chảy máu nướu khi đánh răng, dễ bị bầm tím với một vết thương nhỏ, đau ở chân tay hoặc khớp, vết thương chậm lành và tóc khô khi thiếu vitamin C. Trái cây tươi, rau lá xanh, đậu và ổi là những nguồn giàu vitamin C.
Thiếu vitamin D: Vitamin D cần thiết cho sự phát triển của xương, ngăn ngừa các vấn đề như còi xương và loãng xương. Cơ thể cần vitamin này để duy trì mức canxi, phốt pho tối ưu, phát triển các tế bào miễn dịch, điều chỉnh quá trình sản xuất các protein gây viêm...
Các triệu chứng trẻ thiếu vitamin D gồm: tăng trưởng chậm, đau cơ, đau lưng và đùi, đau xương và mệt mỏi, chậm biết đi và chậm mọc răng, tăng nguy cơ gãy xương và hạ canxi máu.
Trẻ sơ sinh có nhu cầu vitamin D thấp hơn trẻ em và người lớn. Hằng ngày, trẻ 0-12 tháng cần 10 mcg; 1-13 tuổi cần 15 mcg; 14-18 tuổi cần 15 mcg. Tình trạng thiếu vitamin D thường do trẻ ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Cha mẹ nên cho bé ăn lòng đỏ trứng, cá béo (cá hồi, cá thu) có thể giúp cải thiện tình trạng thiếu vitamin D.
Thiếu natri và kali: dẫn đến chuột rút cơ bắp và suy nhược không rõ nguyên nhân.
Thiếu canxi: Thiếu dưỡng chất này có thể dẫn đến các vấn đề về tim. Lượng canxi thấp có thể ảnh hưởng đến hoạt động của cơ, điều hòa tim, đông máu, hoạt động của enzyme và việc truyền các thông điệp của hệ thần kinh trong cơ thể. Trẻ có thể nhận đủ canxi từ sữa, rau lá xanh đậm, đậu phụ, cá (cá hồi và cá mòi), quả hạch, hạt, đậu trắng, đậu xanh, hạnh nhân, ngũ cốc.
Thiếu sắt: Một đứa trẻ cần sắt để thực hiện các chức năng khác nhau của cơ thể. Thiếu sắt có thể dẫn đến thiếu máu ở trẻ em, sau này có thể gây ra tình trạng thờ ơ, nhận thức kém. Nguồn sắt chủ yếu đến từ hải sản, đậu Hà Lan, đậu lăng, rau lá xanh đậm và trái cây sấy khô...
Trẻ thường thiếu vitamin và khoáng chất do chế độ ăn thiếu đa dạng, ăn nhiều thực phẩm có đường và chế biến sẵn. Thiếu hụt dinh dưỡng khiến trẻ tăng trưởng chậm, gặp vấn đề về tiêu hóa, da, kém phát triển xương. Cha mẹ cần nắm rõ dấu hiệu thiếu chất khác nhau ở trẻ để bù đắp bằng chế độ ăn uống phù hợp.
Vitamin A: Thiếu vitamin A dẫn đến khô mắt, quáng gà, nếp nhăn hoặc đốm nâu trên lòng trắng mắt, bé thường xuyên xuất hiện tình trạng nhiễm trùng. Dầu gan cá, cà rốt, khoai lang, bông cải xanh là những thực phẩm giàu vitamin A.
Viatmin B: Trẻ chán ăn, suy nhược và dễ cáu kỉnh có thể là biểu hiện của thiếu vitamin B. Bé chậm đứng và nói, lở loét trên môi và lưỡi, xuất hiện các triệu chứng liên quan đến thần kinh, thay đổi tâm trạng cũng có nguyên nhân do cơ thể thiếu vitamin này. Các loại rau lá xanh, sữa, trứng, thịt, gan và cá là nguồn cung cấp phức hợp B dồi dào.
Thiếu vitamin và khoáng chất khiến trẻ mệt mỏi, thiếu tập trung. Ảnh: Freepik
Vitamin C: Trẻ sẽ có biểu hiện như sưng nướu, chảy máu nướu khi đánh răng, dễ bị bầm tím với một vết thương nhỏ, đau ở chân tay hoặc khớp, vết thương chậm lành và tóc khô khi thiếu vitamin C. Trái cây tươi, rau lá xanh, đậu và ổi là những nguồn giàu vitamin C.
Thiếu vitamin D: Vitamin D cần thiết cho sự phát triển của xương, ngăn ngừa các vấn đề như còi xương và loãng xương. Cơ thể cần vitamin này để duy trì mức canxi, phốt pho tối ưu, phát triển các tế bào miễn dịch, điều chỉnh quá trình sản xuất các protein gây viêm...
Các triệu chứng trẻ thiếu vitamin D gồm: tăng trưởng chậm, đau cơ, đau lưng và đùi, đau xương và mệt mỏi, chậm biết đi và chậm mọc răng, tăng nguy cơ gãy xương và hạ canxi máu.
Trẻ sơ sinh có nhu cầu vitamin D thấp hơn trẻ em và người lớn. Hằng ngày, trẻ 0-12 tháng cần 10 mcg; 1-13 tuổi cần 15 mcg; 14-18 tuổi cần 15 mcg. Tình trạng thiếu vitamin D thường do trẻ ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Cha mẹ nên cho bé ăn lòng đỏ trứng, cá béo (cá hồi, cá thu) có thể giúp cải thiện tình trạng thiếu vitamin D.
Thiếu natri và kali: dẫn đến chuột rút cơ bắp và suy nhược không rõ nguyên nhân.
Thiếu canxi: Thiếu dưỡng chất này có thể dẫn đến các vấn đề về tim. Lượng canxi thấp có thể ảnh hưởng đến hoạt động của cơ, điều hòa tim, đông máu, hoạt động của enzyme và việc truyền các thông điệp của hệ thần kinh trong cơ thể. Trẻ có thể nhận đủ canxi từ sữa, rau lá xanh đậm, đậu phụ, cá (cá hồi và cá mòi), quả hạch, hạt, đậu trắng, đậu xanh, hạnh nhân, ngũ cốc.
Thiếu sắt: Một đứa trẻ cần sắt để thực hiện các chức năng khác nhau của cơ thể. Thiếu sắt có thể dẫn đến thiếu máu ở trẻ em, sau này có thể gây ra tình trạng thờ ơ, nhận thức kém. Nguồn sắt chủ yếu đến từ hải sản, đậu Hà Lan, đậu lăng, rau lá xanh đậm và trái cây sấy khô...