Võ Xuân Trường
Well-known member
Bình Phước: Tìm giải pháp hút khách về huyện Bù Đăng
Huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước tìm giải pháp phát triển du lịch, thu hút du khách về với nơi có tiếng chày trên sóc Bom Bo và những trảng cỏ thơ mộng.
Một trảng cỏ bên khu rừng tự nhiên ở huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước. Ảnh: Đình Trọng
UBND huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước vừa tổ chức hội nghị khởi nghiệp du lịch huyện Bù Đăng năm 2024 trong chuỗi hoạt động lễ hội “vang mãi tiếng chày trên sóc Bom Bo” chào mừng kỷ niệm 50 năm giải phóng Bù Đăng (14-12-1974 - 14-12-2024).
Theo UBND huyện Bù Đăng, địa phương có tổng diện tích tự nhiên hơn 150.000 ha. Dân số toàn huyện hiện có hơn 146.000 người thuộc nhiều dân tộc.
Bù Đăng có vị trí đặc thù của một huyện chuyển tiếp từ Tây Nguyên về vùng Đông Nam Bộ. Điều này mang đến cho vùng đất Bù Đăng đồi núi trập trùng, địa hình rất đẹp. Nơi đây được xem là lợi thế để Bù Đăng phát triển ngành du lịch sinh thái miệt vườn gắn liền du lịch danh lam thắng cảnh như Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo.
Du khách có thể trải nghiệm bản sắc văn hóa của cộng đồng dân tộc S’tiêng hết sức phong phú. Đáng chú ý, về đêm, du khách có thể hòa mình vào không gian của ánh lửa, của tiếng chày, cùng điệu múa, lời ca...
Thiên nhiên ở Bù Đăng có thể phát triển du lịch sinh thái, thu hút du khách. Ảnh: Đình Trọng
Bên cạnh đó, thiên nhiên đã mang đến cho Bù Đăng những không gian khá thơ mộng như: trảng cỏ Bù Lạch, thác Đứng, thác Voi... Đây là những điểm thu hút du khách trải nghiệm, chinh phục những vùng đất còn giữ được vẻ đẹp tự nhiên.
Hội nghị khởi nghiệp du lịch huyện Bù Đăng năm 2024 có sự tham dự lãnh đạo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Phước cùng gần 20 doanh nghiệp lữ hành thuộc các tỉnh trong khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Ảnh: Dương Bình
Tại hội nghị, các đại biểu đã đóng góp nhiều kiến nghị, trao đổi các giải pháp phát triển các loại hình du lịch để thu hút lượng du khách rất lớn từ các tỉnh Đông Nam Bộ và TPHCM về với Bù Đăng. Bên cạnh đó, là những giải pháp thu hút doanh nghiệp về đầu tư xây dựng các dịch vụ du lịch phục vụ du khách...
Theo ông Vũ Văn Mười - Chủ tịch UBND huyện Bù Đăng, đến với Bù Đăng, du khách sẽ được đắm mình với thác Voi – từng là địa điểm sinh hoạt văn hóa tâm linh của đồng bào M’Nông. Xung quanh thác có nhiều tảng đá rộng, bằng phẳng, vào mùa khô, dòng nước từ suối Đắk Rmo chảy nhẹ trên thác khiến du khách có cảm giác lâng lâng, mát rượi để thả hồn theo vũ điệu của núi rừng.
Thác Đứng được ví như nàng thiếu nữ ngủ quên tựa mình vào đại ngàn… Bù Đăng còn là nơi hội tụ sinh sống của nhiều dân tộc anh em, có những nét văn hóa đặc sắc riêng, góp phần hình thành các sản phẩm du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng…
Ông Vũ Văn Mười - Chủ tịch UBND huyện Bù Đăng. Ảnh: Dương Bình
Theo ông Vũ Văn Mười, những năm qua, địa phương đã thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa gắn bảo tồn và phát huy đa dạng, phong phú về các giá trị văn hóa ở địa phương, đặc biệt là văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Bù Đăng đã đặt ra các giải pháp tập trung hình thành các tour, tuyến du lịch, đồng thời chủ động kết nối với các tour, tuyến du lịch trong tỉnh, trong nước.
Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo. Ảnh: Đình Trọng
Hiện huyện Bù Đăng đang hoàn thiện quy hoạch và mời gọi đầu tư, hình thành các khu, điểm du lịch gắn với tuyến đường cao tốc Chơn Thành - Gia Nghĩa, trong đó xây dựng trảng cỏ Bù Lạch (huyện Bù Đăng) theo hướng các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, homestay gắn với các trải nghiệm cùng sinh hoạt với cộng đồng người M’Nông và S’tiêng; du lịch tham quan, khám phá các di tích, danh lam thắng cảnh thu nhỏ gắn với trải nghiệm khinh khí cầu.
Những cung đường đến với Bù Đăng rất thơ mộng. Ảnh: Đình Trọng
Thiên nhiên còn nhiều vẻ đẹp tiềm ẩn. Ảnh: Đình Trọng
Huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước tìm giải pháp phát triển du lịch, thu hút du khách về với nơi có tiếng chày trên sóc Bom Bo và những trảng cỏ thơ mộng.
UBND huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước vừa tổ chức hội nghị khởi nghiệp du lịch huyện Bù Đăng năm 2024 trong chuỗi hoạt động lễ hội “vang mãi tiếng chày trên sóc Bom Bo” chào mừng kỷ niệm 50 năm giải phóng Bù Đăng (14-12-1974 - 14-12-2024).
Theo UBND huyện Bù Đăng, địa phương có tổng diện tích tự nhiên hơn 150.000 ha. Dân số toàn huyện hiện có hơn 146.000 người thuộc nhiều dân tộc.
Bù Đăng có vị trí đặc thù của một huyện chuyển tiếp từ Tây Nguyên về vùng Đông Nam Bộ. Điều này mang đến cho vùng đất Bù Đăng đồi núi trập trùng, địa hình rất đẹp. Nơi đây được xem là lợi thế để Bù Đăng phát triển ngành du lịch sinh thái miệt vườn gắn liền du lịch danh lam thắng cảnh như Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo.
Du khách có thể trải nghiệm bản sắc văn hóa của cộng đồng dân tộc S’tiêng hết sức phong phú. Đáng chú ý, về đêm, du khách có thể hòa mình vào không gian của ánh lửa, của tiếng chày, cùng điệu múa, lời ca...
Bên cạnh đó, thiên nhiên đã mang đến cho Bù Đăng những không gian khá thơ mộng như: trảng cỏ Bù Lạch, thác Đứng, thác Voi... Đây là những điểm thu hút du khách trải nghiệm, chinh phục những vùng đất còn giữ được vẻ đẹp tự nhiên.
Tại hội nghị, các đại biểu đã đóng góp nhiều kiến nghị, trao đổi các giải pháp phát triển các loại hình du lịch để thu hút lượng du khách rất lớn từ các tỉnh Đông Nam Bộ và TPHCM về với Bù Đăng. Bên cạnh đó, là những giải pháp thu hút doanh nghiệp về đầu tư xây dựng các dịch vụ du lịch phục vụ du khách...
Theo ông Vũ Văn Mười - Chủ tịch UBND huyện Bù Đăng, đến với Bù Đăng, du khách sẽ được đắm mình với thác Voi – từng là địa điểm sinh hoạt văn hóa tâm linh của đồng bào M’Nông. Xung quanh thác có nhiều tảng đá rộng, bằng phẳng, vào mùa khô, dòng nước từ suối Đắk Rmo chảy nhẹ trên thác khiến du khách có cảm giác lâng lâng, mát rượi để thả hồn theo vũ điệu của núi rừng.
Thác Đứng được ví như nàng thiếu nữ ngủ quên tựa mình vào đại ngàn… Bù Đăng còn là nơi hội tụ sinh sống của nhiều dân tộc anh em, có những nét văn hóa đặc sắc riêng, góp phần hình thành các sản phẩm du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng…
Theo ông Vũ Văn Mười, những năm qua, địa phương đã thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa gắn bảo tồn và phát huy đa dạng, phong phú về các giá trị văn hóa ở địa phương, đặc biệt là văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Bù Đăng đã đặt ra các giải pháp tập trung hình thành các tour, tuyến du lịch, đồng thời chủ động kết nối với các tour, tuyến du lịch trong tỉnh, trong nước.
Hiện huyện Bù Đăng đang hoàn thiện quy hoạch và mời gọi đầu tư, hình thành các khu, điểm du lịch gắn với tuyến đường cao tốc Chơn Thành - Gia Nghĩa, trong đó xây dựng trảng cỏ Bù Lạch (huyện Bù Đăng) theo hướng các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, homestay gắn với các trải nghiệm cùng sinh hoạt với cộng đồng người M’Nông và S’tiêng; du lịch tham quan, khám phá các di tích, danh lam thắng cảnh thu nhỏ gắn với trải nghiệm khinh khí cầu.