Nguyễn Thị Hồng
Well-known member
Tin tưởng vào những lời mời gọi kiếm tiền online, làm việc tại nhà lương cao, nhiều người dân tại Bình Phước đã sập bẫy, mất tiền tỉ.
Ngày 17.6, thông tin từ Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PA05, Công an Bình Phước) cho biết, thời gian gần đây, trên địa bàn đã ghi nhận hàng chục trường hợp 'sập bẫy' lừa đảo kiếm tiền online thông qua ứng dụng (app).
Mất hơn 3,1 tỉ đồng 'đầu tư vé xem phim' qua app
Cụ thể, PA05 Công an Bình Phước tiếp nhận trình báo của anh K.T.T (29 tuổi, ngụ H.Phú Riềng) về việc bị lừa mất nhiều tỉ đồng khi được mời gọi đầu tư vé phim trên app.
Theo trình báo, khoảng tháng 1.2023, anh T. làm quen với tài khoản Facebook có tên 'Huyền Trang'. Sau thời gian nhắn tin qua lại, 'Huyền Trang' đề nghị anh T. đầu tư vé phim trên app Disney thì anh T. đồng ý.
Sau khi tải app Disney và đăng ký tài khoản, anh T. thử vận may vài trăm ngàn đồng thì thấy có lợi nhuận nên mạnh dạn đầu tư 122,5 triệu đồng vào tài khoản 'Huyền Trang' cung cấp để đặt mua 90 vé phim.
Lúc này, "nhân viên chăm sóc khách hàng" gạ gẫm vé phim VIP1 sẽ cho lợi nhuận 10% và yêu cầu anh T. chuyển hơn 127 triệu đồng để đầu tư. Tin lời, anh T. chuyển khoản số tiền theo yêu cầu thì phía bên app Disney tiếp tục thông báo tặng vé phim VIP2 cho lợi nhuận 20% với điều kiện chuyển thêm 652 triệu đồng. Không nghi ngờ, anh T. chuyển đúng số tiền thì lại nhận được thông báo tặng vé phim VIP3 lợi nhuận 30% và yêu cầu nộp thêm hơn 1,9 tỉ đồng để xử lý.
Một nạn nhân đến Phòng PA05 Công an Bình Phước trình báo bị lừa đảo qua mạng
M.CHÍNH
Sau khi 'đầu tư' 90 vé phim với số tiền đã chuyển hơn 2,8 tỉ đồng, anh T. thấy có lãi nên muốn rút tiền thì được hệ thống trên app thông báo phải đóng thuế 35%. Anh T. tiếp tục chuyển hơn 1,3 tỉ đồng thì lại được yêu cầu đóng thêm 40% khoản phí sử dụng kênh rút tiền hơn 2,33 tỉ đồng. Lúc này, anh T. mới nghĩ mình bị lừa nên làm đơn tố cáo hành vi lừa đảo đến cơ quan công an.
Mất tiền tỉ vì kiếm việc làm qua mạng
Trước đó, khoảng tháng 3.2023, do đang thất nghiệp nên chị H.T.H (35 tuổi, ngụ TP.Đồng Xoài) lên mạng xã hội tìm việc làm thì được 1 công ty môi giới, giới thiệu làm nhập liệu trên ứng dụng, đồng thời hướng dẫn tải app Kdata để đăng ký.
Sau khi đăng ký, chị H. được hướng dẫn nạp tiền vào tài khoản của hệ thống mới được tạo đơn hàng và nhập liệu theo lệnh. Chị H. làm theo hướng dẫn và thử thực hiện với số tiền nhỏ thì rút được cả gốc lẫn lãi về tài khoản của mình.
Thấy đúng như lời tư vấn, chị H. tiếp tục nộp tiền để tạo đơn hàng ngày càng lớn, từ vài triệu đồng/lần lên đến hơn 300 triệu đồng/lần. Khi nộp số tiền tạo đơn hàng trị giá lên đến hàng trăm triệu đồng thì những 'nhân viên hướng dẫn' luôn lấy lý do là sai cú pháp thực hiện đơn, phải đóng thuế thu nhập cá nhân, tạo thêm đơn... mới được rút tiền gốc và lãi.
Do cố gắng lấy lại tiền đã nộp nên chị H. đã chuyển hơn 1,3 tỉ đồng vào nhiều tài khoản khác nhau nhưng vẫn không thể lấy lại tiền. Lúc này nhận ra bị lừa đảo nên chị H. đến cơ quan công an trình báo.
Tương tự, vào tháng 2.2023 chị N.T.T (40 tuổi, ngụ H.Đồng Phú) cũng tham gia nhập liệu 300.000 đồng với lợi nhuận 30% sau khi được hướng dẫn cài đặt app Kdata. Rút được cả gốc và lãi gần 400.000 đồng, chị T. tiếp tục tham gia nhập liệu với số tiền từ 1 triệu đồng/lần, rồi lên đến 500 triệu đồng/lần.
Đến khi tổng số tiền nộp lên đến hơn 800 triệu đồng mà không rút được, chị T. hỏi thì người tư vấn lấy đủ các lý do như phải đóng thuế thu nhập cá nhân, nạp tiền sai cú pháp, thanh tra tài khoản... và tiếp tục yêu cầu chị T. phải chuyển tiền, nếu không tài khoản sẽ bị khóa và mất hết tiền. Do sợ mất tiền nên chị T. đã đi vay mượn người thân, bạn bè, thậm chí vay lãi cao để nộp với hi vọng sẽ được rút tiền. Đến khi số tiền nộp lên đến gần 2 tỉ đồng, chị T. mới nhận ra là mình bị lừa nên đi trình báo công an.
Nâng cao cảnh giác với các hình thức kiếm tiền online qua app
Theo lãnh đạo PA05 Công an Bình Phước trong thời gian qua, đơn vị đã ngăn chặn, bắt giữ nhiều đối tượng vi phạm pháp luật trên không gian mạng. Đồng thời thường xuyên cảnh báo các thủ đoạn mà những kẻ lừa đảo này thường sử dụng, 'câu nhử con mồi' bằng cách đánh vào tâm lý, nhu cầu tìm việc làm của người dân.
Khi người chơi nộp vào số tiền ít, những kẻ lừa đảo này sẽ trả gốc và lãi đầy đủ. Sau đó tiếp tục 'câu nhử' đến khi bị hại tin tưởng nộp số tiền lớn thì chúng lấy nhiều lý do, yêu cầu phải nộp thêm tiền. Tuy nhiên, bị hại càng tin tưởng, càng nộp tiền thì càng… mất thêm. Thực tế thì số tiền thật bị hại chuyển cho các đối tượng đã bị chiếm đoạt, chỉ còn con số 'ảo' trên app.
Qua các vụ việc nêu trên, PA05 đề nghị người dân hãy nâng cao cảnh giác, không tin vào hình thức kiếm tiền bằng app online.
Ngày 17.6, thông tin từ Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PA05, Công an Bình Phước) cho biết, thời gian gần đây, trên địa bàn đã ghi nhận hàng chục trường hợp 'sập bẫy' lừa đảo kiếm tiền online thông qua ứng dụng (app).
Mất hơn 3,1 tỉ đồng 'đầu tư vé xem phim' qua app
Cụ thể, PA05 Công an Bình Phước tiếp nhận trình báo của anh K.T.T (29 tuổi, ngụ H.Phú Riềng) về việc bị lừa mất nhiều tỉ đồng khi được mời gọi đầu tư vé phim trên app.
Theo trình báo, khoảng tháng 1.2023, anh T. làm quen với tài khoản Facebook có tên 'Huyền Trang'. Sau thời gian nhắn tin qua lại, 'Huyền Trang' đề nghị anh T. đầu tư vé phim trên app Disney thì anh T. đồng ý.
Sau khi tải app Disney và đăng ký tài khoản, anh T. thử vận may vài trăm ngàn đồng thì thấy có lợi nhuận nên mạnh dạn đầu tư 122,5 triệu đồng vào tài khoản 'Huyền Trang' cung cấp để đặt mua 90 vé phim.
Lúc này, "nhân viên chăm sóc khách hàng" gạ gẫm vé phim VIP1 sẽ cho lợi nhuận 10% và yêu cầu anh T. chuyển hơn 127 triệu đồng để đầu tư. Tin lời, anh T. chuyển khoản số tiền theo yêu cầu thì phía bên app Disney tiếp tục thông báo tặng vé phim VIP2 cho lợi nhuận 20% với điều kiện chuyển thêm 652 triệu đồng. Không nghi ngờ, anh T. chuyển đúng số tiền thì lại nhận được thông báo tặng vé phim VIP3 lợi nhuận 30% và yêu cầu nộp thêm hơn 1,9 tỉ đồng để xử lý.
Một nạn nhân đến Phòng PA05 Công an Bình Phước trình báo bị lừa đảo qua mạng
M.CHÍNH
Sau khi 'đầu tư' 90 vé phim với số tiền đã chuyển hơn 2,8 tỉ đồng, anh T. thấy có lãi nên muốn rút tiền thì được hệ thống trên app thông báo phải đóng thuế 35%. Anh T. tiếp tục chuyển hơn 1,3 tỉ đồng thì lại được yêu cầu đóng thêm 40% khoản phí sử dụng kênh rút tiền hơn 2,33 tỉ đồng. Lúc này, anh T. mới nghĩ mình bị lừa nên làm đơn tố cáo hành vi lừa đảo đến cơ quan công an.
Mất tiền tỉ vì kiếm việc làm qua mạng
Trước đó, khoảng tháng 3.2023, do đang thất nghiệp nên chị H.T.H (35 tuổi, ngụ TP.Đồng Xoài) lên mạng xã hội tìm việc làm thì được 1 công ty môi giới, giới thiệu làm nhập liệu trên ứng dụng, đồng thời hướng dẫn tải app Kdata để đăng ký.
Sau khi đăng ký, chị H. được hướng dẫn nạp tiền vào tài khoản của hệ thống mới được tạo đơn hàng và nhập liệu theo lệnh. Chị H. làm theo hướng dẫn và thử thực hiện với số tiền nhỏ thì rút được cả gốc lẫn lãi về tài khoản của mình.
Thấy đúng như lời tư vấn, chị H. tiếp tục nộp tiền để tạo đơn hàng ngày càng lớn, từ vài triệu đồng/lần lên đến hơn 300 triệu đồng/lần. Khi nộp số tiền tạo đơn hàng trị giá lên đến hàng trăm triệu đồng thì những 'nhân viên hướng dẫn' luôn lấy lý do là sai cú pháp thực hiện đơn, phải đóng thuế thu nhập cá nhân, tạo thêm đơn... mới được rút tiền gốc và lãi.
Do cố gắng lấy lại tiền đã nộp nên chị H. đã chuyển hơn 1,3 tỉ đồng vào nhiều tài khoản khác nhau nhưng vẫn không thể lấy lại tiền. Lúc này nhận ra bị lừa đảo nên chị H. đến cơ quan công an trình báo.
Tương tự, vào tháng 2.2023 chị N.T.T (40 tuổi, ngụ H.Đồng Phú) cũng tham gia nhập liệu 300.000 đồng với lợi nhuận 30% sau khi được hướng dẫn cài đặt app Kdata. Rút được cả gốc và lãi gần 400.000 đồng, chị T. tiếp tục tham gia nhập liệu với số tiền từ 1 triệu đồng/lần, rồi lên đến 500 triệu đồng/lần.
Đến khi tổng số tiền nộp lên đến hơn 800 triệu đồng mà không rút được, chị T. hỏi thì người tư vấn lấy đủ các lý do như phải đóng thuế thu nhập cá nhân, nạp tiền sai cú pháp, thanh tra tài khoản... và tiếp tục yêu cầu chị T. phải chuyển tiền, nếu không tài khoản sẽ bị khóa và mất hết tiền. Do sợ mất tiền nên chị T. đã đi vay mượn người thân, bạn bè, thậm chí vay lãi cao để nộp với hi vọng sẽ được rút tiền. Đến khi số tiền nộp lên đến gần 2 tỉ đồng, chị T. mới nhận ra là mình bị lừa nên đi trình báo công an.
Nâng cao cảnh giác với các hình thức kiếm tiền online qua app
Theo lãnh đạo PA05 Công an Bình Phước trong thời gian qua, đơn vị đã ngăn chặn, bắt giữ nhiều đối tượng vi phạm pháp luật trên không gian mạng. Đồng thời thường xuyên cảnh báo các thủ đoạn mà những kẻ lừa đảo này thường sử dụng, 'câu nhử con mồi' bằng cách đánh vào tâm lý, nhu cầu tìm việc làm của người dân.
Khi người chơi nộp vào số tiền ít, những kẻ lừa đảo này sẽ trả gốc và lãi đầy đủ. Sau đó tiếp tục 'câu nhử' đến khi bị hại tin tưởng nộp số tiền lớn thì chúng lấy nhiều lý do, yêu cầu phải nộp thêm tiền. Tuy nhiên, bị hại càng tin tưởng, càng nộp tiền thì càng… mất thêm. Thực tế thì số tiền thật bị hại chuyển cho các đối tượng đã bị chiếm đoạt, chỉ còn con số 'ảo' trên app.
Qua các vụ việc nêu trên, PA05 đề nghị người dân hãy nâng cao cảnh giác, không tin vào hình thức kiếm tiền bằng app online.