Nguyệt Phan
Well-known member
Cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết khánh thành đang khiến các điểm nóng du lịch của Bình Thuận như Mũi Né, đảo Phú Quý, Phan Thiết kín gần 100% phòng.
Ông Bùi Thế Nhân, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận, cho biết tới ngày 19/4, các khách sạn 3-5 sao trên địa bàn tỉnh đã kín 100% phòng dịp 30/4. Các khu lưu trú còn lại như homestay, nhà nghỉ, khách sạn 1-2 sao được đặt hơn 90%, hứa hẹn còn tăng.
Bình Thuận thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, có nhiều điểm du lịch nổi tiếng như bãi đá Ông Địa, mũi Kê Gà, bãi biển Cổ Thạch, Mũi Né, đảo Phú Quý, La Gi. Tổng số cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh gần 600, với hơn 17.600 phòng, ngoài ra có hơn 460 căn hộ và biệt thự. Trong đó, riêng khu vực Mũi Né có 199 cơ sở lưu trú, chiếm khoảng 50% số phòng của cả tỉnh.
Khu vực Hàm Tiến - Mũi Né hứa hẹn là điểm đón nhiều khách nhất tỉnh, chiếm gần 70% tổng lượng khách đến Bình Thuận. Ông Martin Koerner, Giám đốc Thương mại của khu nghỉ dưỡng The Anam ở trung tâm Mũi Né, cho hay 100% tổng số hơn 120 phòng của khu nghỉ đã được đặt từ trước lễ cả tháng, đa phần là khách nội địa. The Cliff Resort and Residences, Mường Thanh Holiday Mũi Né, Anantara Mui Ne Resort, đều đã kín phòng.
Ngoài Mũi Né, đảo Phú Quý cũng hút lượng lớn khách sau dịch. Theo ông Nguyễn Văn Linh, Phó giám đốc Hợp tác xã du lịch đảo Phú Quý, hiện các điểm lưu trú trên đảo không còn chỗ trống. Du khách đặt phòng trước 1-2 tháng. Các nhà tàu cao tốc cũng tăng gấp đôi chuyến ra đảo. Ngày thường có 4 chuyến tàu cập đảo, ngày 29-30/4 dự kiến 8-10 chuyến.
Những khu vực khác như Tiến Thành, Hàm Thuận Nam, La Gi, Tuy Phong cũng hứa hẹn đông khách. Dự kiến, dịp 30/4 năm nay, toàn tỉnh đón khoảng 160.000 lượt khách tham quan, lưu trú. Con số này vẫn thấp hơn "năm đỉnh" 2019 (175.000 lượt) nhưng lớn hơn so với 3 năm gần đây là 2022 (80.000 lượt), năm 2021 (60.000 lượt) và năm 2020 (35.000 lượt).
Du khách lặn ngắm san hô ở đảo Phú Quý. Ảnh: Huỳnh Ka.
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận, có hai yếu tố khiến Bình Thuận thu hút lượng lớn du khách dịp lễ sắp tới.
Thứ nhất, đây là giai đoạn nắng nóng kéo dài nên nhu cầu du lịch biển tăng cao. Các sản phẩm du lịch như tắm biển, nghỉ dưỡng, bãi cắm trại, các trò chơi thể thao trên biển, tham quan các địa danh nổi tiếng, thưởng thức ẩm thực miền biển sẽ thu hút nhiều khách, nhất là khi năm nay, Bình Thuận còn đăng cai tổ chức Năm du lịch quốc gia.
Thứ hai, dịp lễ 30/4 năm nay, đoạn cao tốc qua địa bàn Bình Thuận (Dầu Giây - Phan Thiết và Phan Thiết - Vĩnh Hảo) sẽ đưa vào khai thác. Thời gian di chuyển từ TP HCM đến Phan Thiết được rút ngắn từ gần 5 giờ còn hơn 2 giờ.
"Hiện với hai đoạn cao tốc qua địa phận Bình Thuận, chúng tôi kỳ vọng thu hút lượng lớn khách đến tham quan, nghỉ dưỡng dịp 30/4 cũng như mỗi cuối tuần", ông Nhân nói.
Đa số khách tới Bình Thuận dịp 30/4 là khách nội địa, đến từ TP HCM, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương, Khánh Hòa, các tỉnh Nam Bộ và Hà Nội. Họ chủ yếu du lịch theo gia đình, nhóm bạn bè và khách lẻ đi bằng phương tiện cá nhân. Bên cạnh đó, cũng có số lượng du khách đi theo tour đến Phan Thiết - Bình Thuận qua các công ty lữ hành.
Ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Bình Thuận, nhấn mạnh dù có cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết hay không, nhu cầu nghỉ dưỡng ở Bình Thuận vẫn rất cao.
Một đoạn cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đã thảm nhựa, đi qua rừng cao su bạt ngàn ở huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai. Ảnh: Phước Tuấn.
Việc tuyến cao tốc được đưa vào khai thác đã mở ra "cơ hội vàng" cho Bình Thuận tiếp cận những trung tâm du lịch lớn gồm TP HCM và các tỉnh miền Đông Nam Bộ, các tỉnh miền Tây Nam Bộ (đặc biệt là Cần Thơ), Hà Nội và các tỉnh miền Bắc. Khách quốc tế cũng sẽ dễ dàng di chuyển đến Bình Thuận hơn sau khi hạ cánh ở sân bay Tân Sơn Nhất (TP HCM).
"Bình Thuận luôn hướng đến mục tiêu trở thành trung tâm nghỉ dưỡng biển hàng đầu phía nam. Với điều kiện giao thông thuận lợi như hiện tại, chúng tôi lạc quan vào triển vọng này", ông Khoa nói.
Ông Bùi Thế Nhân, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận, cho biết tới ngày 19/4, các khách sạn 3-5 sao trên địa bàn tỉnh đã kín 100% phòng dịp 30/4. Các khu lưu trú còn lại như homestay, nhà nghỉ, khách sạn 1-2 sao được đặt hơn 90%, hứa hẹn còn tăng.
Bình Thuận thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, có nhiều điểm du lịch nổi tiếng như bãi đá Ông Địa, mũi Kê Gà, bãi biển Cổ Thạch, Mũi Né, đảo Phú Quý, La Gi. Tổng số cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh gần 600, với hơn 17.600 phòng, ngoài ra có hơn 460 căn hộ và biệt thự. Trong đó, riêng khu vực Mũi Né có 199 cơ sở lưu trú, chiếm khoảng 50% số phòng của cả tỉnh.
Khu vực Hàm Tiến - Mũi Né hứa hẹn là điểm đón nhiều khách nhất tỉnh, chiếm gần 70% tổng lượng khách đến Bình Thuận. Ông Martin Koerner, Giám đốc Thương mại của khu nghỉ dưỡng The Anam ở trung tâm Mũi Né, cho hay 100% tổng số hơn 120 phòng của khu nghỉ đã được đặt từ trước lễ cả tháng, đa phần là khách nội địa. The Cliff Resort and Residences, Mường Thanh Holiday Mũi Né, Anantara Mui Ne Resort, đều đã kín phòng.
Ngoài Mũi Né, đảo Phú Quý cũng hút lượng lớn khách sau dịch. Theo ông Nguyễn Văn Linh, Phó giám đốc Hợp tác xã du lịch đảo Phú Quý, hiện các điểm lưu trú trên đảo không còn chỗ trống. Du khách đặt phòng trước 1-2 tháng. Các nhà tàu cao tốc cũng tăng gấp đôi chuyến ra đảo. Ngày thường có 4 chuyến tàu cập đảo, ngày 29-30/4 dự kiến 8-10 chuyến.
Những khu vực khác như Tiến Thành, Hàm Thuận Nam, La Gi, Tuy Phong cũng hứa hẹn đông khách. Dự kiến, dịp 30/4 năm nay, toàn tỉnh đón khoảng 160.000 lượt khách tham quan, lưu trú. Con số này vẫn thấp hơn "năm đỉnh" 2019 (175.000 lượt) nhưng lớn hơn so với 3 năm gần đây là 2022 (80.000 lượt), năm 2021 (60.000 lượt) và năm 2020 (35.000 lượt).
Du khách lặn ngắm san hô ở đảo Phú Quý. Ảnh: Huỳnh Ka.
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận, có hai yếu tố khiến Bình Thuận thu hút lượng lớn du khách dịp lễ sắp tới.
Thứ nhất, đây là giai đoạn nắng nóng kéo dài nên nhu cầu du lịch biển tăng cao. Các sản phẩm du lịch như tắm biển, nghỉ dưỡng, bãi cắm trại, các trò chơi thể thao trên biển, tham quan các địa danh nổi tiếng, thưởng thức ẩm thực miền biển sẽ thu hút nhiều khách, nhất là khi năm nay, Bình Thuận còn đăng cai tổ chức Năm du lịch quốc gia.
Thứ hai, dịp lễ 30/4 năm nay, đoạn cao tốc qua địa bàn Bình Thuận (Dầu Giây - Phan Thiết và Phan Thiết - Vĩnh Hảo) sẽ đưa vào khai thác. Thời gian di chuyển từ TP HCM đến Phan Thiết được rút ngắn từ gần 5 giờ còn hơn 2 giờ.
"Hiện với hai đoạn cao tốc qua địa phận Bình Thuận, chúng tôi kỳ vọng thu hút lượng lớn khách đến tham quan, nghỉ dưỡng dịp 30/4 cũng như mỗi cuối tuần", ông Nhân nói.
Đa số khách tới Bình Thuận dịp 30/4 là khách nội địa, đến từ TP HCM, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương, Khánh Hòa, các tỉnh Nam Bộ và Hà Nội. Họ chủ yếu du lịch theo gia đình, nhóm bạn bè và khách lẻ đi bằng phương tiện cá nhân. Bên cạnh đó, cũng có số lượng du khách đi theo tour đến Phan Thiết - Bình Thuận qua các công ty lữ hành.
Ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Bình Thuận, nhấn mạnh dù có cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết hay không, nhu cầu nghỉ dưỡng ở Bình Thuận vẫn rất cao.
Một đoạn cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đã thảm nhựa, đi qua rừng cao su bạt ngàn ở huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai. Ảnh: Phước Tuấn.
Việc tuyến cao tốc được đưa vào khai thác đã mở ra "cơ hội vàng" cho Bình Thuận tiếp cận những trung tâm du lịch lớn gồm TP HCM và các tỉnh miền Đông Nam Bộ, các tỉnh miền Tây Nam Bộ (đặc biệt là Cần Thơ), Hà Nội và các tỉnh miền Bắc. Khách quốc tế cũng sẽ dễ dàng di chuyển đến Bình Thuận hơn sau khi hạ cánh ở sân bay Tân Sơn Nhất (TP HCM).
"Bình Thuận luôn hướng đến mục tiêu trở thành trung tâm nghỉ dưỡng biển hàng đầu phía nam. Với điều kiện giao thông thuận lợi như hiện tại, chúng tôi lạc quan vào triển vọng này", ông Khoa nói.