Thanh Tuấn
Well-known member
Bình Thuận - Chuyển qua sử dụng năng lượng mặt trời, hạn chế rác thải nhựa... là cách nhiều doanh nghiệp du lịch chuyển đổi xanh để phát triển bền vững.
Sáng 6.11, Hiệp hội Du lịch tỉnh Bình Thuận phối hợp các đơn vị tổ chức chương trình “Du lịch Bình Thuận: Lộ trình xanh hóa đến phát triển bền vững”.
Tại chương trình, ông Nguyễn Minh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận cho biết, tại địa phương, hoạt động du lịch, với vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn, cũng đang được thúc đẩy để nhanh chóng chuyển đổi xanh, tạo động lực để đẩy nhanh tiến trình phát triển toàn diện.
Ông Nguyễn Minh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận phát biểu tại chương trình. Ảnh: Duy Tuấn
Đại diện Ban Tổ chức, TS Trần Du Lịch - Phó Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam nhận định, du lịch xanh đang là xu hướng toàn cầu khi giúp hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, nâng cao giá trị văn hóa địa phương, bảo tồn được các di sản tự nhiên. Việc đưa tiêu chuẩn xanh vào cuộc sống đã khó, “xanh hóa” hoạt động kinh doanh sẽ lại càng khó, càng cần bài bản hơn.
Ông Bùi Thế Nhân - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận cho biết, doanh nghiệp đang chú trọng đầu tư cơ sở vật chất theo hướng tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu tác động đến môi trường như ưu tiên sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường, giảm thiểu tối đa việc sử dụng nhựa.
Hưởng ứng môi trường du lịch xanh, nơi tổ chức hội nghị đã dùng chai đựng nước thủy tinh thay cho chai nhựa. Ảnh: Duy Tuấn
Ở góc độ đại diện cho các doanh nghiệp du lịch, ông Nguyễn Văn Khoa - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Bình Thuận cho rằng, hướng đến mục tiêu phát triển xanh, bền vững, doanh nghiệp du lịch đã chuyển đổi sử dụng các nhiên liệu xanh như năng lượng gió, năng lượng mặt trời; hạn chế các chất đốt, sản sinh điện gây nguy hại đến môi trường.
Theo ông Khoa, để du lịch xanh trở nên phổ biến, hiệu quả, cần sớm xây dựng các tiêu chí về xanh, đồng thời chính quyền, các cơ quan liên quan cũng nên rà soát và có ý kiến điều chỉnh, hoàn thiện khung pháp lý cho du lịch nói chung và du lịch xanh nói riêng.
Nhiều cơ sở du lịch chú trọng việc dọn dẹp rác đại dương tấp vào bờ biển mỗi ngày để giữ môi trường xanh sạch đẹp. Ảnh: Duy Tuấn
Theo ghi nhận tại nhiều resort ở Phan Thiết, các chai nước sử dụng tại resort là chai thủy tinh để sử dụng lại nhiều lần, nói không với chai nhựa. Các túi đựng đồ đạc cho du khách cũng là túi vải dệt, không phải là túi ni lông. Hay rác có sự phân loại ngay tại resort và còn có chương trình "Keep Mui Ne clean" được duy trì 10 năm qua, tổ chức thu gom rác thải thường xuyên.
Các chuyên gia, đại biểu tham gia thảo luận các vấn đề xanh hóa du lịch Bình Thuận. Ảnh: Duy Tuấn
Bên cạnh các giải pháp, đề xuất để xanh hóa du lịch, các luật sư thuộc Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam đã trao đổi về phát triển du lịch xanh dưới góc độ pháp lý và những lưu ý khi hợp tác kinh doanh, đầu tư trong lĩnh vực du lịch.
Ngoài phần trình bày của các chuyên gia, các khách mời tham dự đã thảo luận, đưa ra nhiều đề xuất nhằm thúc đẩy phát triển du lịch xanh và của các mô hình du lịch xanh trên địa bàn tỉnh.
Sáng 6.11, Hiệp hội Du lịch tỉnh Bình Thuận phối hợp các đơn vị tổ chức chương trình “Du lịch Bình Thuận: Lộ trình xanh hóa đến phát triển bền vững”.
Tại chương trình, ông Nguyễn Minh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận cho biết, tại địa phương, hoạt động du lịch, với vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn, cũng đang được thúc đẩy để nhanh chóng chuyển đổi xanh, tạo động lực để đẩy nhanh tiến trình phát triển toàn diện.
Đại diện Ban Tổ chức, TS Trần Du Lịch - Phó Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam nhận định, du lịch xanh đang là xu hướng toàn cầu khi giúp hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, nâng cao giá trị văn hóa địa phương, bảo tồn được các di sản tự nhiên. Việc đưa tiêu chuẩn xanh vào cuộc sống đã khó, “xanh hóa” hoạt động kinh doanh sẽ lại càng khó, càng cần bài bản hơn.
Ông Bùi Thế Nhân - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận cho biết, doanh nghiệp đang chú trọng đầu tư cơ sở vật chất theo hướng tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu tác động đến môi trường như ưu tiên sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường, giảm thiểu tối đa việc sử dụng nhựa.
Ở góc độ đại diện cho các doanh nghiệp du lịch, ông Nguyễn Văn Khoa - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Bình Thuận cho rằng, hướng đến mục tiêu phát triển xanh, bền vững, doanh nghiệp du lịch đã chuyển đổi sử dụng các nhiên liệu xanh như năng lượng gió, năng lượng mặt trời; hạn chế các chất đốt, sản sinh điện gây nguy hại đến môi trường.
Theo ông Khoa, để du lịch xanh trở nên phổ biến, hiệu quả, cần sớm xây dựng các tiêu chí về xanh, đồng thời chính quyền, các cơ quan liên quan cũng nên rà soát và có ý kiến điều chỉnh, hoàn thiện khung pháp lý cho du lịch nói chung và du lịch xanh nói riêng.
Theo ghi nhận tại nhiều resort ở Phan Thiết, các chai nước sử dụng tại resort là chai thủy tinh để sử dụng lại nhiều lần, nói không với chai nhựa. Các túi đựng đồ đạc cho du khách cũng là túi vải dệt, không phải là túi ni lông. Hay rác có sự phân loại ngay tại resort và còn có chương trình "Keep Mui Ne clean" được duy trì 10 năm qua, tổ chức thu gom rác thải thường xuyên.
Bên cạnh các giải pháp, đề xuất để xanh hóa du lịch, các luật sư thuộc Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam đã trao đổi về phát triển du lịch xanh dưới góc độ pháp lý và những lưu ý khi hợp tác kinh doanh, đầu tư trong lĩnh vực du lịch.
Ngoài phần trình bày của các chuyên gia, các khách mời tham dự đã thảo luận, đưa ra nhiều đề xuất nhằm thúc đẩy phát triển du lịch xanh và của các mô hình du lịch xanh trên địa bàn tỉnh.