Nguyễn Thị Hồng
Well-known member
Luật không quy định phải giảm tốc độ khi đèn xanh, nhưng tôi không hiểu sao nhiều người vẫn dừng xe khi còn ba giây nữa đèn mới chuyển vàng.
Tại sao sao khi còn hai, ba giây đèn xanh mà nhiều người đã dừng xe đột ngột? Đó là suy nghĩ của tôi khi nhiều lần phải phanh gấp để tránh người lái xe phía trước. Suy nghĩ và hành động của những người đó chẳng phải là quá cảm tính hay sao?
Đèn vàng có ý nghĩa là để báo hiệu việc đèn giao thông sắp chuyển đỏ, nó cho người lái xe có thời gian để giảm tốc độ và dừng xe an toàn trước khi đèn đỏ bật sáng. Thời gian của đèn vàng cũng tùy thuộc vào tốc độ tối đa mà đoạn đường đó cho phép. Do đó, tại hầu hết các nước phát triển, khi đèn giao thông không có bộ đếm giây thì đèn vàng chỉ bật lên khi đèn xanh đã về "0" và đó là lúc người tham gia giao thông bắt đầu giảm tốc độ và dừng xe trước khi đèn chuyển đỏ.
Trong trường hợp nếu đi với tốc độ cao, cảm thấy phanh gấp có thể gây nguy hiểm thì họ sẽ giữ nguyên tốc độ và đi qua đèn vàng (trường hợp này không tính là vượt đèn vàng và sẽ không bị phạt). Đó cũng là cách sử dụng nguyên thủy của hệ thống đèn tín hiệu.
Tại nơi không có đèn tín hiệu, tôi đồng ý lại người lái xe cần phải giảm tốc độ để quan sát xung quanh và xác nhận đủ an toàn mới cho xe đi qua giao lộ. Còn nếu ngã ba, ngã tư có đèn tín hiệu thì cứ việc chấp hành theo tín hiệu chỉ báo của đèn là được.
Theo tôi, việc bỏ đếm giây trên đèn giao thông sẽ mang lại kết quả tích cực. Khi đó, các phương tiện sẽ chỉ bắt đầu dừng khi đèn vàng xuất hiện, và chỉ đi khi đèn xanh bật sáng.
Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ và các thông tư liên quan tại Việt Nam, tính ưu tiên của đèn tín hiệu giao thông và yêu cầu giảm tốc độ tại nơi giao nhau cùng mức có thể được phân tích như sau: Điều 10 của Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định người tham gia giao thông phải chấp hành tín hiệu của đèn giao thông. Khi có đèn tín hiệu, người điều khiển phương tiện phải tuân thủ tín hiệu đèn ngay cả khi có các biển báo giao thông khác.
Yêu cầu giảm tốc độ tại nơi giao nhau cùng mức: Điều 5 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định về tốc độ và khoảng cách của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông trên đường bộ, bao gồm yêu cầu giảm tốc độ tại nơi giao nhau cùng mức để đảm bảo an toàn.
Khi có đèn tín hiệu giao thông tại nơi giao nhau cùng mức, đèn tín hiệu giao thông có tính ưu tiên cao hơn. Người điều khiển phương tiện phải tuân thủ tín hiệu đèn trước tiên. Điều này được quy định rõ trong Luật. Tuy nhiên, trong các trường hợp không có đèn tín hiệu hoặc đèn tín hiệu không hoạt động, người điều khiển phương tiện phải tuân thủ các biển báo và quy định khác, bao gồm yêu cầu giảm tốc độ tại nơi giao nhau cùng mức theo quy định tại Thông tư 31/2019/TT-BGTVT.
Tóm lại, ưu tiên tuân thủ đèn tín hiệu giao thông khi có đèn tại nơi giao nhau cùng mức. Giảm tốc độ là yêu cầu bổ sung khi không có đèn tín hiệu hoặc đèn không hoạt động để đảm bảo an toàn giao thông. Luật không có quy định đèn xanh phải giảm tốc độ.
Tại sao sao khi còn hai, ba giây đèn xanh mà nhiều người đã dừng xe đột ngột? Đó là suy nghĩ của tôi khi nhiều lần phải phanh gấp để tránh người lái xe phía trước. Suy nghĩ và hành động của những người đó chẳng phải là quá cảm tính hay sao?
Đèn vàng có ý nghĩa là để báo hiệu việc đèn giao thông sắp chuyển đỏ, nó cho người lái xe có thời gian để giảm tốc độ và dừng xe an toàn trước khi đèn đỏ bật sáng. Thời gian của đèn vàng cũng tùy thuộc vào tốc độ tối đa mà đoạn đường đó cho phép. Do đó, tại hầu hết các nước phát triển, khi đèn giao thông không có bộ đếm giây thì đèn vàng chỉ bật lên khi đèn xanh đã về "0" và đó là lúc người tham gia giao thông bắt đầu giảm tốc độ và dừng xe trước khi đèn chuyển đỏ.
Trong trường hợp nếu đi với tốc độ cao, cảm thấy phanh gấp có thể gây nguy hiểm thì họ sẽ giữ nguyên tốc độ và đi qua đèn vàng (trường hợp này không tính là vượt đèn vàng và sẽ không bị phạt). Đó cũng là cách sử dụng nguyên thủy của hệ thống đèn tín hiệu.
Tại nơi không có đèn tín hiệu, tôi đồng ý lại người lái xe cần phải giảm tốc độ để quan sát xung quanh và xác nhận đủ an toàn mới cho xe đi qua giao lộ. Còn nếu ngã ba, ngã tư có đèn tín hiệu thì cứ việc chấp hành theo tín hiệu chỉ báo của đèn là được.
Theo tôi, việc bỏ đếm giây trên đèn giao thông sẽ mang lại kết quả tích cực. Khi đó, các phương tiện sẽ chỉ bắt đầu dừng khi đèn vàng xuất hiện, và chỉ đi khi đèn xanh bật sáng.
Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ và các thông tư liên quan tại Việt Nam, tính ưu tiên của đèn tín hiệu giao thông và yêu cầu giảm tốc độ tại nơi giao nhau cùng mức có thể được phân tích như sau: Điều 10 của Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định người tham gia giao thông phải chấp hành tín hiệu của đèn giao thông. Khi có đèn tín hiệu, người điều khiển phương tiện phải tuân thủ tín hiệu đèn ngay cả khi có các biển báo giao thông khác.
Yêu cầu giảm tốc độ tại nơi giao nhau cùng mức: Điều 5 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định về tốc độ và khoảng cách của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông trên đường bộ, bao gồm yêu cầu giảm tốc độ tại nơi giao nhau cùng mức để đảm bảo an toàn.
Khi có đèn tín hiệu giao thông tại nơi giao nhau cùng mức, đèn tín hiệu giao thông có tính ưu tiên cao hơn. Người điều khiển phương tiện phải tuân thủ tín hiệu đèn trước tiên. Điều này được quy định rõ trong Luật. Tuy nhiên, trong các trường hợp không có đèn tín hiệu hoặc đèn tín hiệu không hoạt động, người điều khiển phương tiện phải tuân thủ các biển báo và quy định khác, bao gồm yêu cầu giảm tốc độ tại nơi giao nhau cùng mức theo quy định tại Thông tư 31/2019/TT-BGTVT.
Tóm lại, ưu tiên tuân thủ đèn tín hiệu giao thông khi có đèn tại nơi giao nhau cùng mức. Giảm tốc độ là yêu cầu bổ sung khi không có đèn tín hiệu hoặc đèn không hoạt động để đảm bảo an toàn giao thông. Luật không có quy định đèn xanh phải giảm tốc độ.