tran hương
Well-known member
Thời tiết ở TP.HCM và khu vực Nam Bộ nắng nóng gay gắt kéo dài khiến nhiều người bị bỏng da, sốc nhiệt, mắc các bệnh đường hô hấp… Trẻ nhỏ, người già, người làm việc ngoài trời bị ảnh hưởng nhiều.
Nắng nóng gay gắt kéo dài ở TP.HCM tác động xấu đến sức khỏe - Ảnh: DUYÊN PHAN
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, thời tiết Nam Bộ tiếp tục nắng nóng cả tuần này. Làm sao để bảo vệ sức khỏe nếu bắt buộc phải làm việc ngoài trời, tránh sốc nhiệt?
Cần đặc biệt quan tâm đến sức khỏe người cao tuổi trong thời tiết nắng nóng. Với người có tiền sử mắc bệnh mãn tính, cần phải uống thuốc đều đặn, tái khám đúng hẹn, ăn uống đầy đủ khoáng chất, vitamin, rau xanh.
BS Trương Quang Anh Vũ
Bỏng da, rối loạn tiêu hóa, viêm phế quản…
Những ngày gần đây, một số bệnh viện nhi, bệnh viện chuyên điều trị về da ở TP.HCM như Bệnh viện Da liễu TP.HCM, Bệnh viện Nhi đồng thành phố tiếp nhận nhiều bệnh nhân đến thăm khám, điều trị các bệnh liên quan đến thời tiết nắng nóng.
Thấy da bỏng rát, ửng đỏ sau thời gian di chuyển, làm việc ngoài đường giữa trời nắng nóng, chị N.T.P. (45 tuổi) đến Bệnh viện Da liễu TP.HCM "cứu" làn da. Qua thăm khám, bác sĩ chẩn đoán chị P. bị viêm da dị ứng do nắng.
Ông D. (70 tuổi, TP.HCM) có tiền sử mắc một số bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), tăng huyết áp.
Thời gian gần đây do thời tiết nóng, ông thường mệt mỏi, khó ăn uống hơn, phải thường xuyên sử dụng máy quạt, máy điều hòa.
Khoảng một tuần ông bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như: ho khan, sổ mũi, chảy nước mắt. Mặc dù ông đã uống thuốc nhưng tình trạng vẫn không thuyên giảm, những cơn ho, khó thở xuất hiện nhiều hơn vào ban đêm.
Ông D. được người nhà đưa đến Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM) thăm khám. Các bác sĩ chẩn đoán ông bị viêm phế quản phải nhập viện điều trị.
Nắng nóng khiến người lớn tuổi, trẻ em nhập viện nhiều
Trao đổi với Tuổi Trẻ, bác sĩ Trương Quang Anh Vũ - trưởng khoa khám bệnh, Bệnh viện Thống Nhất - cho biết vào thời điểm nắng nóng, số lượng người lớn tuổi nhập viện sẽ nhiều hơn. Tại bệnh viện bắt đầu vào thời điểm nắng nóng, lượng bệnh tăng khoảng 20%.
Trung bình mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận từ 2.200 - 2.500 bệnh nhân, chủ yếu là các bệnh về tim mạch và hô hấp.
Trong đó đặc biệt là các bệnh lý về tai mũi họng, hô hấp do có liên quan đến nắng nóng.
Bác sĩ Trần Vũ Anh Đào - khoa thẩm mỹ da Bệnh viện Da liễu TP.HCM - cho hay số lượng bệnh nhân đến khám da liên quan đến thời tiết nắng nóng gay gắt những ngày qua tại bệnh viện gia tăng. Những mặt bệnh thường gặp do ảnh hưởng của thời tiết nắng nóng là viêm da, bỏng nắng, viêm da dị ứng…
Với trẻ em, bác sĩ Nguyễn Minh Tiến - phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng thành phố - cho biết những ngày gần đây bệnh viện tiếp nhận nhiều trẻ đến khám vì nhiễm trùng da (mụn nhọt da, rôm sảy, viêm da...), rối loạn tiêu hóa, một số ít trẻ bị viêm phổi.
Người cao tuổi đến khám bệnh có liên quan đến thời tiết nắng nóng tại Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM) - Ảnh: THU HIẾN
Tránh sốc nhiệt bằng cách nào?
Tiếp xúc trực tiếp nắng nóng gay gắt là nguyên nhân khiến chúng ta dễ rơi vào tình trạng sốc nhiệt (còn gọi là say nắng).
Để phòng cho trẻ không bị sốc nhiệt, bác sĩ Minh Tiến khuyến cáo phụ huynh nên cho trẻ vui chơi hay tập luyện trong môi trường thoáng mát. Khi cần phải cho trẻ tập luyện ngoài trời nắng thì trước đó vài ngày nên cho trẻ ra nắng để cơ thể trẻ quen dần với tác động của nắng nóng.
Tránh cho trẻ tập luyện quá sức ở ngoài trời nắng. Nếu trẻ cảm thấy khó chịu, cho trẻ ngừng ngay việc tập luyện và vào chỗ có bóng mát nghỉ ngơi.
Nếu trẻ phải thường xuyên tập luyện, học tập ngoài nắng thì giới hạn mỗi lần tập 20-25 phút, tối đa 45-60 phút/ngày và nên cho trẻ giải lao sau một khoảng thời gian, cho trẻ vào chỗ có bóng mát nghỉ ngơi và uống nước.
Đồng thời cho trẻ uống thêm nhiều nước khi trẻ học và luyện tập trong môi trường nóng bức. Chọn mặc quần áo nhẹ, mỏng, ngắn tay, màu sáng, đội nón rộng vành sẽ giúp trẻ bớt nóng.
Với người lớn tuổi, bác sĩ Vũ cho hay đây là nhóm người mắc nhiều bệnh lý và dễ trở bệnh nặng hơn khi thay đổi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh.
Một số loại bệnh thường gặp và dễ trở nặng ở người lớn tuổi trong mùa nắng nóng như: hen, tắc nghẽn phổi mãn tính, thiếu máu cơ tim, tăng huyết áp, đột quỵ não, nhồi máu cơ tim…
Bác sĩ Vũ cho hay mùa nóng gia đình nhà nào cũng có quạt hơi nước, máy điều hòa, tuy nhiên cần lưu ý nếu đột ngột ra ngoài khi nhiệt độ phòng và nhiệt độ môi trường chênh lệch quá lớn có thể dẫn đến sốc nhiệt hoặc choáng. Do đó, trước khi đi từ môi trường có nhiệt độ thấp nên ngồi khu vực mát trước.
Nắng nóng miền Nam gia tăng trên diện rộng
Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ cho biết những ngày qua nắng nóng tại miền Nam có xu hướng giảm nhẹ, trời nhiều mây.
Tuy nhiên từ đầu tuần này, áp cao cận nhiệt đới có trục qua khu vực Nam Trung Bộ - Nam Bộ hoạt động mạnh. Đây là hình thái thời tiết khiến trời quang mây, nắng gay gắt. Do đó thời tiết Nam Bộ sẽ mây thay đổi, đêm không mưa, ngày nắng.
Nắng nóng sẽ gia tăng trở lại trên khu vực, đặc biệt miền Đông Nam Bộ có nơi thời tiết nắng gay gắt, oi bức. Ngoài ra nắng nóng có xu hướng mở rộng dần về diện. Trong những ngày tới mưa "giải nhiệt" khó xuất hiện ở Nam Bộ.
Nắng nóng gay gắt kéo dài ở TP.HCM tác động xấu đến sức khỏe - Ảnh: DUYÊN PHAN
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, thời tiết Nam Bộ tiếp tục nắng nóng cả tuần này. Làm sao để bảo vệ sức khỏe nếu bắt buộc phải làm việc ngoài trời, tránh sốc nhiệt?
Cần đặc biệt quan tâm đến sức khỏe người cao tuổi trong thời tiết nắng nóng. Với người có tiền sử mắc bệnh mãn tính, cần phải uống thuốc đều đặn, tái khám đúng hẹn, ăn uống đầy đủ khoáng chất, vitamin, rau xanh.
BS Trương Quang Anh Vũ
Bỏng da, rối loạn tiêu hóa, viêm phế quản…
Những ngày gần đây, một số bệnh viện nhi, bệnh viện chuyên điều trị về da ở TP.HCM như Bệnh viện Da liễu TP.HCM, Bệnh viện Nhi đồng thành phố tiếp nhận nhiều bệnh nhân đến thăm khám, điều trị các bệnh liên quan đến thời tiết nắng nóng.
Thấy da bỏng rát, ửng đỏ sau thời gian di chuyển, làm việc ngoài đường giữa trời nắng nóng, chị N.T.P. (45 tuổi) đến Bệnh viện Da liễu TP.HCM "cứu" làn da. Qua thăm khám, bác sĩ chẩn đoán chị P. bị viêm da dị ứng do nắng.
Ông D. (70 tuổi, TP.HCM) có tiền sử mắc một số bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), tăng huyết áp.
Thời gian gần đây do thời tiết nóng, ông thường mệt mỏi, khó ăn uống hơn, phải thường xuyên sử dụng máy quạt, máy điều hòa.
Khoảng một tuần ông bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như: ho khan, sổ mũi, chảy nước mắt. Mặc dù ông đã uống thuốc nhưng tình trạng vẫn không thuyên giảm, những cơn ho, khó thở xuất hiện nhiều hơn vào ban đêm.
Ông D. được người nhà đưa đến Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM) thăm khám. Các bác sĩ chẩn đoán ông bị viêm phế quản phải nhập viện điều trị.
Nắng nóng khiến người lớn tuổi, trẻ em nhập viện nhiều
Trao đổi với Tuổi Trẻ, bác sĩ Trương Quang Anh Vũ - trưởng khoa khám bệnh, Bệnh viện Thống Nhất - cho biết vào thời điểm nắng nóng, số lượng người lớn tuổi nhập viện sẽ nhiều hơn. Tại bệnh viện bắt đầu vào thời điểm nắng nóng, lượng bệnh tăng khoảng 20%.
Trung bình mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận từ 2.200 - 2.500 bệnh nhân, chủ yếu là các bệnh về tim mạch và hô hấp.
Trong đó đặc biệt là các bệnh lý về tai mũi họng, hô hấp do có liên quan đến nắng nóng.
Bác sĩ Trần Vũ Anh Đào - khoa thẩm mỹ da Bệnh viện Da liễu TP.HCM - cho hay số lượng bệnh nhân đến khám da liên quan đến thời tiết nắng nóng gay gắt những ngày qua tại bệnh viện gia tăng. Những mặt bệnh thường gặp do ảnh hưởng của thời tiết nắng nóng là viêm da, bỏng nắng, viêm da dị ứng…
Với trẻ em, bác sĩ Nguyễn Minh Tiến - phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng thành phố - cho biết những ngày gần đây bệnh viện tiếp nhận nhiều trẻ đến khám vì nhiễm trùng da (mụn nhọt da, rôm sảy, viêm da...), rối loạn tiêu hóa, một số ít trẻ bị viêm phổi.
Người cao tuổi đến khám bệnh có liên quan đến thời tiết nắng nóng tại Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM) - Ảnh: THU HIẾN
Tránh sốc nhiệt bằng cách nào?
Tiếp xúc trực tiếp nắng nóng gay gắt là nguyên nhân khiến chúng ta dễ rơi vào tình trạng sốc nhiệt (còn gọi là say nắng).
Để phòng cho trẻ không bị sốc nhiệt, bác sĩ Minh Tiến khuyến cáo phụ huynh nên cho trẻ vui chơi hay tập luyện trong môi trường thoáng mát. Khi cần phải cho trẻ tập luyện ngoài trời nắng thì trước đó vài ngày nên cho trẻ ra nắng để cơ thể trẻ quen dần với tác động của nắng nóng.
Tránh cho trẻ tập luyện quá sức ở ngoài trời nắng. Nếu trẻ cảm thấy khó chịu, cho trẻ ngừng ngay việc tập luyện và vào chỗ có bóng mát nghỉ ngơi.
Nếu trẻ phải thường xuyên tập luyện, học tập ngoài nắng thì giới hạn mỗi lần tập 20-25 phút, tối đa 45-60 phút/ngày và nên cho trẻ giải lao sau một khoảng thời gian, cho trẻ vào chỗ có bóng mát nghỉ ngơi và uống nước.
Đồng thời cho trẻ uống thêm nhiều nước khi trẻ học và luyện tập trong môi trường nóng bức. Chọn mặc quần áo nhẹ, mỏng, ngắn tay, màu sáng, đội nón rộng vành sẽ giúp trẻ bớt nóng.
Với người lớn tuổi, bác sĩ Vũ cho hay đây là nhóm người mắc nhiều bệnh lý và dễ trở bệnh nặng hơn khi thay đổi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh.
Một số loại bệnh thường gặp và dễ trở nặng ở người lớn tuổi trong mùa nắng nóng như: hen, tắc nghẽn phổi mãn tính, thiếu máu cơ tim, tăng huyết áp, đột quỵ não, nhồi máu cơ tim…
Bác sĩ Vũ cho hay mùa nóng gia đình nhà nào cũng có quạt hơi nước, máy điều hòa, tuy nhiên cần lưu ý nếu đột ngột ra ngoài khi nhiệt độ phòng và nhiệt độ môi trường chênh lệch quá lớn có thể dẫn đến sốc nhiệt hoặc choáng. Do đó, trước khi đi từ môi trường có nhiệt độ thấp nên ngồi khu vực mát trước.
Nắng nóng miền Nam gia tăng trên diện rộng
Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ cho biết những ngày qua nắng nóng tại miền Nam có xu hướng giảm nhẹ, trời nhiều mây.
Tuy nhiên từ đầu tuần này, áp cao cận nhiệt đới có trục qua khu vực Nam Trung Bộ - Nam Bộ hoạt động mạnh. Đây là hình thái thời tiết khiến trời quang mây, nắng gay gắt. Do đó thời tiết Nam Bộ sẽ mây thay đổi, đêm không mưa, ngày nắng.
Nắng nóng sẽ gia tăng trở lại trên khu vực, đặc biệt miền Đông Nam Bộ có nơi thời tiết nắng gay gắt, oi bức. Ngoài ra nắng nóng có xu hướng mở rộng dần về diện. Trong những ngày tới mưa "giải nhiệt" khó xuất hiện ở Nam Bộ.