Nguyễn Thị Hồng
Well-known member
Với số lượng 'fan' đông đảo, quán xá trải dài, tôi tin bún bò Huế cũng sẽ sớm trở thành di sản.
Phải thú nhận một sự thật rằng mãi đến khi phở Nam Định, phở Hà Nội và mì Quảng được công nhận là Di sản Văn hóa Phi Vật thể Quốc gia tôi mới biết lĩnh vực ẩm thực cũng có thể một loại tài sản văn hóa phi vật thể. Ngoài ba di sản trên còn có nghề làm nước mắm Nam Ô (được Bộ VHTTDL công nhận vào tháng 8/2019), nghề làm nước mắm Phú Quốc (5/2021)...
Trước đó tôi nghĩ rằng phi vật thể là những gì vô hình và không thể sờ nắm được, còn vật thể là những gì có thể nhìn thấy và có thể sờ nắm được nên món ăn là một vật thể chứ không phải phi vật thể. Hóa ra, tôi đã sai.
Ðiều 4 Luật Di sản văn hóa 2013 giải thích:
"Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được cải tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.
Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật quốc gia".
Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO trưng bày một loạt các món ăn và phong tục ẩm thực châu Á phong phú. Trong đó văn hóa Kim Chi của Hàn Quốc được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể năm 2013, món Washoku là món ăn truyền thống của Nhật Bản cũng được UNESCO công nhân năm 2013, Văn hóa ẩm thực Hawker (Hawker Culture) của Singapore cũng đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể.
Phải thú nhận một sự thật rằng mãi đến khi phở Nam Định, phở Hà Nội và mì Quảng được công nhận là Di sản Văn hóa Phi Vật thể Quốc gia tôi mới biết lĩnh vực ẩm thực cũng có thể một loại tài sản văn hóa phi vật thể. Ngoài ba di sản trên còn có nghề làm nước mắm Nam Ô (được Bộ VHTTDL công nhận vào tháng 8/2019), nghề làm nước mắm Phú Quốc (5/2021)...
Trước đó tôi nghĩ rằng phi vật thể là những gì vô hình và không thể sờ nắm được, còn vật thể là những gì có thể nhìn thấy và có thể sờ nắm được nên món ăn là một vật thể chứ không phải phi vật thể. Hóa ra, tôi đã sai.
Ðiều 4 Luật Di sản văn hóa 2013 giải thích:
"Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được cải tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.
Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật quốc gia".
Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO trưng bày một loạt các món ăn và phong tục ẩm thực châu Á phong phú. Trong đó văn hóa Kim Chi của Hàn Quốc được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể năm 2013, món Washoku là món ăn truyền thống của Nhật Bản cũng được UNESCO công nhân năm 2013, Văn hóa ẩm thực Hawker (Hawker Culture) của Singapore cũng đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể.