Nguyễn Thị Hồng
Well-known member
Sau này đến Huế, cũng là món bún bò nhưng bạn tôi lại bảo "khác nhau quá".
Tôi từng có người bạn ăn bún bò Huế ở Sài Gòn một lần. Người bạn này chê ngọt và không bao giờ muốn ăn bún bò Huế. Khi đi du lịch Huế, ăn xong, cũng món bún bò ấy thì lại nghiện và bảo khác nhau quá.
Tôi thấy rằng cái dở của việc mượn tên trong ẩm thực là ở chỗ tạo sự hiểu nhầm cho nhiều người ăn. Trước đây tôi có bình luận phân tích ở bài vì sao ẩm thực Việt Nam không vươn ra thế giới được. Vì chúng ta quá xuề xòa. Áo quần nào mặc cũng để kín cả, nhưng một bộ đồ đẹp, may cầu kỳ chắc chắn tạo ra sự hứng thú và giá trị cao hơn hẳn vài tấm vải vá víu.
Tôi thấy buồn vì bây giờ nhiều cửa hàng ẩm thực kinh doanh kiểu "mượn danh".
Lúc xưa tôi có phê phán những người lấy trộm tên như "phở Bắc, bún bò Huế"... là vì họ không biết nấu và nấu sai, làm người ăn sẽ có thành kiến với những món ăn của các địa phương này.
Nhiều quán bún bò Huế ở Sài Gòn nấu rất ngọt, nhiều dầu mỡ. Vì ở Sài Gòn, đồ ăn hầu như đều rất ngọt. Trong khi bún bò Huế nguyên gốc sẽ cay, mặn và có mùi ruốc. Vị gốc chắc chắn không thể ngọt vì không có bất kỳ nguyên liệu ngọt nào, và cũng không thể có dầu mỡ vì tiêu chuẩn nấu bún của người miền Trung là nước phải tương đối trong và gạn váng đi chứ không để mỡ lềnh phềnh được.
Lại nói nhiều quán đăng bảng hiệu "phở Bắc" nhưng lại nấu theo kiểu Nam. Mì Quảng thì phải đúng kiểu Quảng Nam. Đằng này nhiều hàng quán bán khác từ sợi mỳ (căn bản nhất) đến cách nấu thì cố đấm ăn xôi, ghi bảng hiệu ăn theo để làm gì?
Thực tế, nếu biến tấu món ăn thì nên mạnh dạn đặt tên phở Sài Gòn, bún bò Sài Gòn... không ai chê và không hề làm giá trị món ăn giảm đi. Nhưng dễ phân biệt hơn và tôn trọng món gốc, không gây nhầm lẫn không đáng có.
Nếu muốn ẩm thực Việt vươn xa và tạo ra giá trị cao thì phải đổi mình, hết thời "ăn no mặc ấm", giờ đến "ăn ngon, mặc đẹp" rồi và thậm chí là "ăn đẹp, ăn sang" nữa.
Còn cứ xuề xòa thì mãi là gánh hàng rong không thu hút nổi du khách, và chính người trong nước cũng sẽ tìm những nơi đẹp hơn, sạch hơn để ăn mà thôi.
Tôi từng có người bạn ăn bún bò Huế ở Sài Gòn một lần. Người bạn này chê ngọt và không bao giờ muốn ăn bún bò Huế. Khi đi du lịch Huế, ăn xong, cũng món bún bò ấy thì lại nghiện và bảo khác nhau quá.
Tôi thấy rằng cái dở của việc mượn tên trong ẩm thực là ở chỗ tạo sự hiểu nhầm cho nhiều người ăn. Trước đây tôi có bình luận phân tích ở bài vì sao ẩm thực Việt Nam không vươn ra thế giới được. Vì chúng ta quá xuề xòa. Áo quần nào mặc cũng để kín cả, nhưng một bộ đồ đẹp, may cầu kỳ chắc chắn tạo ra sự hứng thú và giá trị cao hơn hẳn vài tấm vải vá víu.
Tôi thấy buồn vì bây giờ nhiều cửa hàng ẩm thực kinh doanh kiểu "mượn danh".
Lúc xưa tôi có phê phán những người lấy trộm tên như "phở Bắc, bún bò Huế"... là vì họ không biết nấu và nấu sai, làm người ăn sẽ có thành kiến với những món ăn của các địa phương này.
Nhiều quán bún bò Huế ở Sài Gòn nấu rất ngọt, nhiều dầu mỡ. Vì ở Sài Gòn, đồ ăn hầu như đều rất ngọt. Trong khi bún bò Huế nguyên gốc sẽ cay, mặn và có mùi ruốc. Vị gốc chắc chắn không thể ngọt vì không có bất kỳ nguyên liệu ngọt nào, và cũng không thể có dầu mỡ vì tiêu chuẩn nấu bún của người miền Trung là nước phải tương đối trong và gạn váng đi chứ không để mỡ lềnh phềnh được.
Lại nói nhiều quán đăng bảng hiệu "phở Bắc" nhưng lại nấu theo kiểu Nam. Mì Quảng thì phải đúng kiểu Quảng Nam. Đằng này nhiều hàng quán bán khác từ sợi mỳ (căn bản nhất) đến cách nấu thì cố đấm ăn xôi, ghi bảng hiệu ăn theo để làm gì?
Thực tế, nếu biến tấu món ăn thì nên mạnh dạn đặt tên phở Sài Gòn, bún bò Sài Gòn... không ai chê và không hề làm giá trị món ăn giảm đi. Nhưng dễ phân biệt hơn và tôn trọng món gốc, không gây nhầm lẫn không đáng có.
Nếu muốn ẩm thực Việt vươn xa và tạo ra giá trị cao thì phải đổi mình, hết thời "ăn no mặc ấm", giờ đến "ăn ngon, mặc đẹp" rồi và thậm chí là "ăn đẹp, ăn sang" nữa.
Còn cứ xuề xòa thì mãi là gánh hàng rong không thu hút nổi du khách, và chính người trong nước cũng sẽ tìm những nơi đẹp hơn, sạch hơn để ăn mà thôi.