Võ Xuân Trường
Well-known member
Bưởi khổng lồ 8kg một quả có tiền cũng khó mua ở Hải Phòng
Bưởi Lâm Động, huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng) từ lâu nổi tiếng là giống bưởi lạ, ăn ngon, mã đẹp nên được nhiều thực khách sành ăn săn lùng vào mỗi dịp Tết.
Bưởi Lâm Động, huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng) từ lâu nổi tiếng là giống bưởi lạ, ngon được nhiều thực khách sành ăn săn lùng vào mỗi dịp Tết.
Đến xã Lâm Động, tôi ghé vào quán nước bên đường hỏi địa chỉ nhà của bà Nguyễn Thị Vườn - một trong số ít những người còn giữ và chăm nhiều gốc bưởi quý. Được các bác chỉ đường nhiệt tình, tôi thong thả đi theo.
Lâm Động nằm cạnh sông Cấm, theo dòng nước chảy, vườn tược nơi đây xanh tốt. Bà Nguyễn Thị Vườn (72 tuổi) vừa đi chợ về, còn chồng của bà, ông Nhi (73 tuổi) đang kho dở nồi cá trên bếp củi. Nhà hai ông bà khá nhỏ, nhưng sau nhà có mảnh vườn theo ông Nhi chia sẻ là “làm không bao giờ hết việc”.
Bưởi Lâm Động trưng Tết càng lâu, vỏ càng đậm màu, hương vị thơm ngon hơn. Trái nặng trung bình 5 - 7kg, có quả lên tới 10kg. Ảnh: Lê Tuyến
Bà Vườn dẫn khách ra vườn bưởi, tự hào nói: “Nhà tôi giờ cũng chỉ còn khoảng vài chục gốc bưởi. Có những gốc lên đến 30 - 40 năm tuổi là từ thời các cụ để lại, đến nay vẫn vươn lên chắc khỏe, cho quả đều”.
Cây bưởi nào cũng lúc lỉu quả, được ông bà bọc kín trong ba lớp túi bóng vì chỉ cần bị ong châm, quả sẽ hỏng và rụng ngay.
Bà Vườn chỉ về phía một quả bưởi khổng lồ. Quả nặng cỡ 5kg, to như chú lợn con, vỏ vàng óng, nhẵn thín, thoảng mùi thơm nhẹ. Vườn bắt đầu bán bưởi từ rằm tháng Tám. Năm nay mưa và nắng nhiều, số lượng bưởi khổng lồ ông bà giữ cho dịp Tết ít hơn mọi năm, chỉ còn khoảng hơn trăm quả.
Bà Vườn hồn hậu mời tôi ăn thử bưởi. Gọt đến đâu, mùi bưởi thơm ngát đến đó. “Đây là giống bưởi vàng vỏ, trắng ruột, giống còn lại là đỏ vỏ, đỏ ruột”, bà Vườn vừa tách bưởi vừa giới thiệu.
Sau lớp cùi trắng mịn, những múi bưởi đẫy đà hiện ra. Tép bưởi Lâm Động có màu vàng ngà, mọng nước, dễ róc vỏ, cầm rất ráo tay. Khi nếm thử, bưởi có độ giòn nhẹ, vị ngọt thuần, không hề có chút ngăm hay the ở cuống họng.
Giải thích vì sao bưởi Lâm Động lại có vị ngon và kích cỡ khủng như vậy, ông Nhi cho biết: “Ngoài do giống, chất đất và nguồn nước nơi đây cũng là yếu tố quan trọng. Nhiều người ở Hải Dương, Thái Bình, Hà Nội đã mua giống bưởi ở vườn nhà tôi, nhưng khi cây cho trái, vị vẫn không được như bưởi trên đất Lâm Động”.
Để mỗi năm cây bưởi ra quả đều, mã đẹp, bà Vườn cho biết, tuy không phải thức khuya dậy sớm, nhưng ngày nào ông bà cũng đều đặn ra vườn. Bưởi Lâm Động ưa phân xanh và đất phải sạch cỏ. Gà, vịt ông bà nuôi ở góc vườn, ngoài để ăn còn tận dụng làm nguồn phân bón cho bưởi.
“Người trồng bưởi như chúng tôi không thèm gì, chỉ thèm rơm rạ”, ông Nhi cười to. “Tôi với bà nhà cứ cho những ôm rơm thật to, bỏ vào chuồng vịt, để chúng giày trong khoảng hơn tháng là bắt đầu lấy ra, vun kín gốc bưởi”.
Theo ông bà, phân hóa học khiến đất bị chai, bưởi sẽ kém ra quả, dễ bị nhạt, khô. Bưởi khổng lồ chất lượng tốt có giá khoảng 200.000 đồng/kg, vì thế có những quả lên đến tiền triệu. Giống bưởi đỏ vỏ, đỏ ruột, dù nhỏ hơn loại vàng vỏ, trắng ruột nhưng giá cũng xấp xỉ, vì khi chín, quả có màu đỏ như gấc rất đẹp mắt, lại khó chăm nên số lượng quả ít.
Một gốc bưởi Lâm Động lâu năm trong vườn nhà ông Nhi ở Thủy Nguyên, Hải Phòng. Ảnh: Lê Tuyến
Sau mỗi vụ bưởi khổng lồ bán Tết, bà Vườn thu về được khoảng hơn trăm triệu. Giá bưởi Lâm Động cao là vậy, nhưng năm nào cũng cháy hàng vì bưởi ngon, mã đẹp, lại không có nhiều.
“Nhiều quả trong vườn đã có khách quen ở trong và ngoài tỉnh đặt để biếu hoặc để trưng trên bàn thờ ngày Tết. Thương lái đến chỉ còn mua được bưởi để ăn”, ông Nhi bảo với tôi.
Ngoài nguồn thu từ quả, việc bán giống bưởi cũng đem lại kinh tế khá. Có khách mua giống, ông Nhi sẽ chiết cành rồi đem giâm. “Ông ấy có tiền từ bán giống, còn tôi, mỗi khi đến mùa hoa bưởi sẽ hái hoa đem ra chợ bán. Chục cân hoa cũng được vài trăm nghìn đồng”, bà Vườn cười vui vẻ.
Trà trong chén nguội dần, bà Vườn tâm sự, giống bưởi Lâm Động đem lại kinh tế cao, nhưng hiện giờ ở đây còn ít nhà giữ được nhiều gốc bưởi. Trước kia, ông bà Vườn có tầm 5 sào vườn bưởi, nhưng hiện nay đã bị thu hẹp mất nửa.
“Tôi và bà nhà cũng bảo nhau cố giữ những gốc bưởi quý, vừa thu quả vừa bán giống cho mọi người. Lại chưa kể quá nửa đời tôi đã gắn bó với cây bưởi. Dịp gần Tết, mọi người kéo về mua quả, người qua kẻ lại chuyện trò rôm rả rất vui”.
Từ đầu tháng 12 đến cận Tết Nguyên Đán là giai đoạn giống bưởi khổng lồ chín vỏ, chín ruột. Ảnh: Mai Dung
Bưởi Lâm Động đơm hoa, kết trái ở vùng đất sông núi điệp trùng, với dòng chảy lịch sử, văn hóa mạnh mẽ qua nhiều đời. Dù cây bưởi đã được nhân giống đem trồng ở nhiều nơi, nhưng chỉ ở Lâm Động, quả bưởi mới ngon, to và đẹp như thế.
“Cây xanh nên lá cũng xanh - Bưởi Bích Động ngọt, rau xanh Thủy Đường”, là câu ca dao dân gian về sản vật vùng đất Thủy Nguyên. Ngoài nổi tiếng với bưởi Lâm Động, cau Cao Nhân, bánh chưng Thủy Đường, Thủy Nguyên cũng là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa với điệu hát đúm, di tích Bạch Đằng Giang...
Bưởi Lâm Động, huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng) từ lâu nổi tiếng là giống bưởi lạ, ăn ngon, mã đẹp nên được nhiều thực khách sành ăn săn lùng vào mỗi dịp Tết.
Bưởi Lâm Động, huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng) từ lâu nổi tiếng là giống bưởi lạ, ngon được nhiều thực khách sành ăn săn lùng vào mỗi dịp Tết.
Đến xã Lâm Động, tôi ghé vào quán nước bên đường hỏi địa chỉ nhà của bà Nguyễn Thị Vườn - một trong số ít những người còn giữ và chăm nhiều gốc bưởi quý. Được các bác chỉ đường nhiệt tình, tôi thong thả đi theo.
Lâm Động nằm cạnh sông Cấm, theo dòng nước chảy, vườn tược nơi đây xanh tốt. Bà Nguyễn Thị Vườn (72 tuổi) vừa đi chợ về, còn chồng của bà, ông Nhi (73 tuổi) đang kho dở nồi cá trên bếp củi. Nhà hai ông bà khá nhỏ, nhưng sau nhà có mảnh vườn theo ông Nhi chia sẻ là “làm không bao giờ hết việc”.
Bưởi Lâm Động trưng Tết càng lâu, vỏ càng đậm màu, hương vị thơm ngon hơn. Trái nặng trung bình 5 - 7kg, có quả lên tới 10kg. Ảnh: Lê Tuyến
Bà Vườn dẫn khách ra vườn bưởi, tự hào nói: “Nhà tôi giờ cũng chỉ còn khoảng vài chục gốc bưởi. Có những gốc lên đến 30 - 40 năm tuổi là từ thời các cụ để lại, đến nay vẫn vươn lên chắc khỏe, cho quả đều”.
Cây bưởi nào cũng lúc lỉu quả, được ông bà bọc kín trong ba lớp túi bóng vì chỉ cần bị ong châm, quả sẽ hỏng và rụng ngay.
Bà Vườn chỉ về phía một quả bưởi khổng lồ. Quả nặng cỡ 5kg, to như chú lợn con, vỏ vàng óng, nhẵn thín, thoảng mùi thơm nhẹ. Vườn bắt đầu bán bưởi từ rằm tháng Tám. Năm nay mưa và nắng nhiều, số lượng bưởi khổng lồ ông bà giữ cho dịp Tết ít hơn mọi năm, chỉ còn khoảng hơn trăm quả.
Bà Vườn hồn hậu mời tôi ăn thử bưởi. Gọt đến đâu, mùi bưởi thơm ngát đến đó. “Đây là giống bưởi vàng vỏ, trắng ruột, giống còn lại là đỏ vỏ, đỏ ruột”, bà Vườn vừa tách bưởi vừa giới thiệu.
Sau lớp cùi trắng mịn, những múi bưởi đẫy đà hiện ra. Tép bưởi Lâm Động có màu vàng ngà, mọng nước, dễ róc vỏ, cầm rất ráo tay. Khi nếm thử, bưởi có độ giòn nhẹ, vị ngọt thuần, không hề có chút ngăm hay the ở cuống họng.
Giải thích vì sao bưởi Lâm Động lại có vị ngon và kích cỡ khủng như vậy, ông Nhi cho biết: “Ngoài do giống, chất đất và nguồn nước nơi đây cũng là yếu tố quan trọng. Nhiều người ở Hải Dương, Thái Bình, Hà Nội đã mua giống bưởi ở vườn nhà tôi, nhưng khi cây cho trái, vị vẫn không được như bưởi trên đất Lâm Động”.
Để mỗi năm cây bưởi ra quả đều, mã đẹp, bà Vườn cho biết, tuy không phải thức khuya dậy sớm, nhưng ngày nào ông bà cũng đều đặn ra vườn. Bưởi Lâm Động ưa phân xanh và đất phải sạch cỏ. Gà, vịt ông bà nuôi ở góc vườn, ngoài để ăn còn tận dụng làm nguồn phân bón cho bưởi.
“Người trồng bưởi như chúng tôi không thèm gì, chỉ thèm rơm rạ”, ông Nhi cười to. “Tôi với bà nhà cứ cho những ôm rơm thật to, bỏ vào chuồng vịt, để chúng giày trong khoảng hơn tháng là bắt đầu lấy ra, vun kín gốc bưởi”.
Theo ông bà, phân hóa học khiến đất bị chai, bưởi sẽ kém ra quả, dễ bị nhạt, khô. Bưởi khổng lồ chất lượng tốt có giá khoảng 200.000 đồng/kg, vì thế có những quả lên đến tiền triệu. Giống bưởi đỏ vỏ, đỏ ruột, dù nhỏ hơn loại vàng vỏ, trắng ruột nhưng giá cũng xấp xỉ, vì khi chín, quả có màu đỏ như gấc rất đẹp mắt, lại khó chăm nên số lượng quả ít.
Sau mỗi vụ bưởi khổng lồ bán Tết, bà Vườn thu về được khoảng hơn trăm triệu. Giá bưởi Lâm Động cao là vậy, nhưng năm nào cũng cháy hàng vì bưởi ngon, mã đẹp, lại không có nhiều.
“Nhiều quả trong vườn đã có khách quen ở trong và ngoài tỉnh đặt để biếu hoặc để trưng trên bàn thờ ngày Tết. Thương lái đến chỉ còn mua được bưởi để ăn”, ông Nhi bảo với tôi.
Ngoài nguồn thu từ quả, việc bán giống bưởi cũng đem lại kinh tế khá. Có khách mua giống, ông Nhi sẽ chiết cành rồi đem giâm. “Ông ấy có tiền từ bán giống, còn tôi, mỗi khi đến mùa hoa bưởi sẽ hái hoa đem ra chợ bán. Chục cân hoa cũng được vài trăm nghìn đồng”, bà Vườn cười vui vẻ.
Trà trong chén nguội dần, bà Vườn tâm sự, giống bưởi Lâm Động đem lại kinh tế cao, nhưng hiện giờ ở đây còn ít nhà giữ được nhiều gốc bưởi. Trước kia, ông bà Vườn có tầm 5 sào vườn bưởi, nhưng hiện nay đã bị thu hẹp mất nửa.
“Tôi và bà nhà cũng bảo nhau cố giữ những gốc bưởi quý, vừa thu quả vừa bán giống cho mọi người. Lại chưa kể quá nửa đời tôi đã gắn bó với cây bưởi. Dịp gần Tết, mọi người kéo về mua quả, người qua kẻ lại chuyện trò rôm rả rất vui”.
Bưởi Lâm Động đơm hoa, kết trái ở vùng đất sông núi điệp trùng, với dòng chảy lịch sử, văn hóa mạnh mẽ qua nhiều đời. Dù cây bưởi đã được nhân giống đem trồng ở nhiều nơi, nhưng chỉ ở Lâm Động, quả bưởi mới ngon, to và đẹp như thế.
“Cây xanh nên lá cũng xanh - Bưởi Bích Động ngọt, rau xanh Thủy Đường”, là câu ca dao dân gian về sản vật vùng đất Thủy Nguyên. Ngoài nổi tiếng với bưởi Lâm Động, cau Cao Nhân, bánh chưng Thủy Đường, Thủy Nguyên cũng là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa với điệu hát đúm, di tích Bạch Đằng Giang...