Buổi sáng trên chợ nổi nhộn nhịp bậc nhất miền Tây

Võ Xuân Trường

Well-known member
Buổi sáng trên chợ nổi nhộn nhịp bậc nhất miền Tây

CẦN THƠ - Khách du lịch thường mách nhau rằng đã tới xứ Tây Đô mà chưa tham quan chợ nổi cái Răng, dường như chuyến đi chưa thực sự trọn vẹn
Tên gọi Cái Răng đã có từ lâu nhưng chưa có câu chuyện nào giải thích ngọn nguồn, dù có nhiều dị bản của truyền thuyết gắn với vùng đất này. Dù vậy, các phiên bản khác nhau về gốc tích tên gọi Cái Răng đều xoay quanh chuyện người dân địa phương chiến đấu với một con cá sấu hung dữ to lớn. Xác con quái thú trôi dạt nhiều nơi, tạo nên những cái tên như cái đầu dạt vào thành rạch Đầu Sấu, phần da dạt vào rạch gọi là Cái Da, phần răng trôi vào gọi là Cái Răng.
Hay trong cuốn “Tự vị tiếng nói miền Nam”, nhà văn Vương Hồng Sển đưa ra quan điểm: Cái Răng có nguồn gốc từ chữ Khmer "karan" nghĩa là "cà ràng" (cái bếp lò nặn bằng đất, ông táo). Người Khmer làm rất nhiều karan đi bán khắp nơi. Lâu dần, mọi người phát âm karan thành Cái Răng.
Ðến nay, cùng với chợ nổi Cái Bè (Tiền Giang), chợ nổi Cái Răng lâu nay được du khách trong và ngoài nước biết đến là một trong hai chợ trên sông nổi tiếng nhất miền Tây Nam Bộ.
Khung cảnh chợ nổi Cái Răng vào buổi sáng.
Khung cảnh chợ nổi Cái Răng vào buổi sáng.

Chị Ân, hướng dẫn viên du lịch địa phương, chia sẻ chợ Cái Răng mở cửa từ rất sớm, thường vào 5 giờ sáng. Khi mặt trời mới ló rạng, lúc này hàng trăm chiếc ghe, bè đã tụ tập, nối đuôi nhau trên dòng sông Hậu. Trên mỗi chiếc ghe đều mang theo những thứ đặc trưng của vùng miền gồm như trái cây, đặc sản…
Trên ghé bán gì thường sẽ treo mẫu sản phẩm lên trên cao để khách hàng biết mà mua
Trên ghe bán gì thường chủ ghe sẽ treo mẫu sản phẩm lên trên cao để khách hàng biết.
Trên mỗi chiếc ghe, tiểu thương thường sẽ treo một mẫu sản phẩm lên cột cao. Cây sào này còn được gọi là cây bẹo, theo tiếng địa phương. Người mua chỉ cần nhìn là thấy ngay thuyền, ghe nào đang bán loại trái cây, đặc sản miệt vườn nào.
Người dân sinh hoạt, buôn bán tại chợ nổi Cái Răng. Ảnh: Phong Linh
Người dân sinh hoạt, buôn bán tại chợ nổi Cái Răng. Ảnh: Phong Linh
Người ta vẫn thường nói, chợ là nơi thể hiện rõ nhất văn hoá bản địa. Cái Răng không chỉ là nơi buôn bán sầm uất mà còn là nơi giao lưu văn hoá. Tại đây, du khách có thể cảm nhận rõ nét văn hoá của vùng đất Tây Đô nói riêng và văn hoá miền Tây nói chung.
1 bán hủ tiếu ở chợ nổi Cái Răng.
Hủ tiếu là một trong những đặc sản dân dã phổ biến ở chợ nổi Cái Răng.
Khi dạo quanh trên chợ nổi, du khách nghe thấy tiếng cười đùa, tiếng mời chào nồng nhiệt của người bán, lời trả giá của người mua; thưởng thức cả tiếng đờn ca tài tử vang lên từ một góc chợ, hay tiếng hát của người miền Tây trên chiếc ghe bán hàng.
 
Bên trên