Nguyễn Mai
Well-known member
Buồn của nhân viên Apple: Công ty không sa thải hàng loạt nhưng tiền thưởng bị giữ lại, đi công tác cũng khó, chỉ 1 chút lỗi là có thể bị đuổi
Mang tiếng làm cho bigtech duy nhất không sa thải hàng loạt nhưng nhân viên Apple đang chịu khổ đủ đường.
Tờ Bloomberg đưa tin, Apple đang sử dụng mọi biện pháp có thể để cắt giảm chi phí nhằm tránh phải thực hiện bước đường cùng là sa thải nhân viên toàn thời gian.
Dĩ nhiên, trên thực tế, Apple là công ty có lợi nhuận nhiều hơn bất kỳ công ty công nghệ nào khác, họ bỏ túi 30 tỷ USD trong chỉ riêng quý trước. Ngoài ra, Apple vẫn đang ngồi trên đống tièn mặt 165 tỷ USD.
Ngoài những yếu tố này, Apple cũng có một vài lợi thế mang tính thời điểm: Cổ phiếu công ty này đã tăng 20% trong năm nay. Và chỉ 3 tháng nữa, các nhà quản lý dự định sẽ cho ra đời thiết bị thực tế ảo mới và hệ điều hành mới, một nền tảng mà công ty hy vọng sẽ thiết lập cho một kỷ nguyên hậu iPhone.
Tất cả những điều đó có nghĩa là việc Apple sa thải nhân viên sẽ gây nguy hiểm cho nhuệ khí của nhân viên và sự nhận thức của công chúng về công ty so với những đợt sa thải nhân viên thời gian gần đây của Meta, Amazon, Microsoft và Alphabet.
Cần phải hiểu rằng, những lãnh đạo hàng đầu của công ty đều là những bộ óc chiến thuật đại tài trong ngành công nghiệp. Thực hiện sa thải hàng loạt sẽ chẳng khác nào nói rằng họ đã thực hiện chiến thuật sai lầm hay nền kinh tế toàn cầu đang trong giai đoạn tồi tệ hơn so với mức mọi người nghĩ. Dù sao, điều đó cũng chỉ tạo ra những sự "gợn sóng" trên khắp các nền kinh tế và ngành công nghiệp khác.
Trái lại, tờ Bloomberg cho rằng không nghĩ có bất kỳ ai ngạc nhiên về diễn biến tại các công ty đối thủ của Apple. Hầu hết những công ty này đều tuyển dụng nhiều trong suốt thời gian đại dịch - điều mà Apple phần lớn không làm. Meta đã mở rộng sang vũ trụ ảo, đốt hàng tỷ USD vào một tầm nhìn mà họ vẫn chưa hề được hái trái ngọt. Amazon, Microsoft và Google cũng giống vậy, họ lao vào những thị trường không chắc chắn và rời xa sức mạnh cốt lõi của mình.
Công bằng mà nói, cũng còn những yếu tố khác là nằm ngoài tầm kiểm soát của những công ty này. Như lãi suất cao, biến động tiền tệ và xung đột Ukraine.
Apple dĩ nhiên cũng không tránh bị ảnh hưởng. Doanh thu của họ đã giảm 5% trong quý trước và họ dự kiến sẽ tiếp tục giảm thêm tỷ lệ tương tự trong giai đoạn này. Tuy nhiên, Apple có vị thế tốt hơn để đối phó với sự sụt giảm.
Điều đó để nói rằng, công ty vẫn đang phải vật lộn với việc duy trì chi phí và khiến hoạt động hiệu quả hơn. Điểm khác biệt là, quy trình "thắt lưng buộc bụng" vốn được Apple thực hiện từ mùa hè năm ngoái, sớm hơn rất nhiều so với những nỗ lực tương tự mà nhiều công ty khác thực hiện.
Dưới đây là những việc Apple làm để tránh sa thải hàng loạt:
- Công ty này đã hoãn trả thưởng cho nhân viên. Đây vốn là khoản tiền thưởng cố định được nhận 2 lần 1 năm. Hiện tại, nhân viên sẽ nhận được toàn bộ tiền thưởng vào tháng 10. Dĩ nhiên khoản tiền thưởng này đã được ghi nhận vào sổ sách, nhưng việc hoãn chi thưởng có thể giúp Apple giữ số tiền mặt đó lâu hơn một chút.
- Một vài dự án, gồm cả những dịch vụ mới như HomePod có màn hình cũng đã bị lùi lại cho tới ít nhất là năm sau. Điều này cho phép Apple phân bổ ngân sách nghiên cứu và phát triển cho những dự án trọng điểm hơn.
- Công ty cũng kiểm soát ngân sách trên loạt bộ phận và hiện yêu cầu các Phó chủ tịch cấp cao phải phê duyệt nhiều hạng mục hơn.
- Apple cũng hoàn toàn ngưng tuyển mới ở một vài bộ phận và tuyển dụng giới hạn với các bộ phận khác.
- Khi một vài người rời khỏi vị trí, Apple sẽ thường bỏ trống vị trí đó thay vì tìm người thay thế như trước.
- Trong một vài trường hợp, Apple cũng giới hạn việc nhân viên - cả trong bộ phận điều hành và bán lẻ - chuyển sang bộ phận hoặc cửa hàng khác - một quy trình nếu thực hiện sẽ tốn chi phí.
- Năm ngoái, Apple sa thải nhiều nhân viên hợp đồng.
- Chi phí công tác cũng giảm đáng kể và các chuyến công tác hiện cần có sự chấp thuật từ những lãnh đạo cấp cao. Với một vài bộ phận, vấn đề đi công tác bị tạm ngưng hoàn toàn trừ những lý do quan trọng liên quan tới kinh doanh.
- Các nhà quản lý trở nên đặc biệt nghiêm khắc về sự vắng mặt ở văn phòng của nhân viên. Một vài người tin rằng đây là lời cảnh cáo về việc công ty sẽ sa thải những nhân viên không thực hiện được yêu cầu.
- Trong mảng bán lẻ, Apple cũng chú trọng hơn về việc xuất hiện tại nơi làm việc và giờ làm việc. Trong một vài trường hợp, nhân viên sợ họ có thể bị sả thải nếu không đạt được số lượng giờ làm việc đảm bảo. Một vài nhân viên cũng tin rằng Apple đang áp dụng những chính sách ngặt nghèo hơn để buộc nhân viên tự nghỉ, tiết kiệm tiền cho công ty.
- Các nhân viên ở mảng bán lẻ cũng nói rằng trong một số trường hợp, nếu mọi người xin nghỉ ốm hoặc vắn mặt vì những lý do khác nhau, Apple không thay thế nhân viên bù vào số giờ làm việc đó. Công ty cũng loại bỏ “thời gian nghỉ ốm đặc biệt” áp dụng trong giai đoạn Covid, yêu cầu nhân viên sử dụng số ngày nghỉ ốm như bình thường hoặc chấp nhận nghỉ không lương.
- Apple không phải lúc nào cũng thay thế nhân viên khi họ nghỉ việc. Số trường hợp nhân viên bị sa thải vì những lý do theo đúng tiêu chuẩn chứ không phải sa thải hàng loạt ngày một nhiều.
Một vài bước đi kể trên đã khiến những nhân viên tại Apple buồn nhưng họ hiểu rằng như vậy vẫn là nhẹ nhàng hơn rất nhiều so với những gì các công ty khác thực hiện. Tổng cộng, những đối thủ hàng đầu của Apple đã sa thải hơn 50.000 người trong những tháng gần đây. Con số này thương đương với gần 1 nửa lực lượng lao động trong mảng điều hành của Apple hiện nay.
Hơn nữa, những bước đi của Apple đã có hiệu quả: Chi phí điều hành của Apple trong quý cuối cùng của năm ngoái ở mức thấp hơn so với dự đoán. Họ cũng dự đoán tốc độ tăng trưởng của chi phí chậm đáng kể trong giai đoạn hiện tại so với 1 năm trước.
Tuy nhiên, không gì là không thể. Tính tới thời điểm này, có thể Apple sẽ không sa thải hàng loạt nhưng như những gì chúng ta đã chứng kiến trong 3 năm qua, thế giới đang trở nên khó dự đoán chưa từng có. Bản thân Tim Cook cũng nói rằng sa thải sẽ là "bước đường cùng" mà Apple thực hiện.
Mang tiếng làm cho bigtech duy nhất không sa thải hàng loạt nhưng nhân viên Apple đang chịu khổ đủ đường.
Tờ Bloomberg đưa tin, Apple đang sử dụng mọi biện pháp có thể để cắt giảm chi phí nhằm tránh phải thực hiện bước đường cùng là sa thải nhân viên toàn thời gian.
Dĩ nhiên, trên thực tế, Apple là công ty có lợi nhuận nhiều hơn bất kỳ công ty công nghệ nào khác, họ bỏ túi 30 tỷ USD trong chỉ riêng quý trước. Ngoài ra, Apple vẫn đang ngồi trên đống tièn mặt 165 tỷ USD.
Ngoài những yếu tố này, Apple cũng có một vài lợi thế mang tính thời điểm: Cổ phiếu công ty này đã tăng 20% trong năm nay. Và chỉ 3 tháng nữa, các nhà quản lý dự định sẽ cho ra đời thiết bị thực tế ảo mới và hệ điều hành mới, một nền tảng mà công ty hy vọng sẽ thiết lập cho một kỷ nguyên hậu iPhone.
Tất cả những điều đó có nghĩa là việc Apple sa thải nhân viên sẽ gây nguy hiểm cho nhuệ khí của nhân viên và sự nhận thức của công chúng về công ty so với những đợt sa thải nhân viên thời gian gần đây của Meta, Amazon, Microsoft và Alphabet.
Cần phải hiểu rằng, những lãnh đạo hàng đầu của công ty đều là những bộ óc chiến thuật đại tài trong ngành công nghiệp. Thực hiện sa thải hàng loạt sẽ chẳng khác nào nói rằng họ đã thực hiện chiến thuật sai lầm hay nền kinh tế toàn cầu đang trong giai đoạn tồi tệ hơn so với mức mọi người nghĩ. Dù sao, điều đó cũng chỉ tạo ra những sự "gợn sóng" trên khắp các nền kinh tế và ngành công nghiệp khác.
Trái lại, tờ Bloomberg cho rằng không nghĩ có bất kỳ ai ngạc nhiên về diễn biến tại các công ty đối thủ của Apple. Hầu hết những công ty này đều tuyển dụng nhiều trong suốt thời gian đại dịch - điều mà Apple phần lớn không làm. Meta đã mở rộng sang vũ trụ ảo, đốt hàng tỷ USD vào một tầm nhìn mà họ vẫn chưa hề được hái trái ngọt. Amazon, Microsoft và Google cũng giống vậy, họ lao vào những thị trường không chắc chắn và rời xa sức mạnh cốt lõi của mình.
Công bằng mà nói, cũng còn những yếu tố khác là nằm ngoài tầm kiểm soát của những công ty này. Như lãi suất cao, biến động tiền tệ và xung đột Ukraine.
Apple dĩ nhiên cũng không tránh bị ảnh hưởng. Doanh thu của họ đã giảm 5% trong quý trước và họ dự kiến sẽ tiếp tục giảm thêm tỷ lệ tương tự trong giai đoạn này. Tuy nhiên, Apple có vị thế tốt hơn để đối phó với sự sụt giảm.
Điều đó để nói rằng, công ty vẫn đang phải vật lộn với việc duy trì chi phí và khiến hoạt động hiệu quả hơn. Điểm khác biệt là, quy trình "thắt lưng buộc bụng" vốn được Apple thực hiện từ mùa hè năm ngoái, sớm hơn rất nhiều so với những nỗ lực tương tự mà nhiều công ty khác thực hiện.
Dưới đây là những việc Apple làm để tránh sa thải hàng loạt:
- Công ty này đã hoãn trả thưởng cho nhân viên. Đây vốn là khoản tiền thưởng cố định được nhận 2 lần 1 năm. Hiện tại, nhân viên sẽ nhận được toàn bộ tiền thưởng vào tháng 10. Dĩ nhiên khoản tiền thưởng này đã được ghi nhận vào sổ sách, nhưng việc hoãn chi thưởng có thể giúp Apple giữ số tiền mặt đó lâu hơn một chút.
- Một vài dự án, gồm cả những dịch vụ mới như HomePod có màn hình cũng đã bị lùi lại cho tới ít nhất là năm sau. Điều này cho phép Apple phân bổ ngân sách nghiên cứu và phát triển cho những dự án trọng điểm hơn.
- Công ty cũng kiểm soát ngân sách trên loạt bộ phận và hiện yêu cầu các Phó chủ tịch cấp cao phải phê duyệt nhiều hạng mục hơn.
- Apple cũng hoàn toàn ngưng tuyển mới ở một vài bộ phận và tuyển dụng giới hạn với các bộ phận khác.
- Khi một vài người rời khỏi vị trí, Apple sẽ thường bỏ trống vị trí đó thay vì tìm người thay thế như trước.
- Trong một vài trường hợp, Apple cũng giới hạn việc nhân viên - cả trong bộ phận điều hành và bán lẻ - chuyển sang bộ phận hoặc cửa hàng khác - một quy trình nếu thực hiện sẽ tốn chi phí.
- Năm ngoái, Apple sa thải nhiều nhân viên hợp đồng.
- Chi phí công tác cũng giảm đáng kể và các chuyến công tác hiện cần có sự chấp thuật từ những lãnh đạo cấp cao. Với một vài bộ phận, vấn đề đi công tác bị tạm ngưng hoàn toàn trừ những lý do quan trọng liên quan tới kinh doanh.
- Các nhà quản lý trở nên đặc biệt nghiêm khắc về sự vắng mặt ở văn phòng của nhân viên. Một vài người tin rằng đây là lời cảnh cáo về việc công ty sẽ sa thải những nhân viên không thực hiện được yêu cầu.
- Trong mảng bán lẻ, Apple cũng chú trọng hơn về việc xuất hiện tại nơi làm việc và giờ làm việc. Trong một vài trường hợp, nhân viên sợ họ có thể bị sả thải nếu không đạt được số lượng giờ làm việc đảm bảo. Một vài nhân viên cũng tin rằng Apple đang áp dụng những chính sách ngặt nghèo hơn để buộc nhân viên tự nghỉ, tiết kiệm tiền cho công ty.
- Các nhân viên ở mảng bán lẻ cũng nói rằng trong một số trường hợp, nếu mọi người xin nghỉ ốm hoặc vắn mặt vì những lý do khác nhau, Apple không thay thế nhân viên bù vào số giờ làm việc đó. Công ty cũng loại bỏ “thời gian nghỉ ốm đặc biệt” áp dụng trong giai đoạn Covid, yêu cầu nhân viên sử dụng số ngày nghỉ ốm như bình thường hoặc chấp nhận nghỉ không lương.
- Apple không phải lúc nào cũng thay thế nhân viên khi họ nghỉ việc. Số trường hợp nhân viên bị sa thải vì những lý do theo đúng tiêu chuẩn chứ không phải sa thải hàng loạt ngày một nhiều.
Một vài bước đi kể trên đã khiến những nhân viên tại Apple buồn nhưng họ hiểu rằng như vậy vẫn là nhẹ nhàng hơn rất nhiều so với những gì các công ty khác thực hiện. Tổng cộng, những đối thủ hàng đầu của Apple đã sa thải hơn 50.000 người trong những tháng gần đây. Con số này thương đương với gần 1 nửa lực lượng lao động trong mảng điều hành của Apple hiện nay.
Hơn nữa, những bước đi của Apple đã có hiệu quả: Chi phí điều hành của Apple trong quý cuối cùng của năm ngoái ở mức thấp hơn so với dự đoán. Họ cũng dự đoán tốc độ tăng trưởng của chi phí chậm đáng kể trong giai đoạn hiện tại so với 1 năm trước.
Tuy nhiên, không gì là không thể. Tính tới thời điểm này, có thể Apple sẽ không sa thải hàng loạt nhưng như những gì chúng ta đã chứng kiến trong 3 năm qua, thế giới đang trở nên khó dự đoán chưa từng có. Bản thân Tim Cook cũng nói rằng sa thải sẽ là "bước đường cùng" mà Apple thực hiện.