Các bước phân tích đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh chi tiết

Thảo Vân

Well-known member
Phân tích đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh cũng giống như một bản báo cáo do thám dành cho doanh nghiệp của bạn. Đây là một công cụ vô cùng quan trọng dành cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp mới bắt đâug kinh doanh. Vậy làm thế nào để phân tích đối thủ cạnh tranh. Hãy theo dõi bài viết sau đây của Minasoft nhé.
Bước 1: Tìm kiếm và lập danh sách các đối thủ cạnh tranh
Để tìm ra và xác định đúng các đối thủ cạnh tranh của mình để đưa vào danh sách phân tích. Google chính là công cụ hữu ích hỗ trợ bạn tìm kiếm thông tin. Tiếp theo chính là các trang thương mại điện tử nổi tiếng nếu như đây chính là nơi phân phối sản phẩm của bạn,...



Sau đó, bạn cần đặt ra cho mình một bộ tiêu chí để có thể lựa chọn các đối thủ cạnh tranh một cách chính xác hơn:

  • Tương đồng về loại sản phẩm, dịch vụ
  • Tương đồng về mô hình kinh doanh
  • Tương đồng về đối tượng khách hàng, phân khúc giá cả
  • Tương đồng về thời gian tham gia thị trường
Bước 2: Phân loại đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp là khi hai bên cung cấp các sản phẩm và dịch vụ giống nhau, nhằm vào cùng một thị trường và khách hàng mục tiêu, có cùng mục đích về lợi nhuận và tăng trưởng thị phần. Nói đơn giản, các đối thủ cạnh tranh trực tiếp nhắm đến cùng một đối tượng như bạn, bán các sản phẩm giống như bạn và thực hiện mô hình phân phối tương tự bạn.

Đối thủ cạnh tranh gián tiếp
Đối thủ cạnh tranh gián tiếp là một công ty cung cấp các sản phẩm và dịch vụ giống như công ty của bạn, nhưng lại khác về nhóm khách hàng mục tiêu.

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Đây là những công ty có thể bán sản phẩm cho cùng một đối tượng giống bạn, nhưng không bán cùng một loại sản phẩm với bạn hoặc trực tiếp cạnh tranh với bạn dưới bất kỳ hình thức nào. Họ có thể là đối tác tiềm năng hoặc đối thủ cạnh tranh trong tương lai nếu họ thay đổi mô hình kinh doanh.

Sau khi đã phân loại các đối thủ cạnh tranh mà bạn muốn, điều quan trọng là phải thu thập đủ dữ liệu để có thể phân tích những đối thủ đó. Đây là bước tiếp theo của công việc.

Bước 3: Thu thập thông tin
Để có thể thu thập các thông tin của đối thủ cạnh tranh một cách đầy đủ và chính xác nhất, những người làm phân tích nên tự đặt ra những câu hỏi như sau:

Về sản phẩm
  • Sản phẩm của họ có giống sản phẩm của bạn không?
  • Phân khúc giá sản phẩm của họ ra sao?
  • Sản phẩm của họ có điểm bán hàng độc đáo (USP) nào hơn sản phẩm của bạn không?
  • Họ đang sử dụng những từ khóa nào để mô tả sản phẩm của họ?
Về thương hiệu
  • Thương hiệu của họ có cùng khách hàng mục tiêu giống bạn không?
  • Đâu là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với bạn?
  • Lượt tìm kiếm, thảo luận của họ trên Google ra sao?
Về Marketing
  • Họ sử dụng những kênh nào để quảng bá cho sản phẩm?
  • Họ có sử dụng trên mạng xã hội không? Nếu có, thì cách thức triển khai nội dung, số lượng người theo dõi, và mức độ tương tác như thế nào?
  • Ngoài mạng xã hội, họ còn các kênh nào khác trong việc marketing không? Các kênh đó được triển khai như thế nào?
  • Họ đang chạy những chiến dịch truyền thông nào? (cả online lẫn offline) Những kiểu nội dung họ đang sử dụng là gì? Bạn có thể học hỏi được gì từ những nội dung đó không?
  • Phong cách chính trong các dạng nội dung của họ là gì?
Về công nghệ
  • Trang web của họ được xây dựng trên nền tảng nào?
  • Tốc độ trang web của họ như thế nào?
  • Những trang web nào khác đang liên kết trở lại trang web của đối thủ cạnh tranh của bạn nhưng không liên kết với bạn?
Về khách hàng
  • Khách hàng có tương tác với họ không?
  • Loại nội dung nào thường nhận được phản hồi tốt từ khách hàng?
  • Họ đang sử dụng nền tảng nào để tương tác?
Bước 4: Lập bảng phân tích
Khi đã có đủ thông tin và dữ liệu về đối thủ cạnh. Bạn hãy sắp xếp những dữ liệu vào cùng một bảng phân tích các đối thủ cạnh tranh.

Trong các bảng phân tích này, các thông tin về đối thường được phân nhóm theo các tiêu chí khác nhau, tùy theo từng kiểu bảng mẫu mà bạn dùng sẽ có sự khác nhau đôi chút,ví dụ như:

  • Giá cả
  • Cung cấp sản phẩm
  • Tương tác trên mạng xã hội
  • Nội dung truyền thông
  • Yêu cầu của khách hàng
  • Những đặc điểm khác cần lưu ý
Bước 5: Ứng dụng các mô hình phân tích đối thủ cạnh tranh
Sau khi lập được bảng phân tích, bạn cần đặt những phân tích đó vào một mô hình phân tích cho phù hợp. Hiện có 5 mô hình phân tích phổ biến đang được sử dụng bởi nhiều nhà quản lý như sau:

SWOT
Đây là một trong những công cụ phổ biến nhất và được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Nó được sử dụng nhằm phân tích điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses), cơ hội (Opportunities) và thách thức (Threats) của bất kỳ dự án hay mô hình kinh doanh nào.



Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter
Theo đó, cường độ cạnh tranh trên thị trường chịu tác động của 5 lực lượng chính. Mô hình sẽ giúp xác định, phân tích năm áp lực lượng cạnh tranh khác nhau đó.

Ma trận hình ảnh cạnh tranh CPM
Ma trận hình ảnh cạnh tranh (Competitive Profile Matrix, viết tắt là CPM) là một mô hình giúp xác định các đối thủ cạnh tranh chính của công ty, cũng như các điểm mạnh và điểm yếu của chính công ty đặt trong sự so sánh với vị thế chiến lược của các đối thủ cạnh tranh.

Mô hình đa giác cạnh tranh
Đây là mô hình gồm nhiều yếu tố cạnh tranh dưới đồ thị dạng đa giác, nhằm mô tả khả năng của một doanh nghiệp trong mối quan hệ với một hoặc nhiều đối thủ.

Phân tích nhóm chiến lược
Phân tích nhóm chiến lược là một khung phân tích cạnh tranh cho phép bạn phân tích các doanh nghiệp đối thủ theo từng cụm dựa trên sự tương đồng của chiến lược.

Bước 6: Lập bảng báo cáo
Sau khi thu thập toàn bộ các thông tin cần thiết và phân loại, đánh giá chúng trong các mô hình, bảng phân tích, bước cuối cùng chính là lập một bảng báo cáo hoàn chỉnh, cả về nội dung lẫn hình thức.

Một bản báo cáo tốt về đối thủ cạnh tranh không chỉ giúp công ty của bạn đưa ra được những chiến lược marketing, kinh doanh hiệu quả, mà còn củng cố chỗ đứng của doanh nghiệp trên thị trường và mở rộng thị phần kinh doanh.

Lời kết
Đây là các bước cơ bảng để bạn có thể thực hiện phân tích đối thủ cạnh tranh. Trước khi bắt đầu kinh doanh đừng bỏ lỡ những bước cực kì quan trọng để có thể tích lũy những kinh nghiệm dành cho doanh nghiệp của mình. Hãy theo dõi minasoft.vn để biết thêm nhiều điều thú vị về Marketing bạn nhé.

🌟🌟 MINARA– GIẢI PHÁP MARKETING HÀNG ĐẦU CHO DOANH NGHIỆP
🏩 Địa chỉ:
HCM: 182 Trần Bình Trọng, Phường 3, Quận 5, Hồ Chí Minh City
BÌNH DƯƠNG: 27 Đường số 16. Trung Tâm Hành Chính Dĩ An, Bình Dương.

☎ Hotline: 09.7777.1060
📩 Email: info@minara.vn
💻 Website: https://www.minara.vn
🔖 Facebook

Liên lạc ngay với chúng tôi hoặc để lại thông tin của bạn. Bộ phận tư vấn của MINARA sẽ liên lạc lại ngay để giải đáp mọi thắc mắc!
 
Bên trên