Hồ Thị Thanh Trà
Well-known member
Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông hội tụ các giá trị về địa chất địa mạo, khảo cổ, văn hóa và đa dạng sinh học.
Công viên địa chất Đắk Nông được công nhận là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO từ năm 2020. Với diện tích 4.760 km2, công viên nằm ở phía Tây Nam của vùng Tây Nguyên, đoạn cuối dãy Trường Sơn với ranh giới trải dài trên 5 huyện và một thành phố gồm huyện Krông Nô, Cư Jút, Đắk Mil, Đắk Song, Đắk G'Long và thành phố Gia Nghĩa. Tại đây có tới 65 điểm di sản địa chất, địa mạo, bao gồm hệ thống gần 50 hang động với tổng chiều dài hơn 10.000 m, các miệng núi lửa, thác nước...
Địa chất, địa mạo
Điểm đặc biệt trong khu vực Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông là hệ thống hang động trong đá bazan, phân bố ở khu vực D'ray Sáp - Chư R'Luh, được phát hiện từ năm 2007. Hệ thống hang động núi lửa này đã được Hiệp Hội Hang động Núi lửa Nhật Bản xác lập kỷ lục Đông Nam Á về cả quy mô, độ dài và tính độc đáo. Trong các hang động còn ẩn chứa nhiều điều bí mật về cơ chế thành tạo, các tổ hợp khoáng vật, đa dạng sinh học và di chỉ khảo cổ...
Dãy núi lửa Nâm Kar. Ảnh: Trần An
Trong khu vực công viên địa chất còn có các di sản địa chất kiểu cổ sinh như các hóa thạch cúc đá, các khuôn cây trong đá bazan; có các dãy núi cao phân bậc địa hình, các hồ nước tự nhiên như hồ Ea Snô, hồ Trúc, hồ Tây, các miệng núi lửa như Nâm Blang, Nâm Kar, Băng Mo và hệ thống các thác nước đẹp, hùng vĩ như thác Gia Long, thác Băng Rup, D'ray Sáp.
Khảo cổ
Các phát hiện về di chỉ khảo cổ người tiền sử sinh sống trong khu vực hang động núi lửa của công viên địa chất đã thu hút sự chú ý của rất nhiều nhà nghiên cứu, du khách trong và ngoài nước. Kết quả nghiên cứu bước đầu cùng với việc thu thập các di vật khảo cổ có mật độ khá dày đặc, ghi nhận đây là dấu tích văn hóa của cư dân Hậu kỳ Đá mới và Sơ kỳ Kim khí, có niên đại từ 6.000 đến 3.000 năm cách ngày nay. Các di vật khảo cổ được phát hiện bao gồm đồ đá, đá nguyên liệu và các công cụ đá hình đĩa, rìu ngắn, công cụ mảnh tước, phiến tước, hòn ghè, hòn kê, hòn mài...
Về đồ gốm thì có rất nhiều loại vật dụng, với độ dày, mỏng khác nhau được làm từ đất sét pha cát. Hoa văn trên các mảnh gốm khá sắc nét và đa dạng như chấm gạch, gạch vải, văn thừng... Ngoài ra còn có xương động vật, các mảnh xương ống của động vật và có cả xương người tiền sử.
Văn hóa
Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông còn là khu vực có bề dày văn hóa, lịch sử, với những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể như: không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO ghi danh tại danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; di tích cấp quốc gia đặc biệt Đường mòn Hồ Chí Minh và 5 di tích cấp quốc gia khác.
Công viên địa chất Đắk Nông còn là nơi giúp du khách trải nghiệm đời sống tinh thần đa dạng, phong phú của phần lớn dân tộc trên địa bàn tỉnh, thể hiện rõ nét qua các tín ngưỡng dân gian, các nghi lễ, lễ hội, ngữ văn dân gian, nghệ thuật diễn xướng, các trò chơi dân gian.
Đa dạng sinh học
Khu Bảo tồn thiên nhiên Nâm Nung, Vườn quốc gia Tà Đùng, rừng đặc dụng - cảnh quan Đray Sáp và một phần phía nam của Vườn quốc gia Yok Đôn (xã Ea Pô, huyện Cư Jút) là những nơi lưu giữa các giá trị đặc trưng về đa dạng sinh học của khu vực Công viên địa chất Đắk Nông.
Hệ thống động thực vật trong Công viên địa chất rất phong phú với nhiều giống, loài quý hiếm, có tên trong sách đỏ Việt Nam và thế giới như: voi, hổ, bò rừng và nhiều loài linh trưởng... Đây là tiềm năng lớn để công viên địa chất phát triển các mô hình du lịch sinh thái, thám hiểm, nghiên cứu về đa dạng sinh học...thu hút các nhà khoa học cũng như du khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghiên cứu.
Cảnh đẹp hoang sơ, hùng vĩ của thác Liêng Nung. Ảnh: Thế Bảo
Với việc phát triển Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông, tỉnh Đăk Nông đã từng bước thúc đẩy phát triển ngành du lịch - dịch vụ, song song với định hướng phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản. Đặc biệt, với định hướng trở thành "Xứ sở của những âm điệu", Công viên địa chất Đắk Nông đã thiết kế ba tuyến du lịch mang đậm chất nhạc (Trường ca của Lửa và Nước, Bản giao hưởng của Làn gió mới, Âm thanh từ Trái đất) nhằm kết nối, làm tăng giá trị các điểm di sản và tạo ra nhiều trải nghiệm mới lạ cho du khách trên hành trình khám phá công viên.
Công viên địa chất Đắk Nông được công nhận là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO từ năm 2020. Với diện tích 4.760 km2, công viên nằm ở phía Tây Nam của vùng Tây Nguyên, đoạn cuối dãy Trường Sơn với ranh giới trải dài trên 5 huyện và một thành phố gồm huyện Krông Nô, Cư Jút, Đắk Mil, Đắk Song, Đắk G'Long và thành phố Gia Nghĩa. Tại đây có tới 65 điểm di sản địa chất, địa mạo, bao gồm hệ thống gần 50 hang động với tổng chiều dài hơn 10.000 m, các miệng núi lửa, thác nước...
Địa chất, địa mạo
Điểm đặc biệt trong khu vực Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông là hệ thống hang động trong đá bazan, phân bố ở khu vực D'ray Sáp - Chư R'Luh, được phát hiện từ năm 2007. Hệ thống hang động núi lửa này đã được Hiệp Hội Hang động Núi lửa Nhật Bản xác lập kỷ lục Đông Nam Á về cả quy mô, độ dài và tính độc đáo. Trong các hang động còn ẩn chứa nhiều điều bí mật về cơ chế thành tạo, các tổ hợp khoáng vật, đa dạng sinh học và di chỉ khảo cổ...

Dãy núi lửa Nâm Kar. Ảnh: Trần An
Trong khu vực công viên địa chất còn có các di sản địa chất kiểu cổ sinh như các hóa thạch cúc đá, các khuôn cây trong đá bazan; có các dãy núi cao phân bậc địa hình, các hồ nước tự nhiên như hồ Ea Snô, hồ Trúc, hồ Tây, các miệng núi lửa như Nâm Blang, Nâm Kar, Băng Mo và hệ thống các thác nước đẹp, hùng vĩ như thác Gia Long, thác Băng Rup, D'ray Sáp.
Khảo cổ
Các phát hiện về di chỉ khảo cổ người tiền sử sinh sống trong khu vực hang động núi lửa của công viên địa chất đã thu hút sự chú ý của rất nhiều nhà nghiên cứu, du khách trong và ngoài nước. Kết quả nghiên cứu bước đầu cùng với việc thu thập các di vật khảo cổ có mật độ khá dày đặc, ghi nhận đây là dấu tích văn hóa của cư dân Hậu kỳ Đá mới và Sơ kỳ Kim khí, có niên đại từ 6.000 đến 3.000 năm cách ngày nay. Các di vật khảo cổ được phát hiện bao gồm đồ đá, đá nguyên liệu và các công cụ đá hình đĩa, rìu ngắn, công cụ mảnh tước, phiến tước, hòn ghè, hòn kê, hòn mài...
Về đồ gốm thì có rất nhiều loại vật dụng, với độ dày, mỏng khác nhau được làm từ đất sét pha cát. Hoa văn trên các mảnh gốm khá sắc nét và đa dạng như chấm gạch, gạch vải, văn thừng... Ngoài ra còn có xương động vật, các mảnh xương ống của động vật và có cả xương người tiền sử.
Văn hóa
Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông còn là khu vực có bề dày văn hóa, lịch sử, với những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể như: không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO ghi danh tại danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; di tích cấp quốc gia đặc biệt Đường mòn Hồ Chí Minh và 5 di tích cấp quốc gia khác.
Công viên địa chất Đắk Nông còn là nơi giúp du khách trải nghiệm đời sống tinh thần đa dạng, phong phú của phần lớn dân tộc trên địa bàn tỉnh, thể hiện rõ nét qua các tín ngưỡng dân gian, các nghi lễ, lễ hội, ngữ văn dân gian, nghệ thuật diễn xướng, các trò chơi dân gian.
Đa dạng sinh học
Khu Bảo tồn thiên nhiên Nâm Nung, Vườn quốc gia Tà Đùng, rừng đặc dụng - cảnh quan Đray Sáp và một phần phía nam của Vườn quốc gia Yok Đôn (xã Ea Pô, huyện Cư Jút) là những nơi lưu giữa các giá trị đặc trưng về đa dạng sinh học của khu vực Công viên địa chất Đắk Nông.
Hệ thống động thực vật trong Công viên địa chất rất phong phú với nhiều giống, loài quý hiếm, có tên trong sách đỏ Việt Nam và thế giới như: voi, hổ, bò rừng và nhiều loài linh trưởng... Đây là tiềm năng lớn để công viên địa chất phát triển các mô hình du lịch sinh thái, thám hiểm, nghiên cứu về đa dạng sinh học...thu hút các nhà khoa học cũng như du khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghiên cứu.

Cảnh đẹp hoang sơ, hùng vĩ của thác Liêng Nung. Ảnh: Thế Bảo
Với việc phát triển Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông, tỉnh Đăk Nông đã từng bước thúc đẩy phát triển ngành du lịch - dịch vụ, song song với định hướng phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản. Đặc biệt, với định hướng trở thành "Xứ sở của những âm điệu", Công viên địa chất Đắk Nông đã thiết kế ba tuyến du lịch mang đậm chất nhạc (Trường ca của Lửa và Nước, Bản giao hưởng của Làn gió mới, Âm thanh từ Trái đất) nhằm kết nối, làm tăng giá trị các điểm di sản và tạo ra nhiều trải nghiệm mới lạ cho du khách trên hành trình khám phá công viên.