LAM SPS BC
Well-known member
Các lưu ý khi lái xe lên dốc đèo núi
Dùng số thấp, tăng tốc ở chân dốc, không vượt ở góc khuất và chèn bánh khi dừng là những việc giúp lái xe lên đèo núi an toàn hơn.
Sử dụng số thấp
Sử dụng các cấp số thấp khi lên dốc đèo là việc làm cần thiết nhằm giúp tăng lực kéo của động cơ, xe di chuyển lên dốc dễ dàng hơn. Với xe số tự động, việc chuyển xuống số thấp sẽ được thực hiện một cách tự động khi đi trên đường đèo dốc, tài xế không cần phải thực hiện gì thêm. Với các xe số sàn, tài xế chỉ cần chuyển về số thấp một cách tuần tự. Dốc càng cao, số càng thấp.
Xem toàn màn hình
Một đoạn đường dốc đèo Gia Bắc, QL28. Ảnh: Tân Phan
Lưu ý khi sử dụng số thấp, máy sẽ "gầm" lớn hơn do vòng tua tăng cao. Với xe cũ, máy yếu, việc leo đèo liên tục với dốc cao, chở nặng có thể khiến động cơ làm việc quá khả năng, gây nóng máy, trượt côn, không thể bò lên dốc. Nếu gặp tình trạng này, tức chiếc xe đang sử dụng không phù hợp, cần quay đầu, lựa chọn phương tiện khác. Có thể theo dõi nhiệt độ của máy qua đồng hồ báo trên màn hình lái.
Tăng tốc khi ở chân dốc và lúc thoát cua
Việc tăng tốc khi bắt đầu vào đường dốc sẽ giúp có "trớn", xe chuyển số mượt mà hơn và không bị gầm, khựng đối với số tự động. Lưu ý không đi quá tốc độ giới hạn cho phép.
Bên cạnh đó, kỹ năng vào khúc cua chuẩn là giảm tốc khi bắt đầu tiến vào khúc cua, để sẵn chân phanh chuẩn bị cho các tình huống nguy hiểm bất ngờ nếu có, và chỉ tăng tốc khi xe đã đi hết một nửa khúc cua, tài xế quan sát rõ được đường phía trước. Nếu đó là khúc cua gấp và dốc, xe số sàn, tài nên về số thấp trước khi bắt đầu đánh lái.
Một số khúc cua gấp được gắn thêm gương cần lồi để tài xế có thể quan sát các phương tiện ở phía trước. Cách sử dụng gương cầu lồi tương tự như các gương trên xe, tức chỉ liếc nhìn để quan sát, không nhìn quá lâu dễ gây mất tập trung. Tài xế có thể "nháy pha" vào gương cầu lồi để các tài xế ở phía bên kia góc cua khuất hiểu là có xe di chuyển ở hướng đối diện.
Chỉ vượt khi có đủ điều kiện an toàn và giữ khoảng cách an toàn
Vượt phương tiện khác trên đường đồi núi có nhiều nguy hiểm hơn bình thường, vì đường hẹp, tầm nhìn khuất và điều kiện thời tiết nhiều sương mù. Do đó, chỉ được vượt xe khác trong những khúc đường thoáng, thẳng, không có xe hướng đối diện. Lưu ý chỉ nên vượt một xe một lần, không vượt một lúc nhiều xe, và không vượt ở góc cua gấp.
Ngoài ra, tài xế nên giữ khoảng cách an toàn nhiều hơn với phương tiện ở phía trước, đặc biệt ở các đường dốc cao. Việc giữ khoảng cách sẽ giúp tài xế có nhiều thời gian để xử lý hơn trong trường hợp xe phía trước bị mất phanh và trôi ngược về sau.
Chèn bánh xe khi dừng xe ngang dốc
Sử dụng phanh tay là đã đủ để khiến xe đứng yên khi dừng ngang dốc, nhưng dùng hòn đá, gạch hoặc khúc cây để chèn bánh là một thói quen tốt giúp tài xế yên tâm và tự tin hơn khi dừng xe ở những con dốc lớn, đặc biệt là khi đường trơn trượt, có băng tuyết.
Ngoài ra, khi dừng hoặc đỗ xe hướng trên dốc, có vệ đường, tài xế nên đánh lái hết về phía bên trái. Nếu xe mất phanh, lăn về phía sau, phần bánh phía trước sẽ bị vệ đường cản lại không cho xe trôi về giữa đường. Nếu đỗ xe hướng xuống dốc, nên đánh lái hết về phía bên phải, nếu mất phanh phần bánh phía trước sẽ lăn vào vệ đường. Cách đỗ xe này giúp hạn chế tối đa việc phương tiện bị mất kiểm soát và trôi ra giữa đường, gây nguy hiểm cho các xe khác.
Dùng số thấp, tăng tốc ở chân dốc, không vượt ở góc khuất và chèn bánh khi dừng là những việc giúp lái xe lên đèo núi an toàn hơn.
Sử dụng số thấp
Sử dụng các cấp số thấp khi lên dốc đèo là việc làm cần thiết nhằm giúp tăng lực kéo của động cơ, xe di chuyển lên dốc dễ dàng hơn. Với xe số tự động, việc chuyển xuống số thấp sẽ được thực hiện một cách tự động khi đi trên đường đèo dốc, tài xế không cần phải thực hiện gì thêm. Với các xe số sàn, tài xế chỉ cần chuyển về số thấp một cách tuần tự. Dốc càng cao, số càng thấp.
Một đoạn đường dốc đèo Gia Bắc, QL28. Ảnh: Tân Phan
Lưu ý khi sử dụng số thấp, máy sẽ "gầm" lớn hơn do vòng tua tăng cao. Với xe cũ, máy yếu, việc leo đèo liên tục với dốc cao, chở nặng có thể khiến động cơ làm việc quá khả năng, gây nóng máy, trượt côn, không thể bò lên dốc. Nếu gặp tình trạng này, tức chiếc xe đang sử dụng không phù hợp, cần quay đầu, lựa chọn phương tiện khác. Có thể theo dõi nhiệt độ của máy qua đồng hồ báo trên màn hình lái.
Tăng tốc khi ở chân dốc và lúc thoát cua
Việc tăng tốc khi bắt đầu vào đường dốc sẽ giúp có "trớn", xe chuyển số mượt mà hơn và không bị gầm, khựng đối với số tự động. Lưu ý không đi quá tốc độ giới hạn cho phép.
Bên cạnh đó, kỹ năng vào khúc cua chuẩn là giảm tốc khi bắt đầu tiến vào khúc cua, để sẵn chân phanh chuẩn bị cho các tình huống nguy hiểm bất ngờ nếu có, và chỉ tăng tốc khi xe đã đi hết một nửa khúc cua, tài xế quan sát rõ được đường phía trước. Nếu đó là khúc cua gấp và dốc, xe số sàn, tài nên về số thấp trước khi bắt đầu đánh lái.
Một số khúc cua gấp được gắn thêm gương cần lồi để tài xế có thể quan sát các phương tiện ở phía trước. Cách sử dụng gương cầu lồi tương tự như các gương trên xe, tức chỉ liếc nhìn để quan sát, không nhìn quá lâu dễ gây mất tập trung. Tài xế có thể "nháy pha" vào gương cầu lồi để các tài xế ở phía bên kia góc cua khuất hiểu là có xe di chuyển ở hướng đối diện.
Chỉ vượt khi có đủ điều kiện an toàn và giữ khoảng cách an toàn
Vượt phương tiện khác trên đường đồi núi có nhiều nguy hiểm hơn bình thường, vì đường hẹp, tầm nhìn khuất và điều kiện thời tiết nhiều sương mù. Do đó, chỉ được vượt xe khác trong những khúc đường thoáng, thẳng, không có xe hướng đối diện. Lưu ý chỉ nên vượt một xe một lần, không vượt một lúc nhiều xe, và không vượt ở góc cua gấp.
Ngoài ra, tài xế nên giữ khoảng cách an toàn nhiều hơn với phương tiện ở phía trước, đặc biệt ở các đường dốc cao. Việc giữ khoảng cách sẽ giúp tài xế có nhiều thời gian để xử lý hơn trong trường hợp xe phía trước bị mất phanh và trôi ngược về sau.
Chèn bánh xe khi dừng xe ngang dốc
Sử dụng phanh tay là đã đủ để khiến xe đứng yên khi dừng ngang dốc, nhưng dùng hòn đá, gạch hoặc khúc cây để chèn bánh là một thói quen tốt giúp tài xế yên tâm và tự tin hơn khi dừng xe ở những con dốc lớn, đặc biệt là khi đường trơn trượt, có băng tuyết.
Ngoài ra, khi dừng hoặc đỗ xe hướng trên dốc, có vệ đường, tài xế nên đánh lái hết về phía bên trái. Nếu xe mất phanh, lăn về phía sau, phần bánh phía trước sẽ bị vệ đường cản lại không cho xe trôi về giữa đường. Nếu đỗ xe hướng xuống dốc, nên đánh lái hết về phía bên phải, nếu mất phanh phần bánh phía trước sẽ lăn vào vệ đường. Cách đỗ xe này giúp hạn chế tối đa việc phương tiện bị mất kiểm soát và trôi ra giữa đường, gây nguy hiểm cho các xe khác.