Cách bắt ong khoái, kỹ thuật bắt ong rừng

Liễu Văn Tấn

Well-known member
tổ ong khoái và hướng dẫn kỹ thuật bắt ong khoái


Ong khoái (Apis dorsata) là loài ong mật ở Việt Nam to nhất mà có thể khai thác được mật ong từ tổ của chúng.

Chúng tôi đã gặp được các tổ ong khoái chiều ngang dài tới tận 2.5 m, với lượng mật thu được từ chúng hơn 30 lít mỗi tổ.

Cách tìm ong khoái - tổ ong rừng
Với tập tính loài ong là làm tổ lộ ngoài trời, trên các cành cây lớn, có thể làm tổ ở thấp hoặc trên cao như trên các vách đá, trên các thanh xà gồ bằng gỗ của hiên nhà.

Với loài ong khoái có hành vi làm tổ trên các vách đá cao, lại được chia ra thêm thành một loài mới với tên gọi là ong đá (Apis laboriosa).

Ong đá có kích thước lớn hơn ong khoái, cơ thể chúng có màu đen, kèm sọc trắng ở bụng, và bản tính rất hung dữ.

khác nhau giữa con ong khoái và con ong đá


Hình trên cho thấy sự khác nhau giữa con ong khoái và con ong đá

Đặc điểm đóng tổ của ong khoái thường làm tổ ở trên các cành cây to, chắc chắn, mặt hướng bắc hoặc hướng nam thường trống trải, mặt hướng tây rất kín đáo.

Cành cây có tổ ong khoái thường nghiêng một gốc khoảng từ 350 - 450, độ cao cách mặt đất thấp nhất là 1 m.

Tổ ong rừng

Với một phân họ khác của ong khoái là ong đá, lại không làm tổ trên cây mà có sở thích xây tổ trên các vách đá cao, một vách đá có thể có rất nhiều tổ ong đá.

Đặc điểm phân bố của hai giống ong có phần khác nhau rất nhiều, trong khi ong khoái thì phân bố hầu như khắp nơi tại Việt Nam.

Bạn có thể tìm được các tổ ong khoái rất nhiều ở các tỉnh miền nam Việt Nam, nơi các cánh rừng tràm bạt ngàn của U minh.

Nhưng với giống ong đá lại chỉ phân bố ở khu vực phía tây bắc Việt Nam, sâu trong các cánh rừng già là chủ yếu, và rất khó tìm thấy chúng ở các nơi khác.

Nhưng vì chúng củng thuộc họ ong mật, nên ong khoái và ong đá vẫn mang tập tính của ong mật, đó là thường làm tổ ở nơi có suối, sông, ao, hồ v.v.

Vì tổ ong đông quân, nên lượng ong bay tới các khe suối để uống nước rất nhiều, và rất dễ được phát hiện ra, do kích thước con ong lớn và bay khá chậm so với ong mật.

Biết được những thông tin về tập tính làm tổ của hai loài ong này, các thợ bắt ong rừng sẽ có hai chiến lược tìm tổ ong khác nhau.

Nếu muốn tìm bắt ong khoái, thì họ chỉ tìm trên các cành cây có kích thước lớn, ở nơi có những trảng lớn (thuật ngữ trong nghề ăn ong) và có thể tìm thấy được ở bất cứ đâu trên lãnh thổ Việt Nam.

Còn đối với loài ong đá, chỉ có thể được tìm thấy trên các vách đá ở vùng rừng tây bắc là nhiều, ở các nơi khác rất khó tìm và hầu như chúng không "tồn tại".

cách tìm ong khoái, các tổ ong đá làm trên vách núi trong rừng


Để tìm kiếm các đàn ong khoái và ong đá, những thợ "săn ong" thường "phục kích" ở các kheo suối vào buổi trưa, đợi những ong thợ đến uống nước. Lần theo hướng bay sẽ dễ dàng tìm ra tổ của chúng.

Bởi các tổ của ong khoái và ong đá rất to và rất đặc trưng, nên rất dễ dàng phát hiện nếu có các thông tin gợi ý như hướng có tổ ong, cách ong đóng tổ, nơi ong xây tổ và độ cao của tổ ong v.v.

Để tăng thêm cơ hội tìm ra các tổ ong khoái và ong đá, củng như để dễ dàng tìm kiếm các tổ ong này, các thợ ăn ong chuyên nghiệp thường dùng tới các dụng cụ hỗ trợ tìm kiếm như.

  • Ống dòm xa để nhòm theo hướng ong bay và nhòm trên các cành cây cao xung quanh.
  • Flycam để dễ dàng tìm các trảng lớn (bụi lớn).
Cách bắt ong không bị đốt
Bắt ong đá

Với loài ong đá rất hung dữ, và thường làm tổ trên các vách đá rất cao, nên việc bắt những tổ ong này cực kỳ nguy hiểm, và khuyên các bạn đừng vì một miếng mật ong mà đánh đổi với rủi ro.

Thông thường để bắt các tổ ong này, thợ săn ong mật sẽ dùng các cây sào nối lại với nhau, bên trên có gắn lưỡi hái (lưỡi cắt), từ dưới đất đưa lên vách đá để cắt các tổ ong trên cao.

Tốt nhất nên bắt ong đá vào buổi tối để tránh bị ong đốt, tuy là bắt ong buổi tối, nhưng củng đừng quên hun khói, và mang đồ bảo hộ chống ong đốt kèm đi ủng bảo hộ cao su vào nhé.

Hay một cách bắt ong đá khác mà những người bản địa thường làm, xem video bên dưới



Các hướng dẫn trên chỉ dùng cho cách bắt ong rừng ở những nơi cao và mức độ nguy hiểm rất cao, không khuyến khích mọi người làm theo.

Bắt ong khoái

Với giống ong khoái hiền lành và dễ dàng bắt được hơn, vì có những đàn ong khoái làm tổ rất thấp. Điều đặc biệt khi bắt các tổ ong khoái để không bị đốt, đó là sự bình tĩnh.

Khi đến gần các tổ ong khoái lớn, bạn càng sợ ong chít thì khả năng bạn bị ong chít là rất cao, với các tổ ong khoái lớn, một con ong đốt bạn sẽ kéo theo cả trăm con khác tấn công và bạn có thể sẽ vong mạng.

Dụng cụ lấy mật ong khoái gồm, một bộ đồ chống ong đốt, bình phun khói, đôi bao tay cao su, một đôi ủng cao su, kèm theo là dao cắt mật, xô, thau hoặc túi nilon để đựng mật ong khoái.

quần áo bắt ong


Hình ảnh quần áo bắt ong

Hãy sử dụng bình phun khói để có được lượng khói nhiều, đều, tránh gây cháy và không bị ong đốt khi bắt ong, thay vì làm các "bó khói" bằng lá cây rất dễ gây cháy rừng.

Cầm bình phun khói, vừa phun khói vừa tiến từ từ lại gần tổ ong, hun khói đều hết các mặt của tổ ong từ 3 - 4 lần, sau đó hay tiếp cận trực tiếp tổ ong bằng tay.

Bằng cách dùng tay (đã mang bao tay cao su) gạt nhẹ nhàng ong bám trên tổ xuống đất (không ngừng phun khói), đánh giá nơi chứa mật và vị trí cần cắt.

Tuyệt chiêu một tổ ong khoái có thể bắt được nhiều lần
Với các đàn ong khoái, phần lớn nhất là nơi chúng đẻ trứng và sinh sản, khu vực chứa mật chỉ nằm ở phía trên.

Nếu mục đích của bạn là chỉ lấy mật ong, thì bạn chỉ cần cắt 1/2 cục mật, còn 1/2 phần còn lại và tàng sáp nơi ong đẻ trứng và sinh sản, tuyệt đối đừng đụng tới.

Còn nếu bạn muốn lấy sáp ong, nhộng ong để ngâm rượu, thì tôi khuyên bạn củng chỉ nên cắt 1/2 tàng ong để ngâm rượu, còn 1/2 còn lại để trên cây cho ong tự làm lại tổ.

Cách bắt ong này là của các chuyên gia ăn ong ở vùng rừng núi U Minh, với loài ong gác kèo và ong khoái hoang dã là cách lấy mật ong không bị đốt.

cách bắt ong khoái, bắt ong rừng


Tại đây không thợ "ăn ong" nào cắt hết cả tổ ong, mà họ luôn để lại một phần cho ong tiếp tục ở lại làm tổ.

Với cách bắt như vậy, một tổ ong khoái bạn có thể lấy mật ong được từ 2 - 4 lần mà không bị chích.

Và cứ sau mỗi một tháng, bạn lại có thể tiếp tục thực hiện như trên, NÊN NHỚ, hãy để lại cho chúng một ít, đừng cắt hết và cưa luôn cành cây đó là hành vi của kẻ "thất phu".

Xem cách bắt ong rừng với tổ ong khoái khổng lồ bằng video bên dưới.
 
Bên trên