tran hương
Well-known member
Liên minh khách sạn châu Âu phân loại khách sạn dựa trên bộ nguyên tắc gồm 247 tiêu chí, phân thành 5 hạng mục, nhưng vẫn có ngoại lệ.
Khi đặt phòng khách sạn cho chuyến đi sắp tới đến châu Âu, nhiều du khách có chung thắc mắc làm thế nào khách sạn đó đạt được 4-5 sao? Dưới đây là câu trả lời của Markus Luthe, Chủ tịch Liên minh khách sạn châu Âu.
21 quốc gia thành viên và 5 quốc gia quan sát viên tại châu Âu tham gia vào quy trình xếp hạng tiêu chuẩn hóa số sao để gắn cho các khách sạn hoạt động trong nước. Số sao của các khách sạn từ 1 đến 5, tùy thuộc vào nhiều tiêu chí khác nhau, theo Markus Luthe. Liên đoàn Hiệp hội Khách sạn, Nhà hàng, Quán cà phê và các Cơ sở Tương tự thuộc Liên minh châu Âu cùng Khu vực Kinh tế Châu Âu (HOTREC) là hiệp hội bảo trợ cho xếp hạng sao này.
HOTREC là một tổ chức uy tín bảo trợ việc xếp hạng sao tại châu Âu. Ảnh: Euro News
Dưới sự bảo trợ của HOTREC, các thành viên của Liên minh Hotelstars phân loại khách sạn của họ dựa trên bộ nguyên tắc gồm 247 tiêu chí, phân thành 5 hạng mục. Mỗi tiêu chí được cho điểm dựa trên tầm quan trọng của nó, dao động từ 1 đến 20 điểm. Mỗi hạng mục đều có các tiêu chí bắt buộc và tiêu chí bổ sung để được cộng điểm.
Theo Luthe, việc chỉ đáp ứng các tiêu chí tối thiểu của bộ quy tắc là chưa đủ để đạt được hạng sao. Những khách sạn hoàn thành đầy đủ các tiêu chí bắt buộc và cung cấp nhiều dịch vụ vượt trội sẽ được trao thêm danh hiệu "Cao cấp".
Tuy nhiên, những quy tắc này cũng có ngoại lệ. Khách sạn từ 4 sao trở lên vẫn có thể đạt thứ hạng 4 sao mà không cần có nhà hàng. Trong những trường hợp này khách sạn sẽ công bố về việc "khách sạn không có nhà hàng" hay garni - thuật ngữ phổ biến ở Pháp, Đức.
Dù liên minh Hotelstars nắm giữ nhiều quyền lực và uy tín trong xếp hạng khách sạn ở phần lớn châu Âu, một số quốc gia gồm Pháp, Bồ Đào Nha vẫn sử dụng hệ thống xếp hạng của riêng họ. Phần Lan và Na Uy không có sự phân loại sao. Tây Ban Nha, Italy có các cách phân loại khu vực riêng biệt để xếp hạng khách sạn. Theo Luthe, các quốc gia kể trên đều có lý do riêng để chưa tham gia vào liên minh Hotelstars như yếu tố chính trị, điều kiện thị trường ngách cụ thể.
Dù quá trình chấm sao có thể khác nhau giữa các nước nhưng phần lớn đều bắt đầu theo cách giống nhau: chủ khách sạn phải điền vào bảng câu hỏi tự đánh giá toàn diện cơ sở của mình rồi gửi đến liên minh Hotelstars xem xét. Sau đó liên minh sẽ tiến hành kiểm tra để kiểm chứng khách sạn có đánh giá bản thân quá cao hay không. Sau khi kiểm tra xong liêm minh sẽ tiến hành trao sao.
"Nhưng không phải lúc nào cũng đơn giản như thế", Luthe nói. Có hai trường hợp có thể xảy ra nếu khách sạn không xứng đáng với xếp hạng mà họ tự chấm trước đó hoặc thực tế là họ không đủ điều kiện để nhận bất kỳ sao nào. Trường hợp đầu tiên khách sạn tự gắn sao để quảng cáo nhằm thu hút khách đặt phòng. Những khách sạn như vậy sẽ được yêu cầu loại bỏ số sao sai. Nếu họ không tuân thủ sẽ bị liên minh báo lên các cơ quan bảo vệ người tiêu dùng hoặc bảo vệ cạnh tranh quốc gia. Trường hợp thứ hai là khách sạn không đáp ứng được các tiêu chí tối thiểu cần thiết như liên quan đến vệ sinh, an toàn. Những trường hợp này khách sạn bị tính là không đạt chuẩn để cấp sao.
Nói về một số khách sạn trên toàn cầu tuyên bố cung cấp dịch vụ 6 - 7 sao, Luthe cho biết trong bảng xếp hạng 5 sao là cao nhất. Với những khách sạn đạt dịch vụ vượt trội sẽ được gắn thêm từ "cao cấp", trở thành khách sạn 5 sao cao cấp.
"Nếu các khách sạn trên 5 sao thỉnh thoảng xuất hiện trên các phương tiện truyền thông thì theo hiểu biết của chúng tôi đây chỉ là quảng cáo thuần túy", Luthe nói.
Khi đặt phòng khách sạn cho chuyến đi sắp tới đến châu Âu, nhiều du khách có chung thắc mắc làm thế nào khách sạn đó đạt được 4-5 sao? Dưới đây là câu trả lời của Markus Luthe, Chủ tịch Liên minh khách sạn châu Âu.
21 quốc gia thành viên và 5 quốc gia quan sát viên tại châu Âu tham gia vào quy trình xếp hạng tiêu chuẩn hóa số sao để gắn cho các khách sạn hoạt động trong nước. Số sao của các khách sạn từ 1 đến 5, tùy thuộc vào nhiều tiêu chí khác nhau, theo Markus Luthe. Liên đoàn Hiệp hội Khách sạn, Nhà hàng, Quán cà phê và các Cơ sở Tương tự thuộc Liên minh châu Âu cùng Khu vực Kinh tế Châu Âu (HOTREC) là hiệp hội bảo trợ cho xếp hạng sao này.
HOTREC là một tổ chức uy tín bảo trợ việc xếp hạng sao tại châu Âu. Ảnh: Euro News
Dưới sự bảo trợ của HOTREC, các thành viên của Liên minh Hotelstars phân loại khách sạn của họ dựa trên bộ nguyên tắc gồm 247 tiêu chí, phân thành 5 hạng mục. Mỗi tiêu chí được cho điểm dựa trên tầm quan trọng của nó, dao động từ 1 đến 20 điểm. Mỗi hạng mục đều có các tiêu chí bắt buộc và tiêu chí bổ sung để được cộng điểm.
Theo Luthe, việc chỉ đáp ứng các tiêu chí tối thiểu của bộ quy tắc là chưa đủ để đạt được hạng sao. Những khách sạn hoàn thành đầy đủ các tiêu chí bắt buộc và cung cấp nhiều dịch vụ vượt trội sẽ được trao thêm danh hiệu "Cao cấp".
Tuy nhiên, những quy tắc này cũng có ngoại lệ. Khách sạn từ 4 sao trở lên vẫn có thể đạt thứ hạng 4 sao mà không cần có nhà hàng. Trong những trường hợp này khách sạn sẽ công bố về việc "khách sạn không có nhà hàng" hay garni - thuật ngữ phổ biến ở Pháp, Đức.
Dù liên minh Hotelstars nắm giữ nhiều quyền lực và uy tín trong xếp hạng khách sạn ở phần lớn châu Âu, một số quốc gia gồm Pháp, Bồ Đào Nha vẫn sử dụng hệ thống xếp hạng của riêng họ. Phần Lan và Na Uy không có sự phân loại sao. Tây Ban Nha, Italy có các cách phân loại khu vực riêng biệt để xếp hạng khách sạn. Theo Luthe, các quốc gia kể trên đều có lý do riêng để chưa tham gia vào liên minh Hotelstars như yếu tố chính trị, điều kiện thị trường ngách cụ thể.
Dù quá trình chấm sao có thể khác nhau giữa các nước nhưng phần lớn đều bắt đầu theo cách giống nhau: chủ khách sạn phải điền vào bảng câu hỏi tự đánh giá toàn diện cơ sở của mình rồi gửi đến liên minh Hotelstars xem xét. Sau đó liên minh sẽ tiến hành kiểm tra để kiểm chứng khách sạn có đánh giá bản thân quá cao hay không. Sau khi kiểm tra xong liêm minh sẽ tiến hành trao sao.
"Nhưng không phải lúc nào cũng đơn giản như thế", Luthe nói. Có hai trường hợp có thể xảy ra nếu khách sạn không xứng đáng với xếp hạng mà họ tự chấm trước đó hoặc thực tế là họ không đủ điều kiện để nhận bất kỳ sao nào. Trường hợp đầu tiên khách sạn tự gắn sao để quảng cáo nhằm thu hút khách đặt phòng. Những khách sạn như vậy sẽ được yêu cầu loại bỏ số sao sai. Nếu họ không tuân thủ sẽ bị liên minh báo lên các cơ quan bảo vệ người tiêu dùng hoặc bảo vệ cạnh tranh quốc gia. Trường hợp thứ hai là khách sạn không đáp ứng được các tiêu chí tối thiểu cần thiết như liên quan đến vệ sinh, an toàn. Những trường hợp này khách sạn bị tính là không đạt chuẩn để cấp sao.
Nói về một số khách sạn trên toàn cầu tuyên bố cung cấp dịch vụ 6 - 7 sao, Luthe cho biết trong bảng xếp hạng 5 sao là cao nhất. Với những khách sạn đạt dịch vụ vượt trội sẽ được gắn thêm từ "cao cấp", trở thành khách sạn 5 sao cao cấp.
"Nếu các khách sạn trên 5 sao thỉnh thoảng xuất hiện trên các phương tiện truyền thông thì theo hiểu biết của chúng tôi đây chỉ là quảng cáo thuần túy", Luthe nói.