Cách để Phân biệt rắn độc và rắn không độc

Liễu Văn Tấn

Well-known member
Tablet plaza hướng dẫn bạn cách nhận biết rắn độc và rắn không độcđể các bạn thấy mà tránh xa

Một con rắn đột nhiên xuất hiện trước mặt bạn ở nơi hoang dã quả là đáng sợ, nhất là khi bạn không biết nó thuộc loài nào. Vết cắn của rắn độc có thể gây chết người. Cách tốt nhất để biết con rắn đó có độc hay không là tìm hiểu về các loài rắn sống trong quanh vùng. Bạn cũng có thể tìm các đặc điểm có liên quan đến các loài rắn độc phổ biến. Nếu bị bất cứ loài rắn nào cắn, bạn cũng phải tìm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.



Phương pháp1
Xác định các loài rắn độc phổ biến
  1. Tiêu đề ảnh Differentiate Between Poisonous Snakes and Non Poisonous Snakes Step 1
    1
    Quan sát đầu rắn hình tam giác để xác định rắn lục (viper) . Ở Mỹ, loài rắn độc phổ biến nhất là pit viper. Loài rắn này có đầu to, hình tam giác, phần rộng nhất ở đằng sau và rộng hơn nhiều so với cổ.[1] Chúng cũng có một hốc lõm trên mặt ở giữa mắt và mũi để cảm nhận nhiệt và giúp định vị con mồi.[2]Để nhận diện rắn viper, bạn hãy tìm các đặc điểm như đầu rắn hình tam giác, có hốc lõm trên mặt và con ngươi thẳng đứng như mắt mèo.
    • Rắn pit viper được tìm thấy ở châu Âu, châu Á, châu Phi và khắp châu Mỹ.
    • Các loài rắn pit viper được tìm thấy ở Bắc Mỹ bao gồm nhiều loài rắn đuôi chuông và rắn nước moccasin, còn gọi là rắn hổ mang nước (cottonmouth).
    Cảnh báo: Không phải con rắn nào có đầu tam giác cũng là rắn độc, và cũng có nhiều loài rắn độc có đầu nhỏ và con ngươi tròn. Đừng dựa hoàn toàn vào các đặc điểm này để nhận diện rắn độc![3]



  2. Tiêu đề ảnh Differentiate Between Poisonous Snakes and Non Poisonous Snakes Step 2
    2
    Nhận diện rắn đuôi chuông qua các vòng sừng hoặc nút sừng của chúng. Rắn đuôi chuông thuộc họ rắn pit viper và là loài rắn độc phổ biến nhất ở châu Mỹ. Ngoài đặc điểm đầu hình tam giác và thân mình dày, điểm đặc trưng nhất của rắn đuôi chuông là vòng sừng ở chóp đuôi. Một số con chỉ có một nút (một đoạn sừng) ở chóp đuôi hoặc đuôi cụt nếu đã bị mất vòng sừng.[4]
    • Bạn cũng nên biết về các màu sắc và hoa văn của các loài rắn đuôi chuông. Ví dụ, loài rắn đuôi chuông lưng kim cương, như cái tên đã gợi ý, có hình kim cương dễ nhận biết dọc theo sống lưng.


  3. Tiêu đề ảnh Differentiate Between Poisonous Snakes and Non Poisonous Snakes Step 3
    3
    Nhận diện rắn san hô qua màu sắc của nó. Rắn san hô là một loại rắn độc có màu sắc sặc sỡ, sống ở châu Mỹ và một số vùng thuộc châu Á và Thái Bình Dương. Rắn san hô không thuộc họ rắn pit viper – chúng có kích thước nhỏ, đầu hơi tròn và con ngươi cũng tròn. Mặc dù màu sắc và hoa văn của rắn san hô có khác nhau, bạn thường có thể nhận diện bằng cách quan sát các dải màu đỏ, vàng và đen sặc sỡ của chúng.[5]
    • Miền đông nam Hoa Kỳ có câu “Đỏ cạnh vàng, giết chết nàng. Đỏ cạnh đen, không hại em”. Vần điệu của câu này có thể nhắc bạn nhớ sự khác biệt giữa rắn san hô độc và rắn vua vô hại – rắn vua không có các dải màu đỏ và vàng kề nhau.
    • Tuy nhiên, một số loài rắn không độc khác cũng có các dải màu đỏ và vàng kề nhau, do đó câu ngạn ngữ này không phải lúc nào cũng đúng.[6]


  4. Tiêu đề ảnh Differentiate Between Poisonous Snakes and Non Poisonous Snakes Step 4
    4
    Quan sát miệng màu xanh đen của rắn mamba đen. Nếu bạn sinh sống hoặc đến châu Phi hạ Sahara, bạn có thể gặp phải rắn mamba đen có nọc độc chết người. Loài rắn này dài (đến 4,3 m), có màu ô liu hoặc xám. Bạn có thể nhận diện rắn mamba đen qua màu xanh đen đặc trưng bên trong miệng mà con rắn sẽ cho bạn thấy khi nó sợ hãi hoặc cảm thấy bị đe dọa.[7]
    • Rắn mamba có họ hàng với rắn hổ mang, và chúng có hành vi giống nhau khi bị đe dọa. Nếu bị dồn đuổi, rắn mamba đen có thể ngóc đầu lên và phùng mang quanh cổ.
    • Tương tự như rắn san hô và rắn hổ mang, rắn mamba đen thuộc họ rắn hổ, không phải rắn lục. Chúng có đầu nhỏ và con ngươi tròn.


  5. Tiêu đề ảnh Differentiate Between Poisonous Snakes and Non Poisonous Snakes Step 5
    5
    Chú ý đến mang rắn để nhận diện rắn hổ mang. Loài rắn độc khét tiếng này sống ở nhiều vùng thuộc châu Á, châu Phi và Thái Bình Dương. Đặc điểm điển hình nhất của rắn hổ mang là phần mang xung quanh đầu và cổ rắn mà chúng thường bạnh ra khi cảm thấy nguy hiểm, kèm theo đó là tiếng phì phì đe dọa. Một số con còn có thể phun nọc độc vào kẻ tấn công.[8]
    • Bạn cũng có thể nhận ra một số loại rắn hổ mang qua các hoa văn đặc trưng của chúng. Ví dụ, rắn hổ mang Ấn Độ có một cặp “mắt giả” nối liền nhau trông như kính đeo mắt ở sau mang.


  6. Tiêu đề ảnh Differentiate Between Poisonous Snakes and Non Poisonous Snakes Step 6
    6
    Tìm hiểu về các loài rắn độc trong vùng bạn ở. Có nhiều loài rắn độc sống khắp nơi trên trái đất, và bạn không thể chỉ dựa vào một kiểu đặc trưng nào đó để nhận diện rắn độc. Cách tốt nhất để xác định rắn độc là xem xét về ngoại hình, hành vi và vùng địa lý của chúng.[9]Bạn có thể tìm trên mạng hoặc xem sách hướng dẫn về loài bò sát ở địa phương để tìm hiểu các loài rắn độc sống quanh vùng bạn ở, nếu có.
    • Ví dụ, nếu bạn sống ở bang Oregon, Mỹ, loài rắn độc duy nhất mà bạn có thể gặp phải là rắn đuôi chuông miền tây.[10]
    • Tương tự như với rắn độc, không có một kiểu đặc trưng nào cho biết một con rắn không có nọc độc.[11] Để nhận biết rắn không độc, bạn có thể xem sách hướng dẫn về loài bò sát để biết các loại rắn có trong vùng bạn ở và nghiên cứu các đặc điểm riêng biệt của chúng.


  7. Tiêu đề ảnh Differentiate Between Poisonous Snakes and Non Poisonous Snakes Step 7
    7
    Học cách phân biệt các loài rắn có vẻ ngoài giống nhau.Một số loài rắn lành có thể khá khó phân biệt với các loài rắn độc có vẻ ngoài gần giống. Nếu trong vùng bạn sống có một số loài rắn dễ gây nhầm lẫn, bạn cần nghiên cứu từng loài để biết một số đặc điểm riêng biệt của chúng.
    • Ví dụ, rắn hổ mang nước moccasin thường bị nhầm lẫn với rắn nước vô hại. Bạn có thể phân biệt bằng cách quan sát hình dạng đầu và thân mình chúng. Rắn hổ mang nước có thân mình dày và đầu hình tam giác, còn rắn nước có mình thon và đầu nhỏ.[12]
    • Người ta thường nhầm rắn săn chuột (một loại rắn lành) với rắn đuôi chuông, do chúng có màu sắc và hành vi hung hăng giống nhau. Tuy nhiên, không như rắn đuôi chuông, rắn săn chuột có đuôi nhọn và không có vòng sừng.[13]



  8. Tiêu đề ảnh Differentiate Between Poisonous Snakes and Non Poisonous Snakes Step 8
    8
    Chụp ảnh những con rắn mà bạn trông thấy để đối chiếu nếu có thể. Nếu tình cờ nhìn thấy một con rắn mà bạn không biết đó là loại rắn gì, hãy cố gắng chụp ảnh nó bằng điện thoại hoặc máy ảnh. Sau đó, bạn có thể đưa cho chuyên gia xem, hoặc sử dụng để làm hướng dẫn để đối chiếu con rắn dựa vào các đặc điểm của nó.[14]
    • Đừng đặt mình vào tình huống nguy hiểm bằng cách cố chụp một bức ảnh thật rõ! Bạn chỉ nên chụp ảnh từ xa nếu có thể.
    • Nếu không có ảnh để đối chiếu, bạn có thể dùng Google Image Search để tìm hình ảnh của những con rắn tương tự. Ví dụ, nếu gõ các từ khóa như “rắn đen cổ vàng ở Pennsylvania,” bạn sẽ tìm được hình ảnh của loài rắn vòng cổ miền bắc (Northern ring-necked snake).



Phương pháp2
Nhận biết các triệu chứng khi bị rắn cắn
  1. Tiêu đề ảnh Differentiate Between Poisonous Snakes and Non Poisonous Snakes Step 9
    1
    Đi cấp cứu ngay nếu bạn bị rắn cắn. Nếu bị bất cứ con rắn nào cắn – cho dù bạn khá chắc chắn rằng đó là rắn không độc – hãy đến phòng cấp cứu ngay hoặc gọi dịch vụ cấp cứu. Ngay cả vết cắn của rắn không độc cũng có thể gây nguy hiểm nếu không được điều trị.[15]
    • Trong khi chờ đợi được giúp đỡ, bạn hãy rửa vết thương bằng xà phòng và nước nếu có thể, và nhớ để vùng có vết cắn ở mức thấp hơn tim. Cởi quần áo chật, đồng hồ hoặc trang sức có thể siết chặt vào chỗ bị thương và gây sưng.



  2. Tiêu đề ảnh Differentiate Between Poisonous Snakes and Non Poisonous Snakes Step 10
    2
    Theo dõi các triệu chứng nghiêm trọng để xác định vết cắn của rắn độc. Sau khi bị rắn cắn, bạn hãy chú ý mọi triệu chứng xuất hiện. Báo cho nhân viên cấp cứu hoặc bác sĩ biết về các triệu chứng để họ có thể dựa vào đó mà đoán biết loại nọc độc đang phải xử lý và cách điều trị. Các triệu chứng khi bị rắn độc cắn bao gồm:[16]
    • Đau dữ dội, đỏ, sưng hoặc bầm tím xung quanh vết cắn
    • Tê xung quanh mặt hoặc miệng
    • Khó thở
    • Tim đập nhanh
    • Yếu sức
    • Chóng mặt, choáng váng hoặc ngất xỉu
    • Đau đầu
    • Buồn nôn hoặc nôn
    • Mắt mờ
    • Sốt
    • Co giật
    Cảnh báo: Mặc dù 2 dấu răng nanh là dấu hiệu đặc trưng của vết cắn của nhiều loại rắn độc, nhưng không phải tất cả các loại rắn đều tiêm nọc độc theo cách này.[17] Đừng chỉ dựa vào hình dạng của vết cắn để đoán con rắn cắn bạn có nọc độc hay không.


  3. Tiêu đề ảnh Differentiate Between Poisonous Snakes and Non Poisonous Snakes Step 11
    3
    Để ý vết cắn đau nhẹ, ngứa và sưng của rắn không độc. Nếu bạn bị rắn không độc cắn, các triệu chứng thường tương đối nhẹ. Tuy nhiên, bạn vẫn phải nhanh chóng đến bác sĩ để kiểm tra. Nếu không được điều trị, vết cắn của bất cứ loại rắn nào cũng có thể dẫn tới nhiễm trùng nghiêm trọng, và một số người có thể bị dị ứng với nước bọt của rắn. Các triệu chứng bị rắn không độc cắn bao gồm:[18]
    • Đau ở vết cắn
    • Đỏ và sưng nhẹ
    • Vết thương chảy máu
    • Ngứa ở vùng bị rắn cắn
 
Bên trên