cách giúp kéo dài tuổi thọ

Liễu Văn Tấn

Well-known member
  1. 1
    Luyện tập thể dục thể thao.Điều này giúp tăng cường sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần. Các hoạt động thể chất làm tăng cường sức mạnh cơ thể, giúp kiểm soát cân nặng, và cải thiện cân bằng cũng như sự dẻo dai. Đồng thời, khi tập luyện cơ thể sẽ giải phóng chất endorphin giúp thư giãn và cảm thấy sảng khoái hơn.
    • Nên kết hợp thể dục nhịu điệu với các bài tập rèn luyện thể lực.
    • Các bài tập thể dục nhịp điệu giúp tăng cường nhịp tim và cải thiện sức bền thể lực. Bạn có thể thực hiện các hoạt động như đi bộ, đi bộ nhanh, bơi lội, và nhiều môn thể thao khác. Mỗi tuần nên tập luyện từ 75 đến 150 phút.
    • Hoạt động rèn luyện thể lực như nâng tạ giúp cải thiện tỷ trọng xương và làm tăng cường cơ bắp. Bạn nên tập luyện hai lần mỗi tuần để đạt hiệu quả tốt.



  2. Tiêu đề ảnh Live a Long Life Step 2
    2
    Chủ động trong việc phát hiện và chữa trị các vấn đề liên quan đến sức khỏe. Nếu không đi khám thường xuyên, bạn sẽ có nguy cơ bỏ qua một số bệnh tật phát sinh trong cơ thể. Trong trường hợp kéo dài lâu, các bệnh này sẽ có biến chứng nghiêm trọng và khó chữa khỏi hơn.[1][2]
    • Đi khám sức khỏe định kỳ một năm một lần. Tiến hành chụp phim nếu bác sỹ yêu cầu.
    • Trong trường hợp mắc bệnh mãn tính, bạn cần tham khảo ý kiến bác sỹ để cải thiện tình trạng hoặc ngăn ngừa bệnh phát triển.
    • Theo dõi tình trạng của các thành viên trong gia đình và thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe.


  3. Tiêu đề ảnh Live a Long Life Step 3
    3
    Tránh các rủi ro không cần thiết làm ảnh hưởng đến cuộc sống.Tai nạn trong khi chơi thể thao hoặc lái xe là những nguyên nhân phổ biến gây nên chấn thương sọ não và cột sống.
    • Lái xe cẩn thận, thắt đai an toàn nếu lái xe ô tô, và không vượt quá tốc độ cho phép.[3]
    • Khi đi bộ qua đường cần chú ý các phương tiện xung quanh. Quan sát hai bên để tránh xe cộ.
    • Mặc đồ bảo hộ khi chơi thể thao, đặc biệt là các môn có nguy cơ rủi ro cao như bóng đá, cưỡi ngựa, leo núi, nhảy bungee, nhảy dù, trượt tuyết và lướt ván.


  4. Tiêu đề ảnh Live a Long Life Step 4
    4
    Tránh xa các chất độc hại ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Bao gồm chất gây ô nhiễm, thuốc trừ sâu, hơi hóa chất, và amiăng


  5. Tiêu đề ảnh Live a Long Life Step 5
    5
    Không nên uống nhiều rượu bia. Phụ nữ được khuyến cáo chỉ nên uống một ly và với nam giới là từ 1 đến 2 ly mỗi ngày.[4]
    • Rượu bia với lượng thấp sẽ tốt cho sức khỏe miễn là bạn duy trì được tình trạng thể lực tốt và không lạm dụng chúng.
    • Uống quá nhiều rượu bia có thể làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư đường tiêu hóa, bệnh tim, đột quỵ, huyết áp cao, bệnh gan, và bị thương tích trong tai nạn.[5]
    • Không uống rượu bia kết hợp với thuốc, kể cả loại thuốc tự mua không cần kê đơn, nếu không sẽ gây ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe.
    • Không uống rượu bia khi lái xe.


  6. Tiêu đề ảnh Live a Long Life Step 6
    6
    Hút thuốc lá làm giảm tuổi thọ đáng kể. Ngay cả khi làm bạn với thuốc trong nhiều năm, bạn cũng nên cố gắng từ bỏ nhằm cải thiện sức khỏe và giúp kéo dài tuổi thọ hơn. Hút thuốc sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh sau đây:[6]
    • Bệnh phổi, kể cả ung thư
    • Ung thư thực quản, thanh quản, họng, miệng, bàng quang, tuyến tụy, thận, và cổ tử cung
    • Đau tim
    • Đột quỵ
    • Bệnh tiểu đường
    • Rối loạn mắt như đục thủy tinh thể
    • Nhiễm trùng hô hấp
    • Bệnh nướu răng


  7. Tiêu đề ảnh Live a Long Life Step 7
    7
    Không sử dụng ma túy làm tổn hại sức khỏe thể chất và tinh thần. Bản thân loại thuốc phiện này có tác động xấu lên cơ thể cũng như khi được trộn với các chất gây hại khác. Hơn nữa việc sử dụng ma túy sẽ gây nên các vấn đề sức khỏe dưới đây:[7]
    • Mất nước
    • Hoảng loạn
    • Mất trí nhớ
    • Rối loạn tâm thần
    • Động kinh
    • Hôn mê
    • Tổn thương não
    • Tử vong



Phần2
Ăn uống Hợp lý

  1. Tiêu đề ảnh Live a Long Life Step 8
    1
    Tăng cường khả năng chữa lành vết thương bằng chất đạm. Cơ thể chúng ta dùng đạm để hình thành tế bào mới, và điều này đóng một vai trò quan trọng trong việc hồi phục tổn thương mô.[8]
    • Ngoài thịt và sản phẩm động vật thì bạn cũng có thể bổ sung chất đạm bằng rau củ quả.
    • Chất đạm thường có trong thịt, sữa, cá, trứng, đậu nành, các loại đậu và hạt.
    • Đối với người lớn nên ăn 2-3 khẩu phần thức ăn giàu đạm mỗi ngày. Còn nhu cầu của trẻ em sẽ thay đổi tùy theo lứa tuổi.


  2. Tiêu đề ảnh Live a Long Life Step 9
    2
    Tăng cường sinh lực cơ thể bằng việc ăn nhiều trái cây và rau quả. Trái cây hình thành từ hoa của cây trong khi rau củ sinh trưởng từ thân cây, lá nụ và rễ cây. Các loại rau củ quả là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào giúp cơ thể luôn khỏe mạnh để bạn có thể sống lâu hơn. [9]
    • Trái cây gồm có quả mọng, đậu, ngô, đậu, dưa chuột, ngũ cốc, các loại hạt, dầu oliu, ớt, bí ngô, bí, hạt hướng dương, và cà chua. Rau quả bao gồm các loại cần tây, rau diếp, rau bina, súp lơ, bông cải xanh, củ cải, cà rốt và khoai tây.
    • Trái cây và rau quả chứa nhiều chất xơ và vitamin nhưng ít calo và chất béo. Việc ăn nhiều trái cây và rau củ quả giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh ung thư, tim mạch, huyết áp cao, đột quỵ và tiểu đường.
    • Mỗi ngày bạn nên ăn từ 4 đến 5 khẩu phần rau củ quả.


  3. Tiêu đề ảnh Live a Long Life Step 10
    3
    Cung cấp năng lượng cho cơ thể bằng carbohydrat. Carbohydrat có trong đường, tinh bột và chất xơ. Cơ thể hấp thu năng lượng bằng cách phá vỡ các hợp chất này. Đường đơn dễ hấp thụ hơn so với đường phức.[10]
    • Đường đơn có trong trái cây, sữa, các sản phẩm làm từ sữa, rau củ quả và bánh kẹo.
    • Carbohydrat phức có trong các loại đậu, đậu Hà Lan, đậu lăng, đậu phộng, khoai tây, bắp, đậu xanh, củ cải vàng, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt.
    • Carbonhydrat cung cấp một nửa số ca-lo hấp thụ hằng ngày, đa số là carbonhydrat phức thay vì đường đơn.


  4. Tiêu đề ảnh Live a Long Life Step 11
    4
    Hạn chế chất béo. Cơ thể chúng ta cần chất béo để hấp thụ vitamin, kiểm soát viêm nhiễm, máu đông và duy trì chức năng não, nhưng bạn không nên ăn quá nhiều chất này.[11]
    • Bơ, phô mai, sữa nguyên kem, thịt và dầu thực vật là các nguồn cung cấp chất béo dồi dào.
    • Ăn quá nhiều chất béo làm tăng lượng cholesterol, hình thành nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ. Bạn có thể giảm lượng chất béo tiêu thụ bằng cách ăn các loại thịt nạc, thịt gia cầm, cá, và uống sữa ít béo.[12]
    • Các nhà hàng thường chế biến món ăn có hương vị hấp dẫn với các thành phần chất béo cao như kem, sữa nguyên kem, hay bơ. Để có thể kiểm soát lượng chất béo trong thức ăn, bạn nên tự mình nấu nướng ở nhà.


  5. https://www.wikihow.vn/Kéo-dài-Tuổi-thọ#/Tập_tin:Live-a-Long-Life-Step-12-Version-3.jpg
 
Bên trên