KIEUMY
Bùi Kiều My
1Nguyên liệu làm món bánh gật gù
Mẹo hay: Để món bánh gật gù trở nên thêm ngon, hấp dẫn cũng như đúng chuẩn đặc sản Quảng Ninh hơn, bạn nên mua chọn loại gạo tẻ ngon, dẻo, có hạt tròn, đều, bóng, không bị gãy nát và không có những hạt gạo khác màu.
2Cách làm bánh gật gù
Bước 1 Sơ chế nguyên liệu và xay bột gạo tẻ
Đầu tiên, bạn đem gạo tẻ vừa mua về đi ngâm với nước lạnh khoảng hơn 8 tiếng hoặc để qua đêm một ngày. Sau đó, bạn cho gạo đã ngâm vào cối xay, đồng thời vừa cho cơm nguội vừa xay thành dạng bột nước đặc sánh.
Lưu ý: Khi sơ chế gạo tẻ, bạn không nên ngâm gạo lâu hơn 8 tiếng để tránh khiến món bánh bị bở, không còn dai xốp, dẻo ngọt, thơm ngon nữa.
Bước 2 Đổ khuôn, cuộn và cắt bánh gật gù
Kế tiếp, khi đã làm nóng khuôn đổ bánh, bạn múc hỗn hợp gạo vừa xay đổ vào khuôn, đóng vung và chờ tầm 3 - 5 giây. Đến khi bánh chín, bạn mở nắp vung, dùng 1 que tre để lấy bánh ra khỏi khuôn, cuộn tròn bánh rồi cắt thành những đoạn dài khoảng 15 - 20cm, sau đó thực hiện tiếp các thao tác trên cho đến khi hết phần bột nước.
Mẹo hay: Cách đổ khuôn bánh gật gù gần giống với cách đổ bánh cuốn, bánh phở, tuy nhiên, bạn nên múc lượng bột nước nhiều hơn một chút để giúp món bánh có độ dày, xốp dẻo và chuẩn đặc sản Quảng Ninh hơn.
Bước 3 Làm nước chấm
Sau khi đun chảy mỡ gà, bạn đem hành tím đi thái mỏng rồi phi thơm cùng với mỡ gà nóng. Kế đó, bạn cho thịt băm vào để xào vừa chín tới, cuối cùng thêm nước mắm để đun sôi nhẹ, đồng thời cũng cho vào ớt thái lát, hạt tiêu và nêm nếm theo khẩu vị của gia đình là có thể thưởng thức.
Bước 4 Thành phẩm
Tuy có vẻ ngoài khá dân dã, mộc mạc, thế nhưng món bánh gật gù này chắc chắn sẽ chinh phục được vị giác của bạn ngay từ lần thử đầu tiên bởi sự xôm xốp, dẻo dai, thơm thoang thoảng hương gạo đặc trưng và đặc biệt là rất dễ để bạn có thể kết hợp, ăn kèm với nhiều món đặc sản khác.
3Thưởng thức
Không giống như bánh cuốn, bánh phở, bánh gật gù lại mang một vị dẻo ngọt, xôm xốp và hương thơm thoang thoảng vị gạo rất đặc trưng, nhất là khi được ăn cùng với những đặc sản Quảng Ninh khác như chả lụa, khâu nhục, chả mực, rượu mận,... lại sẽ càng khiến các món ăn trở nên đậm vị, hấp dẫn hơn rất nhiều.
Mẹo hay: Để món bánh gật gù trở nên thêm ngon, hấp dẫn cũng như đúng chuẩn đặc sản Quảng Ninh hơn, bạn nên mua chọn loại gạo tẻ ngon, dẻo, có hạt tròn, đều, bóng, không bị gãy nát và không có những hạt gạo khác màu.
2Cách làm bánh gật gù
Bước 1 Sơ chế nguyên liệu và xay bột gạo tẻ
Đầu tiên, bạn đem gạo tẻ vừa mua về đi ngâm với nước lạnh khoảng hơn 8 tiếng hoặc để qua đêm một ngày. Sau đó, bạn cho gạo đã ngâm vào cối xay, đồng thời vừa cho cơm nguội vừa xay thành dạng bột nước đặc sánh.
Lưu ý: Khi sơ chế gạo tẻ, bạn không nên ngâm gạo lâu hơn 8 tiếng để tránh khiến món bánh bị bở, không còn dai xốp, dẻo ngọt, thơm ngon nữa.
Bước 2 Đổ khuôn, cuộn và cắt bánh gật gù
Kế tiếp, khi đã làm nóng khuôn đổ bánh, bạn múc hỗn hợp gạo vừa xay đổ vào khuôn, đóng vung và chờ tầm 3 - 5 giây. Đến khi bánh chín, bạn mở nắp vung, dùng 1 que tre để lấy bánh ra khỏi khuôn, cuộn tròn bánh rồi cắt thành những đoạn dài khoảng 15 - 20cm, sau đó thực hiện tiếp các thao tác trên cho đến khi hết phần bột nước.
Mẹo hay: Cách đổ khuôn bánh gật gù gần giống với cách đổ bánh cuốn, bánh phở, tuy nhiên, bạn nên múc lượng bột nước nhiều hơn một chút để giúp món bánh có độ dày, xốp dẻo và chuẩn đặc sản Quảng Ninh hơn.
Bước 3 Làm nước chấm
Sau khi đun chảy mỡ gà, bạn đem hành tím đi thái mỏng rồi phi thơm cùng với mỡ gà nóng. Kế đó, bạn cho thịt băm vào để xào vừa chín tới, cuối cùng thêm nước mắm để đun sôi nhẹ, đồng thời cũng cho vào ớt thái lát, hạt tiêu và nêm nếm theo khẩu vị của gia đình là có thể thưởng thức.
Bước 4 Thành phẩm
Tuy có vẻ ngoài khá dân dã, mộc mạc, thế nhưng món bánh gật gù này chắc chắn sẽ chinh phục được vị giác của bạn ngay từ lần thử đầu tiên bởi sự xôm xốp, dẻo dai, thơm thoang thoảng hương gạo đặc trưng và đặc biệt là rất dễ để bạn có thể kết hợp, ăn kèm với nhiều món đặc sản khác.
3Thưởng thức
Không giống như bánh cuốn, bánh phở, bánh gật gù lại mang một vị dẻo ngọt, xôm xốp và hương thơm thoang thoảng vị gạo rất đặc trưng, nhất là khi được ăn cùng với những đặc sản Quảng Ninh khác như chả lụa, khâu nhục, chả mực, rượu mận,... lại sẽ càng khiến các món ăn trở nên đậm vị, hấp dẫn hơn rất nhiều.