Cách phát hiện thực phẩm hỏng, tuyệt đối không ăn

Quang Phúc Trương

Well-known member
Thông thường, thực phẩm khiến chúng ta bị bệnh có thể vẫn có hình dáng, mùi vị bình thường, đặc biệt nếu nó không được bảo quản đúng cách.


Tùy thuộc vào loại thực phẩm, nếu nó bị hỏng, nó có thể có mùi mốc, vị chua, có các đốm hoặc vết thâm. (Ảnh: ITN).
Tùy thuộc vào loại thực phẩm, nếu nó bị hỏng, nó có thể có mùi mốc, vị chua, có các đốm hoặc vết thâm. (Ảnh: ITN).

Sự thật về ngày hết hạn in trên bao bì
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, không có tiêu chuẩn thống nhất về ghi nhãn ngày hết hạn thực phẩm. Đó là lý do tại sao ngày càng nhiều loại thực phẩm xuất hiện với vô số nhãn đi kèm nội dung “Tốt nhất nếu được sử dụng trước...”.

Ngoài ra, trái với niềm tin phổ biến, ngày tháng được in trên bao bì không thực sự cho thấy an toàn. Thay vào đó, nhà sản xuất đề cập đến ngày mà chất lượng sản phẩm sẽ trở nên kém lý tưởng hơn.

Mitzi Baum - Thạc sĩ, giảng viên an toàn thực phẩm tại Đại học Bang Michigan cho biết: “Sau ngày này, hương vị, độ giòn hoặc hiệu suất của một số thành phần có thể giảm”.

Nói cách khác, ngay cả khi hạn sử dụng trên sản phẩm thực phẩm đã hết, điều đó không nhất thiết có nghĩa là sản phẩm đó đã bị hỏng. Đúng hơn, điều đó có nghĩa là thực phẩm đã qua thời kỳ nguyên sơ và kém tươi hơn so với thời điểm bạn mua.

Nhìn chung, nhờ khứu giác, thị giác và xúc giác... bạn có nhiều cách khác để xác định xem thực phẩm có bị hỏng hay không.

Dấu hiệu thực phẩm hỏng

Mặc dù các dấu hiệu chính xác cho thấy sự hư hỏng của thực phẩm có thể khác nhau rất nhiều, nhưng hầu hết các loại thực phẩm đều có những đặc điểm khó chịu khiến bạn không muốn thêm nó vào bữa ăn của mình.

Baum giải thích: “Tùy thuộc vào loại thực phẩm, nếu nó bị hỏng, nó có thể có mùi mốc, vị chua, có các đốm hoặc vết thâm. Màu sắc, kết cấu và độ cứng của thực phẩm cũng có thể đã thay đổi".

Thịt


Thịt hỏng có thể bị nhão, mờ, mốc hoặc dính. (Ảnh: ITN). ảnh 1
Thịt hỏng có thể bị nhão, mờ, mốc hoặc dính. (Ảnh: ITN).

Thịt hỏng có thể bị nhão, mờ, mốc hoặc dính. Baum cho biết, thịt bò và thịt lợn có thể tỏa ra mùi khó chịu và chuyển sang màu nâu do tiếp xúc với oxy, trong khi thịt gia cầm, như thịt gà cũng có thể không có mùi tươi.

“Đầu, cánh của gia cầm có thể chuyển sang màu nhạt hoặc bất kỳ màu gì ngoại trừ màu hồng”, Baum nói.

Sữa

Các sản phẩm từ sữa bị hỏng (như sữa tươi hoặc sữa chua) sẽ có mùi chua, màu hơi vàng và vón cục do protein sữa kết tủa.

Baum cho biết: “Đối với sữa nói riêng, mùi hôi có thể nổi bật hơn ở phần trên cùng của bình hoặc hộp giấy vì phần này tiếp xúc nhiều hơn với oxy và vi sinh vật".

Bơ có thể bị ôi và có mùi vị khó chịu nếu để ở nhiệt độ phòng hơn hai ngày. Ngoài ra, nó cũng có thể chuyển sang màu hơi nâu, mặc dù dấu hiệu này có thể khó nhận thấy khi bơ có màu vàng.

Ở phô mai, dấu hiệu hư hỏng điển hình là nấm mốc xanh và trắng kèm chất nhờn men màu hồng. Baum cho biết: “Bạn nên loại bỏ những loại phô mai mềm bị mốc”.

Trứng


Nếu bạn thấy vỏ trứng có dấu hiệu hư hỏng bên ngoài, chẳng hạn như vết nứt hoặc xuất hiện màng nhầy, thì không sử dụng nữa. (Ảnh: ITN). ảnh 2
Nếu bạn thấy vỏ trứng có dấu hiệu hư hỏng bên ngoài, chẳng hạn như vết nứt hoặc xuất hiện màng nhầy, thì không sử dụng nữa. (Ảnh: ITN).

Nếu bạn thấy vỏ trứng có dấu hiệu hư hỏng bên ngoài, chẳng hạn như vết nứt hoặc xuất hiện màng nhầy, thì không nên sử dụng nữa. Nó có thể đã bị nhiễm vi khuẩn hoặc nấm mốc.

Ngoài ra, theo USDA, nếu lòng trắng trứng có màu hồng hoặc óng ánh thì đây là dấu hiệu hư hỏng do vi khuẩn Pseudomonas.

Bột mì

Baum cho biết: “Bột sẽ không bị hỏng trừ khi được bảo quản trong môi trường nóng, ẩm hoặc tiếp xúc với sâu bọ hoặc động vật gặm nhấm. Nếu bị hỏng, bột mì (đặc biệt là bột mì nguyên hạt) sẽ có mùi ôi".

Mì và gạo khô

Theo Baum, mì ống và gạo khô cũng sẽ không bị hư hỏng hoặc không an toàn khi ăn miễn là chúng được bảo quản trong môi trường khô ráo, thoáng mát, không có sâu bệnh.

Tuy nhiên, nếu những sản phẩm này được bảo quản không đúng cách, chúng có thể có mùi hôi và vị khó chịu.
 
Bên trên