TRUONGTRINH
Well-known member
Cách Tim Cook giữ chân người tài: trả lương nhưng không cần làm
CEO Tim Cook giữ chân nhân viên cấp cao bằng cách trả lương mà không yêu cầu họ làm việc, nhằm duy trì niềm tin của công chúng với Apple.
Chuyên gia Mark Gurman của Bloomberg cho biết mọi chuyện bắt đầu khi nhà sáng lập Apple Steve Jobs qua đời năm 2011, 6 tuần sau khi Tim Cook đảm nhận chức vụ CEO.
Khi đó, kỹ sư Bob Mansfield, thành viên chủ chốt trong bộ phận kỹ thuật phần cứng Apple, muốn rời công ty. Cook lo ngại điều này khiến các cổ đông xáo trộn và thuyết phục Mansfield tiếp tục làm việc thêm một thời gian, kèm lời hứa về khoản lương thưởng rất lớn.
Mansfield đồng ý ở lại, nhưng gần như không làm gì cho đến khi tiếp nhận dự án Apple Car, theo Gurman.
CEO Apple Tim Cook tại Hà Nội hồi tháng 4. Ảnh: Tuấn Hưng
Cook tiếp tục áp dụng chiến thuật này năm 2015 với nhà thiết kế Jony Ive. Ông muốn rời đi, nhưng được giữ chân với mức lương cao và chỉ phải làm 1-2 ngày mỗi tuần. Ive nghỉ việc vào năm 2019 để thành lập công ty riêng, nhưng Apple cũng đã dành nhiều năm để trấn an dư luận rằng Ive vẫn hợp tác và đã đầu tư nhiều công sức vào doanh nghiệp của họ.
Biện pháp tương tự cũng được thực hiện với Phó chủ tịch phụ trách marketing Phil Schiller. Apple đã tạo ra "Apple Fellow", danh hiệu đặc biệt dành cho cá nhân có đóng góp quan trọng và lâu dài với công ty. Đây cũng là chức danh Schiller đang giữ trong khi quản lý App Store.
Gurman khẳng định Apple vẫn duy trì chiến thuật gần 13 năm sau khi Jobs qua đời. Ví dụ mới nhất là CFO Luca Maestri, người dự kiến rời vị trí vào năm sau, nhưng được giữ lại để đảm nhận nhiều công việc, trong đó có cố vấn cho Tim Cook.
CEO Tim Cook giữ chân nhân viên cấp cao bằng cách trả lương mà không yêu cầu họ làm việc, nhằm duy trì niềm tin của công chúng với Apple.
Chuyên gia Mark Gurman của Bloomberg cho biết mọi chuyện bắt đầu khi nhà sáng lập Apple Steve Jobs qua đời năm 2011, 6 tuần sau khi Tim Cook đảm nhận chức vụ CEO.
Khi đó, kỹ sư Bob Mansfield, thành viên chủ chốt trong bộ phận kỹ thuật phần cứng Apple, muốn rời công ty. Cook lo ngại điều này khiến các cổ đông xáo trộn và thuyết phục Mansfield tiếp tục làm việc thêm một thời gian, kèm lời hứa về khoản lương thưởng rất lớn.
Mansfield đồng ý ở lại, nhưng gần như không làm gì cho đến khi tiếp nhận dự án Apple Car, theo Gurman.
CEO Apple Tim Cook tại Hà Nội hồi tháng 4. Ảnh: Tuấn Hưng
Cook tiếp tục áp dụng chiến thuật này năm 2015 với nhà thiết kế Jony Ive. Ông muốn rời đi, nhưng được giữ chân với mức lương cao và chỉ phải làm 1-2 ngày mỗi tuần. Ive nghỉ việc vào năm 2019 để thành lập công ty riêng, nhưng Apple cũng đã dành nhiều năm để trấn an dư luận rằng Ive vẫn hợp tác và đã đầu tư nhiều công sức vào doanh nghiệp của họ.
Biện pháp tương tự cũng được thực hiện với Phó chủ tịch phụ trách marketing Phil Schiller. Apple đã tạo ra "Apple Fellow", danh hiệu đặc biệt dành cho cá nhân có đóng góp quan trọng và lâu dài với công ty. Đây cũng là chức danh Schiller đang giữ trong khi quản lý App Store.
Gurman khẳng định Apple vẫn duy trì chiến thuật gần 13 năm sau khi Jobs qua đời. Ví dụ mới nhất là CFO Luca Maestri, người dự kiến rời vị trí vào năm sau, nhưng được giữ lại để đảm nhận nhiều công việc, trong đó có cố vấn cho Tim Cook.