Cảm lạnh và cảm cúm khác nhau thế nào

Ngô Nguyễn Anh Thư

Well-known member
Hiện, nhiều phụ huynh vẫn còn nhầm lẫn giữa bệnh cảm lạnh và cảm cúm, chủ quan điều trị sai khiến tình trạng trở nặng.

Giống nhau: Cảm và cúm đều là bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Trẻ có triệu chứng giống nhau như hắt hơi, sổ mũi, sốt, đau họng, đau mỏi cơ, nhức đầu, khó chịu...

Khác nhau:

Thời gian phát bệnh: Các triệu chứng cảm lạnh khởi phát từ từ. Bé vẫn chơi vui vẻ, sinh hoạt bình thường, khỏi trong vòng 4-10 ngày.

Trẻ cảm cúm có biểu hiện bệnh rầm rộ, sốt cao liên tục, ho nặng tiếng, kèm triệu chứng đột ngột ở đường hô hấp như khó thở, thở mệt, lừ đừ, có thể thêm tiêu chảy, nôn ói, kéo dài đến khoảng ba tuần. Bệnh nhi dễ biến chứng viêm phổi có nguy cơ nhiễm trùng huyết, viêm cơ tim, viêm não, suy hô hấp, suy thận...

Nguyên nhân gây bệnh: Virus như Rhinovirus, Coxsackie virus, Para... thường gây ra bệnh cảm lạnh. Cảm cúm thường do Influenza virus, có thể lây lan thành dịch.

Để phân biệt cảm hay cúm, trẻ cần đến bác sĩ Nhi khoa khám. Phụ huynh tránh để bệnh kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe bé.

Trẻ cảm lạnh thông thường có thể điều trị tại nhà. Trường hợp bé cúm với triệu chứng như sốt cao liên tục, ho nặng tiếng hoặc thở mệt, lừ đừ, ói mửa, tiêu chảy... nên đến bệnh viện, tránh diễn tiến nặng.

Hiện, miền Bắc đang giao mùa, nhiệt độ thay đổi thất thường, là điều kiện thuận lợi để nhiều virus, vi khuẩn phát triển gây bệnh hô hấp như cúm, viêm phổi, viêm phế quản, tay chân miệng, sốt xuất huyết...

Để phòng bệnh, phụ huynh cho con ăn đủ các nhóm chất cần thiết. Bé nên uống đủ nước, chủ động tiêm đầy đủ vaccine phòng bệnh truyền nhiễm. Phụ huynh vệ sinh môi trường sống sạch sẽ thường xuyên để trẻ giảm nguy cơ mắc bệnh.

Nếu bé nhập viện điều trị, cha mẹ nên chọn bệnh viện có môi trường sạch sẽ, thông thoáng, đảm bảo tốt phòng chống nhiễm khuẩn chéo.

Trẻ bị bệnh hô hấp điều trị tại khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh. Ảnh: Phương Linh

Trẻ mắc bệnh hô hấp được điều trị tại khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh. Ảnh: Phương Linh

Nếu bé đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM khám sẽ được đánh giá ban đầu, phân luồng bệnh và kiểm soát nhiễm khuẩn nhằm tránh lây nhiễm. Khu khám và điều trị của bệnh viện thường xuyên vệ sinh khử khuẩn, môi trường thông thoáng.

Bé không có triệu chứng cần cấp cứu nhưng có dấu hiệu cần được khám ngay như nôn nhiều, tiêu chảy, nguy cơ mất nước, đau bụng dữ dội sẽ được ưu tiên.
 
Bên trên