Thành phố Châu Đốc thuộc tỉnh An Giang, nằm bên bờ sông Hậu, cách TP HCM khoảng 210 km về phía đông, cách thành phố Cần Thơ khoảng 110 km và thành phố Long Xuyên khoảng 50 km về về phía nam. Châu Đốc là thành phố giáp biên giới, cách thủ đô Phnom Penh (Campuchia) 150 km về phía tây.
Mùa đẹp
Hai thời điểm du khách thường tới Châu Đốc là đầu năm và cuối năm.
Đầu năm có dịp Tết cổ truyền của dân tộc Khmer (Tết Chol Chnam Thmay - ngày 5 đến 8/3 Âm lịch) và lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam (từ ngày 15 đến 27/4 Âm lịch).
Cuối năm, từ khoảng tháng 9 đến tháng 12 là mùa nước nổi đặc sản của miền Tây. Đây cũng là thời điểm những cánh đồng lúa bắt đầu chín.
Hoàng hôn Châu Đốc. Ảnh: Tâm Anh
Di chuyển
Phương tiện di chuyển thuận tiện nhất để tới Châu Đốc là đường bộ.
Từ TP HCM và các tỉnh phía Nam, du khách đến Châu Đốc theo các tuyến đường như Quốc lộ 1A (CT01), CT02, Quốc lộ 62, Quốc lộ 91, Quốc lộ 80. Du khách xuất phát từ bến xe miền Tây hoặc tại điểm đón của các nhà xe.
Từ Hà Nội và các tỉnh miền Bắc hay miền Trung, du khách bay đến sân bay gần nhất là Cần Thơ rồi tiếp tục đi đường bộ tới Châu Đốc. Từ Cần Thơ tới Châu Đốc khoảng 3 tiếng.
Lưu trú
TP Châu Đốc có rất nhiều khách sạn, từ bình dân đến cao cấp, với giá tiền mỗi đêm dao động từ khoảng 200.000 đồng đến 2 triệu đồng.
Victoria Châu Đốc Hotel và Victoria Nui Sam Lodge là hai khu lưu trú cao cấp nhất, trong đó Victoria Nui Sam Lodge được gọi là một trong những điểm ngắm hoàng hôn đẹp nhất miền Tây.
Hoàng hôn Châu Đốc nhìn từ Victoria Nui Sam Lodge. Ảnh: Le Dung
Các khách sạn 3 sao có giá từ 600.000 đồng đến 1 triệu đồng trong thành phố còn có The Lux Hotel Chau Doc, Paris Hotel Chau Doc, Sang Nhu Ngoc Resort, Chau Pho Hotel, khách sạn Yên Châu.
Ngoài ra, du khách có thể chọn các motel, farmstay hay các khu nghỉ bình dân khác được đánh giá cao trên các website đặt phòng gồm: Đồng Xanh hotel, Viet Mekong farmstay, Ngoc Linh motel.
Tham quan
Chợ Châu Đốc
Đây là điểm đến không thể bỏ qua trong thành phố, là nơi buôn bán và trao đổi hàng hoá của các tiểu thương trong vùng.
Vào chợ Châu Đốc, ập vào mắt du khách đầu tiên là những quầy bày bán đủ loại mắm, dễ hiểu tại sao nơi này được gọi là "Vương quốc mắm". Mắm ở đây được làm từ các loại cá khác nhau như cá trèn, cá lóc, cá linh, cá sọc. Từ nhiều công thức gia truyền nổi tiếng, mỗi loại mắm ở đây đều có hương vị đặc trưng và độc đáo. Ngoài ra, chợ Châu Đốc còn là thiên đường ẩm thực với vô số món ăn đặc trưng miền Tây như bún cá, lẩu mắm, bún mắm, các loại bánh và nhiều đồ ăn khác.
Tượng đài cá ba sa
Cách chợ Châu Đốc khoảng 200 m, sát bờ sông Hậu là tượng đài cá ba sa. Tượng cao cao 12 m, do nhà điêu khắc Trần Thanh Phong thực hiện. Tượng đài có hình dáng cách điệu một bè cá phần dưới, phần trên là hình tượng con cá ba sa đang lao lên khỏi mặt nước. Cá ba sa đã gắn bó với người dân An Giang gần 100 năm nay, giúp hàng chục nghìn hộ dân nơi đây có thu nhập ổn định và giàu có. Tượng đài không chỉ mang ý nghĩa nhớ ơn loài cá này, mà còn tôn vinh người làm nghề nuôi cá.
Tượng đài cá ba sa. Ảnh: Tâm Anh
Làng bè nhiều màu sắc
Làng bè nuôi cá ở khu vực ngã ba sông Châu Đốc, ngay trung tâm thành phố, do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang thực hiện nhằm tạo điểm nhấn cho sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nuôi cá nước ngọt trong lồng bè là nghề truyền thống, nét đặc trưng của người dân quanh lưu vực sông Mekong.
161 lồng bè trải dài hơn 1 km được phủ lên màu sắc theo thứ tự đỏ, vàng, cam, lục, lam, tím. Vị trí của làng bè nằm trên tuyến tham quan tìm hiểu, trải nghiệm đời sống sông nước và văn hóa cộng đồng người Chăm An Giang. Du khách có thể tham quan làng bè bằng ghe, trải nghiệm cuộc sống trên những nhà bè.
Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam
Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam, cách trung tâm thành phố Châu Đốc 5 km, là địa điểm quen thuộc với khách hành hương đến An Giang dâng lễ cầu xin bình an, tài lộc mỗi năm. Tọa lạc dưới chân núi Sam, lễ hội vía bà Chúa Xứ núi Sam diễn ra từ ngày 23 đến 27/4 Âm lịch. Đây là lễ hội tái hiện sinh động dấu ấn thời kỳ người Việt đến vùng đất An Giang, tưởng nhớ công lao người mở cõi, giúp dân dẹp loạn, ban mưa thuận gió hòa cho vùng đất phía tây nam tổ quốc.
Từ năm 2021, An Giang đã đưa vào vận hành hệ thống cáp treo lên núi với tổng chiều dài 900 m, với 37 cabin, mỗi cabin có sức chứa 8 khách. Hiện giá vé cáp treo hai chiều dành cho người lớn là 150.000 đồng.
Lễ hội vía bà Chúa Xứ núi Sam. Ảnh: Check in An Giang
Lăng Thoại Ngọc Hầu
Lăng Thoại Ngọc Hầu là công trình kiến trúc cổ, tiêu biểu dưới thời phong kiến và được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia của Việt Nam năm 1997. Công trình để tưởng niệm ông Thoại Ngọc Hầu - người có công khai khẩn và trấn giữ vùng đất An Giang. Lăng có khuôn viên rộng, được bao bọc bởi tường thành, cổng vào được đúc thành hình bán nguyệt, tạo nên thế vững chãi và chắc chắn. Ngoài việc viếng lăng mộ, bạn còn có cơ hội tham quan nhà trưng bày các hiện vật cổ quý hiếm, mang giá trị cao về lịch sử văn hóa.
Lăng Thoại Ngọc Hầu. Ảnh: Báo An Giang
Chùa Hang
Chùa Hang tọa lạc trên triền núi Sam, cũng là một điểm đến trên đường hành hương của du khách. Xung quanh chùa được bao bọc bởi núi non hùng vĩ cùng nhiều loài hoa khoe sắc quanh năm. Khuôn viên chùa được xây dựng với nhiều điểm tham quan như: chánh điện, đường hang, hồ liên trì hải hội, sân tiên. Ngôi chùa được thiết kế hài hòa với tông màu đỏ chủ đạo, lợp ngói ống, cột và mái chạm khắc tinh xảo, lối đi được lát đá theo bậc thang thuận tiện di chuyển.
Pháo đài núi Sam
Pháo đài núi Sam. Ảnh: A.B.
Đỉnh núi Sam có tên gọi là Pháo Đài. Năm 1896 trấn phủ Châu Đốc đã cho xây dựng một ngôi nhà nghỉ mát trên đỉnh núi, tầng trên cùng có hình trôn ốc nên người dân gọi là Pháo Đài. Trong chiến tranh, nơi này là căn cứ quân sự chiến lược. Hiện Pháo Đài vẫn còn nhưng ngôi biệt thự không còn nữa. Bên cạnh Pháo Đài có ngôi nhà, bên trong là bệ đá, tương truyền là nơi đặt tượng Bà Chúa Xứ núi Sam trước đây.
Có hai đường lên đỉnh núi Sam. Đường thứ nhất sau lăng Thoại Ngọc Hầu gần hơn nhưng dốc, chỉ dành cho người đi bộ. Đường thứ hai từ Châu Đốc đến ngã ba Đầu Bờ rồi vòng chân núi, qua trường học và nghĩa trang. Đường trải nhựa dài hơn 2 km, ôtô và xe máy đi thuận tiện.
Rừng tràm Trà Sư
Rừng tràm Trà Sư thuộc huyện Tịnh Biên, cách TP Châu Đốc 30km, là điểm đến mọi du khách tới thành phố không bỏ qua vì tiện đi lại. Thời điểm tốt nhất trong ngày để khám phá rừng tràm là sáng sớm hoặc hoàng hôn.
Đây là rừng ngập nước tiêu biểu của vùng sông Hậu, giữ vai trò quan trọng trong việc điều hòa môi trường nước và khí hậu cho cả vùng. Rừng còn là nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật quý. Mùa nước nổi ở đây rất đẹp. Nước đổ về khiến rừng cây xanh tốt, kết hợp cùng những lớp bèo phủ xanh mặt nước, tạo nên khung cảnh nên thơ. Mùa nước nổi cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loài cá tôm và là điểm đến hấp dẫn cho nhiều loài chim.
Rừng tràm Trà Sư. Ảnh: Trasu Tourist Area
Người địa phương sẽ dùng thuyền đưa du khách vào sâu trong rừng tràm, hòa mình vào thiên nhiên. Ngồi trên thuyền, bạn sẽ bắt gặp những chú chim đậu ngay thân cây, nhiều loại sen đủ sắc màu. Nếu thích, du khách thể yêu cầu người lái thuyền dừng lại để cảm nhận rõ không gian tĩnh lặng và ghi lại những khoảnh khắc của thiên nhiên.
>> Xem thêm: Cẩm nang du lịch rừng tràm Trà Sư
Làng Chăm
Làng Chăm Châu Phong (thị xã Tân Châu) không thuộc địa phận thành phố Châu Đốc, nhưng rất gần và có thể di chuyển dễ dàng. Từ trung tâm thành phố, du khách mất khoảng 10 phút đi thuyền để tới ngôi làng này. Châu Phong là ngôi làng của người Chăm theo đạo Hồi, hiện vẫn giữ được khá nguyên vẹn vẻ đẹp truyền thống từ kiến trúc, văn hóa, làng nghề cho tới nét sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày. Thánh đường Hồi giáo đẹp, cùng nhiều ngôi nhà sàn nhiều năm tuổi quý giá. Bạn cũng sẽ được nhìn ngắm những sản phẩm thủ công và ẩm thực đặc sắc của người Chăm.
Cánh đồng thốt nốt
Điểm nổi bật khi bạn đến An Giang nói chung và khu vực quanh Châu Đốc nói riêng, đó chính là ngắm nhìn cánh đồng thốt nốt trải dài đẹp như tranh vẽ. Trên các con đường dẫn từ trung tâm thành phố Châu Đốc đến các địa điểm tham quan, không khó để du khách có thể bắt gặp những cánh đồng thốt nốt rộng mênh mông. Bên cạnh đó bạn còn nhìn thấy được những thửa ruộng chín vàng khi vào mùa gần cuối năm, lý tưởng cho những khung hình đẹp.
Ẩm thực
Bún cá Châu Đốc
Bún cá Châu Đốc xưa dùng cá linh nấu lấy nước ngọt, thêm tôm khô cho đậm đà và không thể thiếu ngải bún, mắm ruốc, sả, ớt, tỏi, nghệ tươi. Bún cá Châu Đốc ngày nay vẫn giữ gần như nguyên bản, mộc mạc với cá lóc, nước lèo và bún tươi. Nước lèo được nấu bằng xương ống ninh lấy nước ngọt, vừa ninh phải vừa vớt bọt để nước dùng luôn trong. Cá lóc đồng làm sạch luộc chín trong nước luộc sả và củ nghệ đập dập nên không tanh, lại có mùi thơm thoang thoảng. Thịt cá được gỡ xương, đem ướp gia vị rồi xào sơ với nghệ để thịt săn, có màu vàng đẹp mắt.
Bún cá Châu Đốc với nước dùng màu vàng tươi, vị đậm đà. Ảnh: Quang Thiện
Gỏi sầu đâu
Người Châu Đốc nói riêng và An Giang nói chung dùng đọt và lá sầu đâu (loại cây hoang dã, vị đắng, hậu ngọt, tính mát) kết hợp với khô cá sặc, khô cá lóc, hoặc thịt và tôm để làm gỏi. Để giảm vị đắng của lá, nhiều người trụng sơ trước khi trộn đều với các nguyên liệu khác. Nước trộn món gỏi này thường làm từ mắm me, thêm đường, tỏi và ớt băm nhuyễn. Món ăn có đủ vị đắng, chua, mặn, ngọt như chua của me, đắng hậu ngọt của lá sầu, cay của ớt.
Gỏi sầu đâu. Ảnh: An Giang Online
Lẩu mắm Châu Đốc
Ở "vương quốc mắm" Châu Đốc, mắm cá chốt và mắm cá sặc là hai nguyên liệu chính của lẩu mắm. Các món thả lẩu thường gồm chả cá thác lác nhồi ớt, các loại thịt, hải sản, rau muống, bông bí, kèo nèo, bắp chuối và thêm ớt, hành lá dậy vị. Ăn kèm với lẩu là bún. Du khách nên pha thêm chút mắm me chua ngọt hay mắm ớt để gia tăng vị ngon của món ăn miền sông nước này.
Bánh bò thốt nốt
Bánh bò thốt nốt đặc sản. Ảnh: Báo An Giang
Đây là đặc sản đặc trưng của ẩm thực xứ Bảy Núi và chỉ ở Châu Đốc, du khách mới có thể thưởng thức món bánh này một cách chuẩn vị nhất. Bánh bò thốt nốt được làm ra từ đường và bột của vỏ trái thốt nốt, kết hợp cùng những nguyên liệu cơ bản như bột gạo, nước cốt dừa. Bánh bò thốt nốt thường có màu vàng đẹp mắt và hấp dẫn. Món bánh giúp nạp thêm năng lượng, bởi hàm lượng carbohydrate (bột, đường) và chất béo bão hòa dồi dào trong bánh. Món ăn có thể dùng như điểm tâm, tráng miệng, hoặc ăn kèm thịt khìa, heo quay.
Chuối nếp nướng
Chuối nếp nướng là món ăn vặt nổi tiếng ở miền Tây. Ảnh: Mr True
Chuối nếp nướng là một trong 9 món ăn được CNN nhắc đến trong danh sách "Những món tráng miệng ngon nhất thế giới". "Món ăn giòn, nóng hổi và thơm, ngon nhất khi thưởng thức cùng nước cốt dừa, đậu phộng rang. Đây là thứ nhất định phải thử khi đến Việt Nam", CNN viết.
Chuối nếp nướng có thể tìm thấy ở nhiều nơi miền Tây cũng như tại Châu Đốc. Chuối sứ lột vỏ rửa qua nước muối loãng rồi ướp với 2-3 muỗng đường, một phần tư muỗng muối trong 30 phút. Gạo nếp trộn nước cốt dừa sau khi đồ chín dàn mỏng, đặt chuối lên trên, cuộn tròn rồi quấn trong lá chuối, sau đó nướng. Khi lá chuối cháy xém, vỏ xôi giòn vàng, dậy mùi thơm là được.
Đặc sản
Ngoài những món ăn có thể thưởng thức tại chỗ, du khách đến Châu Đốc nên mua những đặc sản địa phương về làm quà như: các loại mắm, đường thốt nốt, quả thốt nốt, khô Châu Đốc (khô cá và khô bò), quả mây gai (mùa hè).
Lưu ý
Mùa nước nổi trời mưa nhưng không liên tục, ít ảnh hưởng tới các hoạt động du lịch.
Khu vực miền Tây ít cao tốc, vì thế các phương tiện di chuyển thường chỉ duy trì được tốc độ khoảng 40 đến 50 km/h.
Mùa đẹp
Hai thời điểm du khách thường tới Châu Đốc là đầu năm và cuối năm.
Đầu năm có dịp Tết cổ truyền của dân tộc Khmer (Tết Chol Chnam Thmay - ngày 5 đến 8/3 Âm lịch) và lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam (từ ngày 15 đến 27/4 Âm lịch).
Cuối năm, từ khoảng tháng 9 đến tháng 12 là mùa nước nổi đặc sản của miền Tây. Đây cũng là thời điểm những cánh đồng lúa bắt đầu chín.
Di chuyển
Phương tiện di chuyển thuận tiện nhất để tới Châu Đốc là đường bộ.
Từ TP HCM và các tỉnh phía Nam, du khách đến Châu Đốc theo các tuyến đường như Quốc lộ 1A (CT01), CT02, Quốc lộ 62, Quốc lộ 91, Quốc lộ 80. Du khách xuất phát từ bến xe miền Tây hoặc tại điểm đón của các nhà xe.
Từ Hà Nội và các tỉnh miền Bắc hay miền Trung, du khách bay đến sân bay gần nhất là Cần Thơ rồi tiếp tục đi đường bộ tới Châu Đốc. Từ Cần Thơ tới Châu Đốc khoảng 3 tiếng.
Lưu trú
TP Châu Đốc có rất nhiều khách sạn, từ bình dân đến cao cấp, với giá tiền mỗi đêm dao động từ khoảng 200.000 đồng đến 2 triệu đồng.
Victoria Châu Đốc Hotel và Victoria Nui Sam Lodge là hai khu lưu trú cao cấp nhất, trong đó Victoria Nui Sam Lodge được gọi là một trong những điểm ngắm hoàng hôn đẹp nhất miền Tây.
Các khách sạn 3 sao có giá từ 600.000 đồng đến 1 triệu đồng trong thành phố còn có The Lux Hotel Chau Doc, Paris Hotel Chau Doc, Sang Nhu Ngoc Resort, Chau Pho Hotel, khách sạn Yên Châu.
Ngoài ra, du khách có thể chọn các motel, farmstay hay các khu nghỉ bình dân khác được đánh giá cao trên các website đặt phòng gồm: Đồng Xanh hotel, Viet Mekong farmstay, Ngoc Linh motel.
Tham quan
Chợ Châu Đốc
Đây là điểm đến không thể bỏ qua trong thành phố, là nơi buôn bán và trao đổi hàng hoá của các tiểu thương trong vùng.
Vào chợ Châu Đốc, ập vào mắt du khách đầu tiên là những quầy bày bán đủ loại mắm, dễ hiểu tại sao nơi này được gọi là "Vương quốc mắm". Mắm ở đây được làm từ các loại cá khác nhau như cá trèn, cá lóc, cá linh, cá sọc. Từ nhiều công thức gia truyền nổi tiếng, mỗi loại mắm ở đây đều có hương vị đặc trưng và độc đáo. Ngoài ra, chợ Châu Đốc còn là thiên đường ẩm thực với vô số món ăn đặc trưng miền Tây như bún cá, lẩu mắm, bún mắm, các loại bánh và nhiều đồ ăn khác.
Tượng đài cá ba sa
Cách chợ Châu Đốc khoảng 200 m, sát bờ sông Hậu là tượng đài cá ba sa. Tượng cao cao 12 m, do nhà điêu khắc Trần Thanh Phong thực hiện. Tượng đài có hình dáng cách điệu một bè cá phần dưới, phần trên là hình tượng con cá ba sa đang lao lên khỏi mặt nước. Cá ba sa đã gắn bó với người dân An Giang gần 100 năm nay, giúp hàng chục nghìn hộ dân nơi đây có thu nhập ổn định và giàu có. Tượng đài không chỉ mang ý nghĩa nhớ ơn loài cá này, mà còn tôn vinh người làm nghề nuôi cá.
Làng bè nhiều màu sắc
Làng bè nuôi cá ở khu vực ngã ba sông Châu Đốc, ngay trung tâm thành phố, do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang thực hiện nhằm tạo điểm nhấn cho sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nuôi cá nước ngọt trong lồng bè là nghề truyền thống, nét đặc trưng của người dân quanh lưu vực sông Mekong.
161 lồng bè trải dài hơn 1 km được phủ lên màu sắc theo thứ tự đỏ, vàng, cam, lục, lam, tím. Vị trí của làng bè nằm trên tuyến tham quan tìm hiểu, trải nghiệm đời sống sông nước và văn hóa cộng đồng người Chăm An Giang. Du khách có thể tham quan làng bè bằng ghe, trải nghiệm cuộc sống trên những nhà bè.
Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam
Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam, cách trung tâm thành phố Châu Đốc 5 km, là địa điểm quen thuộc với khách hành hương đến An Giang dâng lễ cầu xin bình an, tài lộc mỗi năm. Tọa lạc dưới chân núi Sam, lễ hội vía bà Chúa Xứ núi Sam diễn ra từ ngày 23 đến 27/4 Âm lịch. Đây là lễ hội tái hiện sinh động dấu ấn thời kỳ người Việt đến vùng đất An Giang, tưởng nhớ công lao người mở cõi, giúp dân dẹp loạn, ban mưa thuận gió hòa cho vùng đất phía tây nam tổ quốc.
Từ năm 2021, An Giang đã đưa vào vận hành hệ thống cáp treo lên núi với tổng chiều dài 900 m, với 37 cabin, mỗi cabin có sức chứa 8 khách. Hiện giá vé cáp treo hai chiều dành cho người lớn là 150.000 đồng.
Lăng Thoại Ngọc Hầu
Lăng Thoại Ngọc Hầu là công trình kiến trúc cổ, tiêu biểu dưới thời phong kiến và được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia của Việt Nam năm 1997. Công trình để tưởng niệm ông Thoại Ngọc Hầu - người có công khai khẩn và trấn giữ vùng đất An Giang. Lăng có khuôn viên rộng, được bao bọc bởi tường thành, cổng vào được đúc thành hình bán nguyệt, tạo nên thế vững chãi và chắc chắn. Ngoài việc viếng lăng mộ, bạn còn có cơ hội tham quan nhà trưng bày các hiện vật cổ quý hiếm, mang giá trị cao về lịch sử văn hóa.
Chùa Hang
Chùa Hang tọa lạc trên triền núi Sam, cũng là một điểm đến trên đường hành hương của du khách. Xung quanh chùa được bao bọc bởi núi non hùng vĩ cùng nhiều loài hoa khoe sắc quanh năm. Khuôn viên chùa được xây dựng với nhiều điểm tham quan như: chánh điện, đường hang, hồ liên trì hải hội, sân tiên. Ngôi chùa được thiết kế hài hòa với tông màu đỏ chủ đạo, lợp ngói ống, cột và mái chạm khắc tinh xảo, lối đi được lát đá theo bậc thang thuận tiện di chuyển.
Pháo đài núi Sam
Pháo đài núi Sam. Ảnh: A.B.
Đỉnh núi Sam có tên gọi là Pháo Đài. Năm 1896 trấn phủ Châu Đốc đã cho xây dựng một ngôi nhà nghỉ mát trên đỉnh núi, tầng trên cùng có hình trôn ốc nên người dân gọi là Pháo Đài. Trong chiến tranh, nơi này là căn cứ quân sự chiến lược. Hiện Pháo Đài vẫn còn nhưng ngôi biệt thự không còn nữa. Bên cạnh Pháo Đài có ngôi nhà, bên trong là bệ đá, tương truyền là nơi đặt tượng Bà Chúa Xứ núi Sam trước đây.
Có hai đường lên đỉnh núi Sam. Đường thứ nhất sau lăng Thoại Ngọc Hầu gần hơn nhưng dốc, chỉ dành cho người đi bộ. Đường thứ hai từ Châu Đốc đến ngã ba Đầu Bờ rồi vòng chân núi, qua trường học và nghĩa trang. Đường trải nhựa dài hơn 2 km, ôtô và xe máy đi thuận tiện.
Rừng tràm Trà Sư
Rừng tràm Trà Sư thuộc huyện Tịnh Biên, cách TP Châu Đốc 30km, là điểm đến mọi du khách tới thành phố không bỏ qua vì tiện đi lại. Thời điểm tốt nhất trong ngày để khám phá rừng tràm là sáng sớm hoặc hoàng hôn.
Đây là rừng ngập nước tiêu biểu của vùng sông Hậu, giữ vai trò quan trọng trong việc điều hòa môi trường nước và khí hậu cho cả vùng. Rừng còn là nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật quý. Mùa nước nổi ở đây rất đẹp. Nước đổ về khiến rừng cây xanh tốt, kết hợp cùng những lớp bèo phủ xanh mặt nước, tạo nên khung cảnh nên thơ. Mùa nước nổi cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loài cá tôm và là điểm đến hấp dẫn cho nhiều loài chim.
Người địa phương sẽ dùng thuyền đưa du khách vào sâu trong rừng tràm, hòa mình vào thiên nhiên. Ngồi trên thuyền, bạn sẽ bắt gặp những chú chim đậu ngay thân cây, nhiều loại sen đủ sắc màu. Nếu thích, du khách thể yêu cầu người lái thuyền dừng lại để cảm nhận rõ không gian tĩnh lặng và ghi lại những khoảnh khắc của thiên nhiên.
>> Xem thêm: Cẩm nang du lịch rừng tràm Trà Sư
Làng Chăm
Làng Chăm Châu Phong (thị xã Tân Châu) không thuộc địa phận thành phố Châu Đốc, nhưng rất gần và có thể di chuyển dễ dàng. Từ trung tâm thành phố, du khách mất khoảng 10 phút đi thuyền để tới ngôi làng này. Châu Phong là ngôi làng của người Chăm theo đạo Hồi, hiện vẫn giữ được khá nguyên vẹn vẻ đẹp truyền thống từ kiến trúc, văn hóa, làng nghề cho tới nét sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày. Thánh đường Hồi giáo đẹp, cùng nhiều ngôi nhà sàn nhiều năm tuổi quý giá. Bạn cũng sẽ được nhìn ngắm những sản phẩm thủ công và ẩm thực đặc sắc của người Chăm.
Cánh đồng thốt nốt
Điểm nổi bật khi bạn đến An Giang nói chung và khu vực quanh Châu Đốc nói riêng, đó chính là ngắm nhìn cánh đồng thốt nốt trải dài đẹp như tranh vẽ. Trên các con đường dẫn từ trung tâm thành phố Châu Đốc đến các địa điểm tham quan, không khó để du khách có thể bắt gặp những cánh đồng thốt nốt rộng mênh mông. Bên cạnh đó bạn còn nhìn thấy được những thửa ruộng chín vàng khi vào mùa gần cuối năm, lý tưởng cho những khung hình đẹp.
Ẩm thực
Bún cá Châu Đốc
Bún cá Châu Đốc xưa dùng cá linh nấu lấy nước ngọt, thêm tôm khô cho đậm đà và không thể thiếu ngải bún, mắm ruốc, sả, ớt, tỏi, nghệ tươi. Bún cá Châu Đốc ngày nay vẫn giữ gần như nguyên bản, mộc mạc với cá lóc, nước lèo và bún tươi. Nước lèo được nấu bằng xương ống ninh lấy nước ngọt, vừa ninh phải vừa vớt bọt để nước dùng luôn trong. Cá lóc đồng làm sạch luộc chín trong nước luộc sả và củ nghệ đập dập nên không tanh, lại có mùi thơm thoang thoảng. Thịt cá được gỡ xương, đem ướp gia vị rồi xào sơ với nghệ để thịt săn, có màu vàng đẹp mắt.
Gỏi sầu đâu
Người Châu Đốc nói riêng và An Giang nói chung dùng đọt và lá sầu đâu (loại cây hoang dã, vị đắng, hậu ngọt, tính mát) kết hợp với khô cá sặc, khô cá lóc, hoặc thịt và tôm để làm gỏi. Để giảm vị đắng của lá, nhiều người trụng sơ trước khi trộn đều với các nguyên liệu khác. Nước trộn món gỏi này thường làm từ mắm me, thêm đường, tỏi và ớt băm nhuyễn. Món ăn có đủ vị đắng, chua, mặn, ngọt như chua của me, đắng hậu ngọt của lá sầu, cay của ớt.
Lẩu mắm Châu Đốc
Ở "vương quốc mắm" Châu Đốc, mắm cá chốt và mắm cá sặc là hai nguyên liệu chính của lẩu mắm. Các món thả lẩu thường gồm chả cá thác lác nhồi ớt, các loại thịt, hải sản, rau muống, bông bí, kèo nèo, bắp chuối và thêm ớt, hành lá dậy vị. Ăn kèm với lẩu là bún. Du khách nên pha thêm chút mắm me chua ngọt hay mắm ớt để gia tăng vị ngon của món ăn miền sông nước này.
Bánh bò thốt nốt
Đây là đặc sản đặc trưng của ẩm thực xứ Bảy Núi và chỉ ở Châu Đốc, du khách mới có thể thưởng thức món bánh này một cách chuẩn vị nhất. Bánh bò thốt nốt được làm ra từ đường và bột của vỏ trái thốt nốt, kết hợp cùng những nguyên liệu cơ bản như bột gạo, nước cốt dừa. Bánh bò thốt nốt thường có màu vàng đẹp mắt và hấp dẫn. Món bánh giúp nạp thêm năng lượng, bởi hàm lượng carbohydrate (bột, đường) và chất béo bão hòa dồi dào trong bánh. Món ăn có thể dùng như điểm tâm, tráng miệng, hoặc ăn kèm thịt khìa, heo quay.
Chuối nếp nướng
Chuối nếp nướng là món ăn vặt nổi tiếng ở miền Tây. Ảnh: Mr True
Chuối nếp nướng là một trong 9 món ăn được CNN nhắc đến trong danh sách "Những món tráng miệng ngon nhất thế giới". "Món ăn giòn, nóng hổi và thơm, ngon nhất khi thưởng thức cùng nước cốt dừa, đậu phộng rang. Đây là thứ nhất định phải thử khi đến Việt Nam", CNN viết.
Chuối nếp nướng có thể tìm thấy ở nhiều nơi miền Tây cũng như tại Châu Đốc. Chuối sứ lột vỏ rửa qua nước muối loãng rồi ướp với 2-3 muỗng đường, một phần tư muỗng muối trong 30 phút. Gạo nếp trộn nước cốt dừa sau khi đồ chín dàn mỏng, đặt chuối lên trên, cuộn tròn rồi quấn trong lá chuối, sau đó nướng. Khi lá chuối cháy xém, vỏ xôi giòn vàng, dậy mùi thơm là được.
Đặc sản
Ngoài những món ăn có thể thưởng thức tại chỗ, du khách đến Châu Đốc nên mua những đặc sản địa phương về làm quà như: các loại mắm, đường thốt nốt, quả thốt nốt, khô Châu Đốc (khô cá và khô bò), quả mây gai (mùa hè).
Lưu ý
Mùa nước nổi trời mưa nhưng không liên tục, ít ảnh hưởng tới các hoạt động du lịch.
Khu vực miền Tây ít cao tốc, vì thế các phương tiện di chuyển thường chỉ duy trì được tốc độ khoảng 40 đến 50 km/h.