tran hương
Well-known member
Nam Định cách Hà Nội 90 km, giao thông thuận tiện, phù hợp cho chuyến du lịch cuối tuần.
Nam Định mùa nào đẹp
Giống nhiều tỉnh đồng bằng Bắc Bộ khác, Nam Định có bốn mùa rõ rệt. Ngoài mùa hè phù hợp cho việc đi tắm biển, thời điểm ghé thăm địa danh này đẹp nhất là vào dịp rằm tháng Giêng. Đây là lúc diễn ra lễ hội Khai Ấn Đền Trần, thu hút hàng chục nghìn du khách đến tham quan trước và trong đêm lễ chính.
Di chuyển
Từ Hà Nội, du khách dễ dàng đến Nam Định bằng đường bộ và sắt. Mỗi ngày có 3-4 chuyến tàu khởi hành từ Hà Nội, đi qua Nam Định. Giá vé từ 90.000 đồng một chiều.
Nếu chọn đường bộ, có thể đi xe khách, ôtô cá nhân, taxi hoặc xe máy. Quãng đi bằng phẳng, dễ di chuyển. Thời gian tới nơi khoảng 2-2,5 tiếng. Vé xe khách từ 60.000 đồng một người, tùy từng nhà xe.
Nam Định chưa có sân bay dân dụng, du khách ở những địa phương xa hơn bay tới Hà Nội rồi di chuyển.
Chơi gì
Trung tâm thành phố Nam Định là địa điểm đầu tiên du khách dừng chân. Từ đây, bạn có thể ghé thăm các địa điểm nổi tiếng trong thành phố.
Đền Trần là một quần thể đền thờ nằm ở đường Trần Thừa, phường Lộc Vượng, ngoại ô thành phố. Đây là nơi thờ cúng các vua Trần cùng quan lại có công phù tá. Ngày nay, đây là nơi chiêm bái của các tín đồ hành hương và du khách cả nước. Rằm tháng giêng là thời điểm đông khách thập phương ghé thăm nơi này nhất, vì tham gia lễ Khai Ấn nổi tiếng. Sự kiện này diễn ra từ đêm 14 tháng giêng âm lịch, với nghi thức dâng hương, rước kiệu với nghi thức khai ấn là quan trọng nhất. Đoàn rước đến đền Thiên Trường đúng giờ Tý (23h).
Lễ Khai Ấn đền Trần luôn thu hút đông đảo khách ghé thăm. Ảnh: Ngọc Thành
Nghi thức này bắt đầu vào năm 1239, tại phủ Thiên Trường, vua Trần mở tiệc chiêu đãi và phong chức cho những quan quân có công, cầu mong cho thiên hạ thái bình, mọi nhà chung hưởng lộc ấn đền Trần "Tích phúc vô cương". Tuy nhiên, nhiều người đã hiểu sai rằng xin ấn để được thăng quan tiến chức.
Cách đó vài trăm mét là chùa Phổ Minh (chùa Tháp), công trình kiến trúc duy nhất thuộc Hành cung Thiên Trường xưa còn tồn tại gần như nguyên vẹn đến ngày nay. Theo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Nam Định, chùa có từ thời Lý, mở rộng năm 1262 và phục vụ nhu cầu lễ Phật của Thái thượng hoàng, các thân vương quý tộc thời Trần. Ngoài thờ Phật, chùa có tượng thờ Phật hoàng Trần Nhân Tông và Pháp sư Huyền Quang, Phổ Loa - những người sáng lập ra trường phái Trúc Lâm.
Phủ Dầy là một quần thể kiến trúc tín ngưỡng truyền thống, trải rộng trên đại bàn xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, gần quốc lộ 10, 37B và 38B. Hội Phủ Dầy được tổ chức hàng năm vào ngày 3/3 âm lịch, nhằm bày tỏ sự biết ơn với Mẫu Liễu Hạnh. Thời điểm này, Chúa Liễu Hạnh cũng được thờ tại nhiều lễ hội khác trên Việt Nam, nhưng hội Phủ Dầy là một trong những sự kiện long trọng và nổi tiếng nhất nước, thu hút sự tham gia của đông đảo người dân, khách thập phương.
Có ba nghi thức quan trọng nhất trong Lễ hội: lễ Rước Mẫu Thỉnh Kinh,lễ Rước Đuốc tại Phủ Chính, lễ kéo chữ Hoa Trượng Hội.
Sẽ thật thiếu sót nếu nhắc đến Nam Định và bỏ qua Chợ Viềng. Đây là phiên chợ họp đầu năm, vào đêm mùng 7 và ngày mùng 8 âm lịch, với mục đích "mua may, bán rủi". Nổi tiếng nhất là Chợ Viềng được tổ chức ở huyện Vụ Bản và Nam Trực.
Bảo tàng Dệt Nam Định, nằm trên đường Trần Đăng Ninh cũng là một điểm đến dành cho những du khách yêu thích khám phá lịch sử. Tại đây, bạn có hành trình ngược thời gian để tìm hiểu về cuộc sống của những công nhân nhà máy Dệt thời kỳ kháng chiến chống Pháp, thông qua hàng trăm kỷ vật còn lưu giữ đến ngày nay.
Các địa điểm khác bạn có thể ghé thăm tại thành phố là hồ Vị Xuyên, lang thang trên những con phố ở trung tâm như Hàng Sắt, Hàng Đồng, Hàng Tiện, Hàng Cấp để nhìn ngắm những ngôi nhà cổ còn sót lại.
Làng cây cảnh Vị Khê nằm ở xã Điền Xá, huyện Nam Trực, cách thành phố Nam Định khoảng 5 km về phía đông nam. Làng có lịch sử hơn 700 năm và thường được du khách gọi đùa là "làng tỷ phú". Các nghệ nhân trồng cây cảnh ở đây kế tục sự nghiệp theo kiểu cha truyền con nối.
Theo anh Vân, một nghệ nhân của làng, trong vườn của anh có nhiều cây được trồng qua 2-3 đời, đến đời anh mới hình thành nên kiệt tác đúng với ý tưởng ban đầu. Ngoài ra, cũng có nhiều cây cảnh khác anh bắt đầu trồng, và phải đến đời con, đời cháu mới xong. Với các nghệ nhân trong làng, mỗi cây được họ chăm sóc, nâng niu như một đứa con.
Nằm ở thôn Bỉnh Di, xã Giao Thịnh, huyện Giao Thủy và cách thành phố Nam Định 45 km là Bảo tàng Đồng quê đầu tiên ở Việt Nam. Bảo tàng tư nhân này rộng hơn 5.000 m2, là nơi tái hiện hình ảnh cuộc sống lao động, sinh hoạt của người dân vùng đồng bằng bắc bộ từ xưa đến nay.
Tới đây, du khách sẽ được tham quan các mô hình nhà ở thời xưa với những gian nhà lợp ngói, vách đất... và thăm vườn cây, ao cá. Đây cũng là địa điểm được nhiều du khách đánh giá cao, phù hợp cho các gia đình có trẻ nhỏ. Bạn có thể đặt cơm trưa tại bảo tàng và thưởng thức các món ăn dân dã, đồng quê của đất Nam Định như bánh gai, xôi khúc, gà luộc, thịt luộc chấm tương... Giá vé vào cửa là 5.000 đồng mỗi người.
Du khách có thể thực hiện một tour tham quan các nhà thờ nổi tiếng và thực hiện các bộ ảnh theo phong cách châu Âu. Điểm đến gồm: Tòa giám mục Bùi Chu; Đền thánh Kiên Lao; Nhà thờ Trung Linh Tiểu vương cung thánh đường Phú Nhai; Giáo xứ Thánh Danh; nhà thờ Lớn ở TP và nhà thờ Khoái Đồng... Phần lớn các địa điểm trên đều nằm ở huyện Xuân Trường.
Phần lớn các nhà thờ đều nằm ở huyện Xuân Trường. Ảnh: Duy Nghĩa - Minh Quang
Ngoài ra, du khách có thể ghé thăm bãi biển Hải Thịnh (biển Thịnh Long), Quất Lâm vào mùa hè.
Khách sạn
Du khách có thể qua đêm tại các khách sạn ở trung tâm thành phố như Vị Hoàng hay ở ngoại ô như Nam Cường, homestay Ecohost tại huyện Hải Hậu. Bên cạnh đó, Nam Định có nhiều khách sạn bình dân, rẻ và đẹp.
Ăn gì
Nhắc đến Nam Định là nhắc đến phở bò nổi tiếng. "Quê Phở" nằm ở làng Giao Cù, xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực, cách thành phố Nam Định 14 km. Đây là làng nghề làm bánh phở lâu năm. Nguyên liệu là gạo chiêm của vụ trước để hết nhựa, đem nghiền bằng cối xay đá rồi tráng mỏng trên nồi nước quạt than củi. Bánh phở ở đây trắng, dai và thơm. Nước phở ninh từ xương bò, mắm ngon và sá sùng, hành khô...
Một bát phở xíu ở Nam Định ăn kèm những thứ gia vị không thể thiếu là chanh và ớt. Nếu không để ý tới màu đo đỏ của lớp ngoài thịt xíu, có lẽ nhiều người sẽ nghĩ đây là bát phở thịt bò chín. Ảnh: Phong Phú
Phở xíu cũng là một gợi ý đáng để thử. Xíu là cách đọc rút gọn của món thịt xá xíu trong ẩm thực Trung Quốc, phần thịt lợn có một lớp mỡ mỏng bao quanh, được tẩm ướp húng lìu, ngũ vị hương, rượu mai quế lộ, dầu điều... rồi đem rán.
Xá xíu có màu nâu cánh gián, phần mỡ vàng, thơm mùi húng lìu, khi thái ra phần thăn bên trong có màu hồng nhạt, thịt mềm và ngọt. Phần nước dùng phở xíu cũng được ninh bằng xương bò, xương lợn theo tỉ lệ nhất định. Miếng xíu được thái to bản như bò chín, thoạt nhìn nếu không để ý tới màu đỏ của lớp ngoài thịt xíu, có lẽ nhiều người sẽ nghĩ đây là bát phở thịt bò chín.
Ngon nhất đất Nam Định chính là các món ăn đường phố, được bày bán tại các khu chợ, hàng quán vỉa hè. Một trong số đó là xôi xíu, tập trung ở một vài quán nhỏ, lâu năm. Quán xôi xíu nổi tiếng, được nhiều thực khách ưa chuộng nhất nằm ở phố Hàng Sắt. Ngoài xôi, quán còn phục vụ thêm các loại bánh ngọt và chè thập cẩm, hoa quả.
Bánh mì cầu Đò Quan cũng được người dân địa phương yêu thích, nằm ngay chân cầu Đò Quan, có giá từ 10.000 đồng một chiếc, gồm bánh mì vỏ giòn, nhân pate, ruốc. Bạn cũng có thể gọi thêm nhân bánh như trứng tráng với pate, thịt xíu... Có thể ngồi ăn ngay tại quán và uống thêm nước sữa đậu.
Bánh xíu páo đã theo chân người Hoa đến Nam Định từ lâu. Chiếc bánh giản dị, trông qua giống một chiếc bánh bao chiên nhưng nhân như bánh nướng và vỏ ngoài tựa bánh pía Sóc Trăng. Nguyên liệu làm bánh chủ yếu gồm bột mì, thịt, trứng, bột, mỡ lợn và một số gia vị đặc trưng tùy theo cách làm gia truyền. Để bánh ngon, người ta thường ướp thịt lợn thăn với tỏi băm nhỏ, ngũ vị hương, dầu hào, mật ong rồi đem rán cho đến khi chuyển sang màu cánh gián và thơm nức. Thịt xá xíu được cắt hột lựu trộn cùng với mộc nhĩ, mỡ lợn và nửa quả trứng gà luộc làm nhân. Bánh khi nướng được quết một lớp dầu và trứng để bánh chín đều và không bị cháy. Người nặn bánh cũng phải rất cầu kỳ và có kỹ thuật để bánh tạo ra từng lớp mỏng.
Nem nắm Giao Thủy: Để có món nem ngon đúng điệu, người làm phải chọn thịt lợn ngon, không dính gân, mỡ, sau khi mua về được nhúng nước sôi cho chín tái để giữ vị ngọt. Thính đạt chuẩn không quá cháy, màu vàng đẹp. Bì lợn cạo sạch lông, luộc chín rồi sắt sợi nhỏ như sợi mỳ. Sau khi có các nguyên liệu cần thiết, người ta trộn thịt, bì, thính cùng nước mắm ngon, tỏi, tiêu, ớt, bóp sao cho quyện đều vào nhau, vo thành nắm tròn và gói lại, chẳng cần cho vào tủ lạnh cũng có thể để được mấy ngày. Nem khi ăn, chỉ cần lấy lượng vừa đủ, gói thành miếng nhỏ vừa miệng kẹp chung với lá sung, đinh lăng.
Bánh cuốn làng Kênh: Người làng Kênh vẫn truyền cho con cháu kinh nghiệm tráng bánh ngon. Gạo làm bánh là loại dẻo, bột không được ngâm quá lâu vì bánh sẽ chua, nhão, khi tráng thoa một lớp bột mỏng nhưng đều. Muốn bánh có độ dai, mỏng và giòn, để lâu bánh không bị cứng thì khi pha bột bánh thêm một lượng nhỏ bột dong. Ngày nay, khi ăn người ta thường cho thêm vài lát chả quế thơm vào cho đậm vị.
Xôi cá rô là thứ quà sáng dân dã, kết hợp hài hòa của cá rô đồng và gạo nếp. Theo kinh nghiệm dân gian, vào mùa mưa, cá rô đồng thịt ngon, khỏe và đầy bụng trứng, rất phù hợp để chế biến món xôi cá rô đặc sản. Lúc này, người dân thường ra đồng, tìm kênh rạch, ruộng, mương để bẫy bắt cá.
Bánh nhãn Hải Hậu khiến nhiều người nhầm tưởng được làm từ quả nhãn nhưng không phải vậy. Do hình dạng tròn tròn, vàng ngon như long nhãn nên người dân địa phương mới sáng tạo đặt tên như thế. Là món ăn chơi, ăn vặt phổ biến, bánh nhãn được làm từ bột nếp, trứng gà, đường, mỡ lợn. Bột nếp sau khi trộn với trứng gà được vo thành từng viên, chiên trong chảo ngập mỡ. Đường trắng nấu chảy, cho bột vừa chiên vào để đường bọc ở ngoài thật khéo. Bánh ngon và độ ngọt thế nào phụ thuộc nhiều vào lớp đường này.
Ngoài ra, thực khách có thể ghé thăm chợ Ngõ Ngang, gần sân vận động Thiên Trường để thưởng thức các món nổi tiếng khác như bún tóp mỡ (hay bún sung), bún đũa, phở xíu, bánh bèo và bánh cuốn. Giá mỗi món từ 10.000 đồng. Nem ốc móng tay ở Giao Thủy cũng là một món ăn du khách nên thử.
TP Nam Định có rất nhiều quán cà phê đẹp. Một trong những điểm hẹn được giới trẻ yêu thích là SKY18 Coffee & Tea, quán café cao nhất tại thành phố nằm trên tầng 26 một tòa nhà. Với góc nhìn rộng và thoáng, thực khách đến đây có thể ngắm toàn cảnh thành phố. Menu của quán phong phú, với hơn 70 loại đồ uống, giá 30.000-50.000 đồng một món. Được yêu thích nhất tại đây là set trà hoa quả trang trí bắt mắt, có tác dụng detox, hương vị thơm ngon.
Nam Định mùa nào đẹp
Giống nhiều tỉnh đồng bằng Bắc Bộ khác, Nam Định có bốn mùa rõ rệt. Ngoài mùa hè phù hợp cho việc đi tắm biển, thời điểm ghé thăm địa danh này đẹp nhất là vào dịp rằm tháng Giêng. Đây là lúc diễn ra lễ hội Khai Ấn Đền Trần, thu hút hàng chục nghìn du khách đến tham quan trước và trong đêm lễ chính.
Di chuyển
Từ Hà Nội, du khách dễ dàng đến Nam Định bằng đường bộ và sắt. Mỗi ngày có 3-4 chuyến tàu khởi hành từ Hà Nội, đi qua Nam Định. Giá vé từ 90.000 đồng một chiều.
Nếu chọn đường bộ, có thể đi xe khách, ôtô cá nhân, taxi hoặc xe máy. Quãng đi bằng phẳng, dễ di chuyển. Thời gian tới nơi khoảng 2-2,5 tiếng. Vé xe khách từ 60.000 đồng một người, tùy từng nhà xe.
Nam Định chưa có sân bay dân dụng, du khách ở những địa phương xa hơn bay tới Hà Nội rồi di chuyển.
Chơi gì
Trung tâm thành phố Nam Định là địa điểm đầu tiên du khách dừng chân. Từ đây, bạn có thể ghé thăm các địa điểm nổi tiếng trong thành phố.
Đền Trần là một quần thể đền thờ nằm ở đường Trần Thừa, phường Lộc Vượng, ngoại ô thành phố. Đây là nơi thờ cúng các vua Trần cùng quan lại có công phù tá. Ngày nay, đây là nơi chiêm bái của các tín đồ hành hương và du khách cả nước. Rằm tháng giêng là thời điểm đông khách thập phương ghé thăm nơi này nhất, vì tham gia lễ Khai Ấn nổi tiếng. Sự kiện này diễn ra từ đêm 14 tháng giêng âm lịch, với nghi thức dâng hương, rước kiệu với nghi thức khai ấn là quan trọng nhất. Đoàn rước đến đền Thiên Trường đúng giờ Tý (23h).
Nghi thức này bắt đầu vào năm 1239, tại phủ Thiên Trường, vua Trần mở tiệc chiêu đãi và phong chức cho những quan quân có công, cầu mong cho thiên hạ thái bình, mọi nhà chung hưởng lộc ấn đền Trần "Tích phúc vô cương". Tuy nhiên, nhiều người đã hiểu sai rằng xin ấn để được thăng quan tiến chức.
Cách đó vài trăm mét là chùa Phổ Minh (chùa Tháp), công trình kiến trúc duy nhất thuộc Hành cung Thiên Trường xưa còn tồn tại gần như nguyên vẹn đến ngày nay. Theo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Nam Định, chùa có từ thời Lý, mở rộng năm 1262 và phục vụ nhu cầu lễ Phật của Thái thượng hoàng, các thân vương quý tộc thời Trần. Ngoài thờ Phật, chùa có tượng thờ Phật hoàng Trần Nhân Tông và Pháp sư Huyền Quang, Phổ Loa - những người sáng lập ra trường phái Trúc Lâm.
Phủ Dầy là một quần thể kiến trúc tín ngưỡng truyền thống, trải rộng trên đại bàn xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, gần quốc lộ 10, 37B và 38B. Hội Phủ Dầy được tổ chức hàng năm vào ngày 3/3 âm lịch, nhằm bày tỏ sự biết ơn với Mẫu Liễu Hạnh. Thời điểm này, Chúa Liễu Hạnh cũng được thờ tại nhiều lễ hội khác trên Việt Nam, nhưng hội Phủ Dầy là một trong những sự kiện long trọng và nổi tiếng nhất nước, thu hút sự tham gia của đông đảo người dân, khách thập phương.
Có ba nghi thức quan trọng nhất trong Lễ hội: lễ Rước Mẫu Thỉnh Kinh,lễ Rước Đuốc tại Phủ Chính, lễ kéo chữ Hoa Trượng Hội.
Sẽ thật thiếu sót nếu nhắc đến Nam Định và bỏ qua Chợ Viềng. Đây là phiên chợ họp đầu năm, vào đêm mùng 7 và ngày mùng 8 âm lịch, với mục đích "mua may, bán rủi". Nổi tiếng nhất là Chợ Viềng được tổ chức ở huyện Vụ Bản và Nam Trực.
Bảo tàng Dệt Nam Định, nằm trên đường Trần Đăng Ninh cũng là một điểm đến dành cho những du khách yêu thích khám phá lịch sử. Tại đây, bạn có hành trình ngược thời gian để tìm hiểu về cuộc sống của những công nhân nhà máy Dệt thời kỳ kháng chiến chống Pháp, thông qua hàng trăm kỷ vật còn lưu giữ đến ngày nay.
Các địa điểm khác bạn có thể ghé thăm tại thành phố là hồ Vị Xuyên, lang thang trên những con phố ở trung tâm như Hàng Sắt, Hàng Đồng, Hàng Tiện, Hàng Cấp để nhìn ngắm những ngôi nhà cổ còn sót lại.
Làng cây cảnh Vị Khê nằm ở xã Điền Xá, huyện Nam Trực, cách thành phố Nam Định khoảng 5 km về phía đông nam. Làng có lịch sử hơn 700 năm và thường được du khách gọi đùa là "làng tỷ phú". Các nghệ nhân trồng cây cảnh ở đây kế tục sự nghiệp theo kiểu cha truyền con nối.
Theo anh Vân, một nghệ nhân của làng, trong vườn của anh có nhiều cây được trồng qua 2-3 đời, đến đời anh mới hình thành nên kiệt tác đúng với ý tưởng ban đầu. Ngoài ra, cũng có nhiều cây cảnh khác anh bắt đầu trồng, và phải đến đời con, đời cháu mới xong. Với các nghệ nhân trong làng, mỗi cây được họ chăm sóc, nâng niu như một đứa con.
Nằm ở thôn Bỉnh Di, xã Giao Thịnh, huyện Giao Thủy và cách thành phố Nam Định 45 km là Bảo tàng Đồng quê đầu tiên ở Việt Nam. Bảo tàng tư nhân này rộng hơn 5.000 m2, là nơi tái hiện hình ảnh cuộc sống lao động, sinh hoạt của người dân vùng đồng bằng bắc bộ từ xưa đến nay.
Tới đây, du khách sẽ được tham quan các mô hình nhà ở thời xưa với những gian nhà lợp ngói, vách đất... và thăm vườn cây, ao cá. Đây cũng là địa điểm được nhiều du khách đánh giá cao, phù hợp cho các gia đình có trẻ nhỏ. Bạn có thể đặt cơm trưa tại bảo tàng và thưởng thức các món ăn dân dã, đồng quê của đất Nam Định như bánh gai, xôi khúc, gà luộc, thịt luộc chấm tương... Giá vé vào cửa là 5.000 đồng mỗi người.
Du khách có thể thực hiện một tour tham quan các nhà thờ nổi tiếng và thực hiện các bộ ảnh theo phong cách châu Âu. Điểm đến gồm: Tòa giám mục Bùi Chu; Đền thánh Kiên Lao; Nhà thờ Trung Linh Tiểu vương cung thánh đường Phú Nhai; Giáo xứ Thánh Danh; nhà thờ Lớn ở TP và nhà thờ Khoái Đồng... Phần lớn các địa điểm trên đều nằm ở huyện Xuân Trường.
Phần lớn các nhà thờ đều nằm ở huyện Xuân Trường. Ảnh: Duy Nghĩa - Minh Quang
Ngoài ra, du khách có thể ghé thăm bãi biển Hải Thịnh (biển Thịnh Long), Quất Lâm vào mùa hè.
Khách sạn
Du khách có thể qua đêm tại các khách sạn ở trung tâm thành phố như Vị Hoàng hay ở ngoại ô như Nam Cường, homestay Ecohost tại huyện Hải Hậu. Bên cạnh đó, Nam Định có nhiều khách sạn bình dân, rẻ và đẹp.
Ăn gì
Nhắc đến Nam Định là nhắc đến phở bò nổi tiếng. "Quê Phở" nằm ở làng Giao Cù, xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực, cách thành phố Nam Định 14 km. Đây là làng nghề làm bánh phở lâu năm. Nguyên liệu là gạo chiêm của vụ trước để hết nhựa, đem nghiền bằng cối xay đá rồi tráng mỏng trên nồi nước quạt than củi. Bánh phở ở đây trắng, dai và thơm. Nước phở ninh từ xương bò, mắm ngon và sá sùng, hành khô...
Một bát phở xíu ở Nam Định ăn kèm những thứ gia vị không thể thiếu là chanh và ớt. Nếu không để ý tới màu đo đỏ của lớp ngoài thịt xíu, có lẽ nhiều người sẽ nghĩ đây là bát phở thịt bò chín. Ảnh: Phong Phú
Phở xíu cũng là một gợi ý đáng để thử. Xíu là cách đọc rút gọn của món thịt xá xíu trong ẩm thực Trung Quốc, phần thịt lợn có một lớp mỡ mỏng bao quanh, được tẩm ướp húng lìu, ngũ vị hương, rượu mai quế lộ, dầu điều... rồi đem rán.
Xá xíu có màu nâu cánh gián, phần mỡ vàng, thơm mùi húng lìu, khi thái ra phần thăn bên trong có màu hồng nhạt, thịt mềm và ngọt. Phần nước dùng phở xíu cũng được ninh bằng xương bò, xương lợn theo tỉ lệ nhất định. Miếng xíu được thái to bản như bò chín, thoạt nhìn nếu không để ý tới màu đỏ của lớp ngoài thịt xíu, có lẽ nhiều người sẽ nghĩ đây là bát phở thịt bò chín.
Ngon nhất đất Nam Định chính là các món ăn đường phố, được bày bán tại các khu chợ, hàng quán vỉa hè. Một trong số đó là xôi xíu, tập trung ở một vài quán nhỏ, lâu năm. Quán xôi xíu nổi tiếng, được nhiều thực khách ưa chuộng nhất nằm ở phố Hàng Sắt. Ngoài xôi, quán còn phục vụ thêm các loại bánh ngọt và chè thập cẩm, hoa quả.
Bánh mì cầu Đò Quan cũng được người dân địa phương yêu thích, nằm ngay chân cầu Đò Quan, có giá từ 10.000 đồng một chiếc, gồm bánh mì vỏ giòn, nhân pate, ruốc. Bạn cũng có thể gọi thêm nhân bánh như trứng tráng với pate, thịt xíu... Có thể ngồi ăn ngay tại quán và uống thêm nước sữa đậu.
Bánh xíu páo đã theo chân người Hoa đến Nam Định từ lâu. Chiếc bánh giản dị, trông qua giống một chiếc bánh bao chiên nhưng nhân như bánh nướng và vỏ ngoài tựa bánh pía Sóc Trăng. Nguyên liệu làm bánh chủ yếu gồm bột mì, thịt, trứng, bột, mỡ lợn và một số gia vị đặc trưng tùy theo cách làm gia truyền. Để bánh ngon, người ta thường ướp thịt lợn thăn với tỏi băm nhỏ, ngũ vị hương, dầu hào, mật ong rồi đem rán cho đến khi chuyển sang màu cánh gián và thơm nức. Thịt xá xíu được cắt hột lựu trộn cùng với mộc nhĩ, mỡ lợn và nửa quả trứng gà luộc làm nhân. Bánh khi nướng được quết một lớp dầu và trứng để bánh chín đều và không bị cháy. Người nặn bánh cũng phải rất cầu kỳ và có kỹ thuật để bánh tạo ra từng lớp mỏng.
Nem nắm Giao Thủy: Để có món nem ngon đúng điệu, người làm phải chọn thịt lợn ngon, không dính gân, mỡ, sau khi mua về được nhúng nước sôi cho chín tái để giữ vị ngọt. Thính đạt chuẩn không quá cháy, màu vàng đẹp. Bì lợn cạo sạch lông, luộc chín rồi sắt sợi nhỏ như sợi mỳ. Sau khi có các nguyên liệu cần thiết, người ta trộn thịt, bì, thính cùng nước mắm ngon, tỏi, tiêu, ớt, bóp sao cho quyện đều vào nhau, vo thành nắm tròn và gói lại, chẳng cần cho vào tủ lạnh cũng có thể để được mấy ngày. Nem khi ăn, chỉ cần lấy lượng vừa đủ, gói thành miếng nhỏ vừa miệng kẹp chung với lá sung, đinh lăng.
Bánh cuốn làng Kênh: Người làng Kênh vẫn truyền cho con cháu kinh nghiệm tráng bánh ngon. Gạo làm bánh là loại dẻo, bột không được ngâm quá lâu vì bánh sẽ chua, nhão, khi tráng thoa một lớp bột mỏng nhưng đều. Muốn bánh có độ dai, mỏng và giòn, để lâu bánh không bị cứng thì khi pha bột bánh thêm một lượng nhỏ bột dong. Ngày nay, khi ăn người ta thường cho thêm vài lát chả quế thơm vào cho đậm vị.
Xôi cá rô là thứ quà sáng dân dã, kết hợp hài hòa của cá rô đồng và gạo nếp. Theo kinh nghiệm dân gian, vào mùa mưa, cá rô đồng thịt ngon, khỏe và đầy bụng trứng, rất phù hợp để chế biến món xôi cá rô đặc sản. Lúc này, người dân thường ra đồng, tìm kênh rạch, ruộng, mương để bẫy bắt cá.
Bánh nhãn Hải Hậu khiến nhiều người nhầm tưởng được làm từ quả nhãn nhưng không phải vậy. Do hình dạng tròn tròn, vàng ngon như long nhãn nên người dân địa phương mới sáng tạo đặt tên như thế. Là món ăn chơi, ăn vặt phổ biến, bánh nhãn được làm từ bột nếp, trứng gà, đường, mỡ lợn. Bột nếp sau khi trộn với trứng gà được vo thành từng viên, chiên trong chảo ngập mỡ. Đường trắng nấu chảy, cho bột vừa chiên vào để đường bọc ở ngoài thật khéo. Bánh ngon và độ ngọt thế nào phụ thuộc nhiều vào lớp đường này.
Ngoài ra, thực khách có thể ghé thăm chợ Ngõ Ngang, gần sân vận động Thiên Trường để thưởng thức các món nổi tiếng khác như bún tóp mỡ (hay bún sung), bún đũa, phở xíu, bánh bèo và bánh cuốn. Giá mỗi món từ 10.000 đồng. Nem ốc móng tay ở Giao Thủy cũng là một món ăn du khách nên thử.
TP Nam Định có rất nhiều quán cà phê đẹp. Một trong những điểm hẹn được giới trẻ yêu thích là SKY18 Coffee & Tea, quán café cao nhất tại thành phố nằm trên tầng 26 một tòa nhà. Với góc nhìn rộng và thoáng, thực khách đến đây có thể ngắm toàn cảnh thành phố. Menu của quán phong phú, với hơn 70 loại đồ uống, giá 30.000-50.000 đồng một món. Được yêu thích nhất tại đây là set trà hoa quả trang trí bắt mắt, có tác dụng detox, hương vị thơm ngon.