Quang Minh
Well-known member
Cắm trại hoang dã là thú chơi ít thấy ở Việt Nam, người chơi còn có thể mắc võng ngủ trên cây rừng, đối mặt với nhiều nguy hiểm nhưng tăng trải nghiệm và kỹ năng sinh tồn.
35
Khác với glamping - cắm trại với những tiện nghi giúp người chơi thư giãn, tận hưởng - bushcraft camping (cắm trại hoang dã) là hoạt động cắm trại sinh tồn trong môi trường tự nhiên. Bushcraft camping thường diễn ra trong rừng, nơi ít dấu chân con người. Người chơi dựa vào thiên nhiên để tìm kiếm đồ ăn, thức uống, tự tìm chỗ ngủ và luôn phải cảnh giác với những gì thiên nhiên sẽ mang đến.
Bushcraft camping hiện chưa phổ biến ở Việt Nam, cộng đồng người tham gia không đáng kể và "chỉ có 1-2 diễn đàn chia sẻ thông tin", anh Võ Công Danh, 43 tuổi, TP HCM, người đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cắm trại cho biết.
Để sinh tồn trong rừng, ngoài việc dựng lán, trại bằng các vật liệu thiên nhiên, người chơi còn có thể mắc võng ngủ trên cây ở độ cao hàng chục mét. Hoạt động này đòi hỏi nhiều kỹ năng để đảm bảo an toàn, không phải ai cũng có thể trải nghiệm. Đổi lại, người tham gia có được trải nghiệm nằm đung đưa giữa núi rừng, lắng nghe những âm thanh của tự nhiên, tận hưởng "cảm giác khác biệt với giấc ngủ trong những căn phòng bê tông giữa thành phố", anh Danh nói.
Là một người đam mê đi rừng và cắm trại hoang dã, anh Nguyễn Đức Bình, Hải Dương, thường chọn những khu rừng ở khu vực Tuyên Quang, Hòa Bình, Hà Giang để trải nghiệm bushcraft camping.
Chuyến đi gần nhất của anh vào ngày 14 - 17/2 tại núi Cham Chu, tỉnh Tuyên Quang. Trước chuyến đi này, anh dành một năm tìm hiểu về bộ môn Arborist hay Tree care (người chăm sóc cây). "Người thợ sử dụng các thiết bị bảo hộ, leo lên cây cao để tỉa cành", anh giải thích.
Những kỹ năng anh Bình học được từ việc leo trèo, cách mắc võng trên cây, bảo vệ cây được ứng dụng trong chuyến đi vừa rồi. Trong chuyến này, nhóm anh Bình đã mắc võng ngủ trên cây cách mặt đất 40 m.
Trước chuyến đi, anh Bình khảo sát điểm đến hai lần, trước vài tháng. Mục đích của chuyến khảo sát là chọn địa điểm thích hợp, có nguồn nước, có cây cao, thẳng, phù hợp để mắc võng. Sau đó, anh Bình tìm hiểu về môi trường xung quanh, tìm kiếm những loại cây, quả, rau, củ ăn được và kiểm tra các loài bò sát, côn trùng có nọc độc hoặc thú dữ có thể sinh sống gần đó.
Những điểm phù hợp thường ở sâu trong rừng, nơi có nhiều cây cổ thụ, gần suối. Trong lần khảo sát cuối cùng, anh Bình chọn được một cây có độ cao khoảng 45 m, đường kính gốc cây bằng vòng ôm của hai người.
Trước khi khởi hành, anh cùng các thành viên đoàn tính toán số lượng thiết bị cần mang theo để tối ưu trọng lượng vì trong rừng chủ yếu đi bộ, khá tốn sức. Lần này, trang thiết bị của đoàn được đựng trong hai balo, tổng trọng lượng khoảng 55 kg.
Ngày 14/2, cả đoàn đi xe máy đến núi Cham Chu và đi bộ vào địa điểm anh Bình đã chọn. Quãng đường từ chân núi đến cây khoảng 10 km, trong đó có 5 km di chuyển bằng xe máy. Với quãng đường đi bộ còn lại, trang thiết bị được chia đều cho các thành viên cùng mang.
Bốn thành viên mất gần 3 giờ để dọn dẹp, chuẩn bị không gian dưới gốc cây trước khi mắc võng.
Sau khi có không gian, một thành viên đoàn sẽ đeo giày đinh, đeo dây leo cây chuyên dụng trèo lên cao, tìm vị trí phù hợp để mắc dây vào cành, bố trí thêm các điểm bám cho người leo sau. Sau đó, một số thành viên ở dưới đất sẽ leo lên để cùng mắc võng.
Đoàn chia làm hai nhóm, một nhóm ở dưới đất hỗ trợ, một nhóm ở trên sẽ kéo lều, võng và các đồ dùng cần thiết lên ngọn cây.
Một số dụng cụ cơ bản bao gồm dây leo, đai an toàn, móc khóa để nối dây vào các thiết bị, khóa hãm để việc di chuyển lên, xuống thuận tiện. Chuyến này, anh Bình sử dụng lều chuyên dụng của nước ngoài vì Việt Nam hiện chưa có loại này.
Khi vượt lên khỏi tán rừng, phía trước anh Bình là một không gian thoáng đãng, rộng lớn, tràn ngập ánh sáng với màu xanh mướt của núi rừng trải dài. So với những cây cao dưới 25 m từng leo trước đây, khoảng cách 40 m trong chuyến này mang đến cho anh cảm giác mãn nguyện khi "nằm ngủ giữa cheo leo giữa rừng già".
Vào buổi tối, anh Bình leo lên ngọn cây, tắt hết đèn và cảm nhận vẻ hoang sơ, nguyên thủy của khu rừng. Ở trên cao "có thể nghe rất rõ những âm thanh vang vọng giữa rừng già lẫn với tiếng côn trùng kêu rả rích", anh chia sẻ.
Mặc dù giúp thỏa mãn tính khám phá, mạo hiểm, song ở độ cao này, người chơi phải đối mặt với nhiều rủ ro hơn so với cắm trại dưới đất. Một số sự cố có thể nguy hiểm đến tính mạng như bị đứt dây leo, gãy cành, gặp tổ ong.
Anh Bình lưu ý người chơi nên đặc biệt quan tâm đến thời tiết, ngày mưa khá nguy hiểm cho việc leo cây. Nếu đến các khu rừng ở miền Bắc, người chơi nên đi vào mùa đông, trời hanh khô, không gặp tình trạng mưa gió thất thường như mùa hè.
Những người mới chơi nên dành thời gian học kỹ về các thao tác sử dụng thiết bị, quy tắc an toàn, tìm hiểu về các kỹ năng sinh tồn như tự sơ cứu, phân biệt động, thực vật có độc.
Ngoài việc học hỏi qua các diễn đàn, video trên mạng thì người chơi cần phải thực hành nhiều lần từ mức độ thấp để tự rút ra kinh nghiệm cho từng hoàn cảnh. Trường hợp tâm lý chưa đủ vững, người chơi nên đi cắm trại theo nhóm hoặc đi cùng những người có kinh nghiệm. Nếu đến những nơi không có sóng điện thoại cần có phương án để lại vị trí, tọa độ cho người thân, bạn bè. Luôn mang theo trang bị sơ cứu bên người phòng trường hợp khẩn cấp.
Mỗi khu rừng sẽ có hệ sinh thái riêng, cần dựa vào môi trường ở đó để tìm kiếm thức ăn. Trên đường đi, người chơi cần quan sát xem có cây cỏ gì ăn được như rau dớn, lá lồm, lõi cọ, hoa chuối, đọt mây rừng, rêu xanh dưới suối. Một số động vật có thể bắt được trong rừng là cá suối, cua, ốc đá, ếch, chuột. Để đảm bảo lượng thức ăn, mỗi đoàn đi thường giới hạn số lượng thành viên dưới 10 người. Anh Bình đặc biệt lưu ý trước khi lên kế hoạch, người chơi nên thông báo và được kiểm lâm cho phép vào rừng, cam kết không săn bắt động vật quý hiếm hay chặt, phá các loại cây gỗ quý trong rừng.
Do phải đáp ứng nhiều kỹ năng, kiến thức, thể lực và tiềm ẩn rủi ro cao, loại hình camping này không phổ biến ở Việt Nam. Những người tham gia ngoài các yếu tố trên cần có tài chính mua sắm nhiều loại trang, thiết bị cũng như sự "chịu chơi", chấp nhận nguy hiểm và tự tìm cách "vùng vẫy để sinh tồn giữa rừng sâu, không điện, nước, sóng điện thoại hay mạng Internet", anh Bình nói.
35
Khác với glamping - cắm trại với những tiện nghi giúp người chơi thư giãn, tận hưởng - bushcraft camping (cắm trại hoang dã) là hoạt động cắm trại sinh tồn trong môi trường tự nhiên. Bushcraft camping thường diễn ra trong rừng, nơi ít dấu chân con người. Người chơi dựa vào thiên nhiên để tìm kiếm đồ ăn, thức uống, tự tìm chỗ ngủ và luôn phải cảnh giác với những gì thiên nhiên sẽ mang đến.
Bushcraft camping hiện chưa phổ biến ở Việt Nam, cộng đồng người tham gia không đáng kể và "chỉ có 1-2 diễn đàn chia sẻ thông tin", anh Võ Công Danh, 43 tuổi, TP HCM, người đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cắm trại cho biết.
Để sinh tồn trong rừng, ngoài việc dựng lán, trại bằng các vật liệu thiên nhiên, người chơi còn có thể mắc võng ngủ trên cây ở độ cao hàng chục mét. Hoạt động này đòi hỏi nhiều kỹ năng để đảm bảo an toàn, không phải ai cũng có thể trải nghiệm. Đổi lại, người tham gia có được trải nghiệm nằm đung đưa giữa núi rừng, lắng nghe những âm thanh của tự nhiên, tận hưởng "cảm giác khác biệt với giấc ngủ trong những căn phòng bê tông giữa thành phố", anh Danh nói.
Là một người đam mê đi rừng và cắm trại hoang dã, anh Nguyễn Đức Bình, Hải Dương, thường chọn những khu rừng ở khu vực Tuyên Quang, Hòa Bình, Hà Giang để trải nghiệm bushcraft camping.
Chuyến đi gần nhất của anh vào ngày 14 - 17/2 tại núi Cham Chu, tỉnh Tuyên Quang. Trước chuyến đi này, anh dành một năm tìm hiểu về bộ môn Arborist hay Tree care (người chăm sóc cây). "Người thợ sử dụng các thiết bị bảo hộ, leo lên cây cao để tỉa cành", anh giải thích.
Những kỹ năng anh Bình học được từ việc leo trèo, cách mắc võng trên cây, bảo vệ cây được ứng dụng trong chuyến đi vừa rồi. Trong chuyến này, nhóm anh Bình đã mắc võng ngủ trên cây cách mặt đất 40 m.
Trước chuyến đi, anh Bình khảo sát điểm đến hai lần, trước vài tháng. Mục đích của chuyến khảo sát là chọn địa điểm thích hợp, có nguồn nước, có cây cao, thẳng, phù hợp để mắc võng. Sau đó, anh Bình tìm hiểu về môi trường xung quanh, tìm kiếm những loại cây, quả, rau, củ ăn được và kiểm tra các loài bò sát, côn trùng có nọc độc hoặc thú dữ có thể sinh sống gần đó.
Những điểm phù hợp thường ở sâu trong rừng, nơi có nhiều cây cổ thụ, gần suối. Trong lần khảo sát cuối cùng, anh Bình chọn được một cây có độ cao khoảng 45 m, đường kính gốc cây bằng vòng ôm của hai người.
Trước khi khởi hành, anh cùng các thành viên đoàn tính toán số lượng thiết bị cần mang theo để tối ưu trọng lượng vì trong rừng chủ yếu đi bộ, khá tốn sức. Lần này, trang thiết bị của đoàn được đựng trong hai balo, tổng trọng lượng khoảng 55 kg.
Ngày 14/2, cả đoàn đi xe máy đến núi Cham Chu và đi bộ vào địa điểm anh Bình đã chọn. Quãng đường từ chân núi đến cây khoảng 10 km, trong đó có 5 km di chuyển bằng xe máy. Với quãng đường đi bộ còn lại, trang thiết bị được chia đều cho các thành viên cùng mang.
Bốn thành viên mất gần 3 giờ để dọn dẹp, chuẩn bị không gian dưới gốc cây trước khi mắc võng.
Sau khi có không gian, một thành viên đoàn sẽ đeo giày đinh, đeo dây leo cây chuyên dụng trèo lên cao, tìm vị trí phù hợp để mắc dây vào cành, bố trí thêm các điểm bám cho người leo sau. Sau đó, một số thành viên ở dưới đất sẽ leo lên để cùng mắc võng.
Đoàn chia làm hai nhóm, một nhóm ở dưới đất hỗ trợ, một nhóm ở trên sẽ kéo lều, võng và các đồ dùng cần thiết lên ngọn cây.
Một số dụng cụ cơ bản bao gồm dây leo, đai an toàn, móc khóa để nối dây vào các thiết bị, khóa hãm để việc di chuyển lên, xuống thuận tiện. Chuyến này, anh Bình sử dụng lều chuyên dụng của nước ngoài vì Việt Nam hiện chưa có loại này.
Khi vượt lên khỏi tán rừng, phía trước anh Bình là một không gian thoáng đãng, rộng lớn, tràn ngập ánh sáng với màu xanh mướt của núi rừng trải dài. So với những cây cao dưới 25 m từng leo trước đây, khoảng cách 40 m trong chuyến này mang đến cho anh cảm giác mãn nguyện khi "nằm ngủ giữa cheo leo giữa rừng già".
Vào buổi tối, anh Bình leo lên ngọn cây, tắt hết đèn và cảm nhận vẻ hoang sơ, nguyên thủy của khu rừng. Ở trên cao "có thể nghe rất rõ những âm thanh vang vọng giữa rừng già lẫn với tiếng côn trùng kêu rả rích", anh chia sẻ.
Mặc dù giúp thỏa mãn tính khám phá, mạo hiểm, song ở độ cao này, người chơi phải đối mặt với nhiều rủ ro hơn so với cắm trại dưới đất. Một số sự cố có thể nguy hiểm đến tính mạng như bị đứt dây leo, gãy cành, gặp tổ ong.
Anh Bình lưu ý người chơi nên đặc biệt quan tâm đến thời tiết, ngày mưa khá nguy hiểm cho việc leo cây. Nếu đến các khu rừng ở miền Bắc, người chơi nên đi vào mùa đông, trời hanh khô, không gặp tình trạng mưa gió thất thường như mùa hè.
Những người mới chơi nên dành thời gian học kỹ về các thao tác sử dụng thiết bị, quy tắc an toàn, tìm hiểu về các kỹ năng sinh tồn như tự sơ cứu, phân biệt động, thực vật có độc.
Ngoài việc học hỏi qua các diễn đàn, video trên mạng thì người chơi cần phải thực hành nhiều lần từ mức độ thấp để tự rút ra kinh nghiệm cho từng hoàn cảnh. Trường hợp tâm lý chưa đủ vững, người chơi nên đi cắm trại theo nhóm hoặc đi cùng những người có kinh nghiệm. Nếu đến những nơi không có sóng điện thoại cần có phương án để lại vị trí, tọa độ cho người thân, bạn bè. Luôn mang theo trang bị sơ cứu bên người phòng trường hợp khẩn cấp.
Mỗi khu rừng sẽ có hệ sinh thái riêng, cần dựa vào môi trường ở đó để tìm kiếm thức ăn. Trên đường đi, người chơi cần quan sát xem có cây cỏ gì ăn được như rau dớn, lá lồm, lõi cọ, hoa chuối, đọt mây rừng, rêu xanh dưới suối. Một số động vật có thể bắt được trong rừng là cá suối, cua, ốc đá, ếch, chuột. Để đảm bảo lượng thức ăn, mỗi đoàn đi thường giới hạn số lượng thành viên dưới 10 người. Anh Bình đặc biệt lưu ý trước khi lên kế hoạch, người chơi nên thông báo và được kiểm lâm cho phép vào rừng, cam kết không săn bắt động vật quý hiếm hay chặt, phá các loại cây gỗ quý trong rừng.
Do phải đáp ứng nhiều kỹ năng, kiến thức, thể lực và tiềm ẩn rủi ro cao, loại hình camping này không phổ biến ở Việt Nam. Những người tham gia ngoài các yếu tố trên cần có tài chính mua sắm nhiều loại trang, thiết bị cũng như sự "chịu chơi", chấp nhận nguy hiểm và tự tìm cách "vùng vẫy để sinh tồn giữa rừng sâu, không điện, nước, sóng điện thoại hay mạng Internet", anh Bình nói.