Cảnh báo về các ứng dụng giả mạo ChatGPT và các hình thức lừa đảo khác trên Mac App Store

Hoàng Hải

Kỹ Thuật Viên

Từ lâu nay đã có nhiều nhà phát triển ứng dụng và người dùng App Store than phiền về việc các ứng dụng ít tính năng mà ra giá cao để trục lợi từ người dùng. Gần đây nhất là về việc hàng loạt ứng dụng ChatGPT xâm chiếm App Store.

Nhà nghiên cứu Alex Kleber (còn gọi là Privacy 1st) đã thực hiện một cuộc nghiên cứu kỹ lưỡng về App Store sau khi nhận thấy số lượng các ứng dụng ChatGPT tăng đáng báo động trong khi số nhà phát triển ứng dụng không đổi. Theo Kleber thì vô số các ứng dụng bắt chước OpenAI/ChatGPT xuất hiện trên App Store, những nhà phát triển ứng dụng có vẻ “mờ ám” đổ bộ lên App Store với các ứng dụng nhái tương đối giống bản gốc khiến người dùng nhầm lẫn, làm các nhà phát triển ứng dụng đích thực phải khốn đốn.

Khi tìm kiếm OpenAI hoặc ChatGPT trên App Store, ta sẽ nhận được một loạt kết quả - đó là những ứng dụng với tính năng giống nhau. Kleber còn phát hiện ra một số nhà phát triển ứng dụng làm nhiễu loạn App Store bằng các từ khóa, xáo trộn các chiến thuật marketing, làm giả đánh giá, đánh cắp các logo của OpenAI và hơn thế nữa.

Việc vô tình bắt gặp một số ứng dụng với tên và logo tương tự nhau, đều sao chép từ OpenAI nhờ vào các chatbot AI không có gì lạ. Tuy nhiên, đa số các ứng dụng đó chỉ toàn trò bắt chước rẻ tiền để lừa đảo từ đầu đến cuối chứ không hề làm được gì. Các phiên bản lừa đảo này không chỉ lừa dối người dùng mà còn gây tổn hại đến danh tiếng của những nhà phát triển ứng dụng đích thực, cản trở sự phát triển của hệ sinh thái ứng dụng trên nền tảng MacOS.

Ví dụ như hai nhà phát triển ứng dụng là Pixelsbay và ParallelWorld. Họ chung một công ty mẹ ở Pakistan và các ứng dụng họ phát triển có code giống nhau đến 99%. Họ cũng có giao diện giống nhau, paywall giống nhau (cổng chặn người dùng không đăng ký gói dịch vụ vào website) mà không có cách nào để người dùng thoát màn hình paywall (điều này dễ gây khó chịu cho những người dùng chưa quen với ứng dụng).

Tất cả các ứng dụng ChatGPT này đều đòi giá khá cao, chúng đã tận dụng sự nổi tiếng của chatbot để kiếm một khoản tiền lớn.



Trên web thì người dùng có thể sử dụng ChatGPT một cách miễn phí. Còn OpenAI có thêm gói “Plus” - đem đến tốc độ phản hồi nhanh hơn và ưu tiên sử dụng các tính năng mới chỉ với giá 20 đô la (24.000 VNĐ) một tháng. Chatbot Bing của Microsoft (được xây dựng dựa trên OpenAI) hay Google Bard của Google cũng được cung cấp miễn phí. Hầu hết (nếu không nói là tất cả) các ứng dụng tên ChatGPT trên App Store iOS và macOS đều là các ứng dụng lừa đảo, không hề có công dụng như quảng cáo. Nhiều ứng dụng trong số này còn thu phí theo tuần, đây là một dấu hiệu cảnh báo cho người dùng.

Vẫn có một số trường hợp ngoại lệ vì có những ứng dụng thật có tích hợp thêm tính năng của ChatGPT nhưng đa số các ứng dụng liên quan đến ChatGPT đều lợi dụng người dùng ít hiểu biết.

Kleber đang kêu gọi Apple có quan điểm rõ ràng hơn về việc phòng chống những ứng dụng lừa đảo như trên để tránh việc người dùng mất tiền cho các nhà phát triển ứng dụng vô đạo đức.
 
Bên trên