Võ Xuân Trường
Well-known member
Cánh đồng cây rễ mộng mơ như Đà Lạt ở Hải Dương
Bãi rễ dưới chân núi Côn Sơn (Chí Linh, Hải Dương) không chỉ là điểm check-in hấp dẫn du khách mà còn đem lại nguồn thu nhập cho người địa phương.
Bãi rễ Côn Sơn rộng khoảng 15ha, được phường Cộng Hòa (Chí Linh, Hải Dương) giao cho một số hộ dân bảo vệ, chăm sóc và khai thác. Cây rễ, hay còn gọi là cây thanh hao. Cánh đồng này gắn với truyền thuyết “Ông trồng thông, bà trồng rễ” của khu vực bãi rễ có tuổi đời hàng trăm năm ở Chí Linh.
Theo truyền miệng, sau khi về trí sĩ ở vùng Côn Sơn - Kiếp Bạc, hàng ngày cụ Quan Tư đồ Trần Nguyên Đán - ông ngoại của Nguyễn Trãi, trồng thông trên núi Côn Sơn, còn cụ bà cấy cây rễ phủ xanh vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” dưới chân núi”.
Trải qua nhiều năm, bãi rễ Côn Sơn dưới bàn tay chăm sóc, giữ gìn của người dân ngày càng rộng và xanh tốt. Để rễ được mùa, tức là thân cây cao, chắc khỏe, ngoài thời tiết ít mưa, người dân phải bỏ ra rất nhiều công chăm bón.
“Trồng rễ cũng chẳng nhàn hơn trồng lúa là bao. Kết thúc mùa thu hoạch, chúng tôi ăn Tết xong là bắt đầu ra đồng rễ làm cỏ, bón phân, phun thuốc diệt trừ sâu bệnh”, bà Tâm, một phụ nữ 60 tuổi ở Côn Sơn, chia sẻ.
Cây rễ nở hoa trắng nhỏ xíu, điểm xuyết li ti cho màu xanh bạt ngàn.
Những cánh đồng rễ mới cắt thoảng lên mùi thơm dịu như lúa vừa gặt. Để có những bó rễ to đem về phơi, người dân phải cắt mỏi tay, mỏi lưng hơn gặt lúa, vì thân rễ rất cứng. Lại chưa kể nhiều người dù đã quen “mùi rễ” vẫn có những lần trầy da, chảy máu vì vấp phải gốc rễ.
Rễ sau khi mang từ ruộng về phải phơi khoảng 3 ngày, hoặc lên đến 5 ngày nếu trời râm, ít nắng.
Người nông dân phải ôm từng bó rễ đập mạnh nhiều lần rồi lăn đi lăn lại trên miếng đá phẳng để rụng sạch lá xanh. Khoảng 2kg rễ tươi sau khi phơi khô, đập lá sẽ cho 1kg rễ khô. Thương lái đến thu mua tận nơi rồi xuất đi các tỉnh lân cận như Quảng Ninh, Bắc Giang... để làm chổi rễ.
Nhiều người thu mua cây rễ để làm thuốc chữa bệnh hoặc ép lấy tinh dầu do cây rễ có mùi thơm rất đặc trưng. Mỗi cân rễ hiện tại có giá khoảng 30.000 đồng, sau vụ thu hoạch, mỗi hộ có thể thu về hàng chục triệu đồng.
Những năm gần đây, bên cạnh thu nhập từ bán cây rễ, một số hộ dân ở nơi đây bắt đầu làm thêm du lịch. Ông Nguyễn Văn Khiêm, một trong số ít hộ quy hoạch vùng bãi rễ để làm du lịch, cho biết, khách vào bãi chụp ảnh, tham quan cần trả 40.000 đồng/lượt, đoàn đông người chỉ còn khoảng 20.000 đồng/khách. Mức phí thu được chủ yếu được dùng vào việc cải tạo, chăm sóc rễ và dọn dẹp môi trường do lượng khách đến tham quan những năm gần đây rất đông.
Tầm tháng 9, tháng 10 là mùa cao điểm của du khách đến chụp ảnh tại bãi rễ bởi lúc này, cây rễ vào độ xanh mướt, nở hoa trắng xóa, không khí mát mẻ, trong lành.
Sau khi thăm chùa Côn Sơn, anh Nguyễn Văn Mạnh, du khách từ Bắc Ninh, tranh thủ đến bãi rễ dưới chân núi để khám phá cảnh đẹp. “Bạn bè trên Facebook của mình khen bãi rễ rất nhiều. Sau khi tận mắt trải nghiệm, mình khá bất ngờ vì nơi đây giống với Đà Lạt. Có bãi rễ vàng, có rừng thông, lại có núi bao quanh, thực sự rất đẹp”, anh nói.
Mùa thu hoạch rễ bắt đầu từ khoảng tháng 10 kéo dài đến giữa tháng 12 âm lịch, cây rễ ngả sang màu úa vàng.
Bãi rễ dưới chân núi Côn Sơn (Chí Linh, Hải Dương) không chỉ là điểm check-in hấp dẫn du khách mà còn đem lại nguồn thu nhập cho người địa phương.
Bãi rễ Côn Sơn rộng khoảng 15ha, được phường Cộng Hòa (Chí Linh, Hải Dương) giao cho một số hộ dân bảo vệ, chăm sóc và khai thác. Cây rễ, hay còn gọi là cây thanh hao. Cánh đồng này gắn với truyền thuyết “Ông trồng thông, bà trồng rễ” của khu vực bãi rễ có tuổi đời hàng trăm năm ở Chí Linh.
Theo truyền miệng, sau khi về trí sĩ ở vùng Côn Sơn - Kiếp Bạc, hàng ngày cụ Quan Tư đồ Trần Nguyên Đán - ông ngoại của Nguyễn Trãi, trồng thông trên núi Côn Sơn, còn cụ bà cấy cây rễ phủ xanh vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” dưới chân núi”.
“Trồng rễ cũng chẳng nhàn hơn trồng lúa là bao. Kết thúc mùa thu hoạch, chúng tôi ăn Tết xong là bắt đầu ra đồng rễ làm cỏ, bón phân, phun thuốc diệt trừ sâu bệnh”, bà Tâm, một phụ nữ 60 tuổi ở Côn Sơn, chia sẻ.
Sau khi thăm chùa Côn Sơn, anh Nguyễn Văn Mạnh, du khách từ Bắc Ninh, tranh thủ đến bãi rễ dưới chân núi để khám phá cảnh đẹp. “Bạn bè trên Facebook của mình khen bãi rễ rất nhiều. Sau khi tận mắt trải nghiệm, mình khá bất ngờ vì nơi đây giống với Đà Lạt. Có bãi rễ vàng, có rừng thông, lại có núi bao quanh, thực sự rất đẹp”, anh nói.