Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo giả mạo công an kích hoạt định danh điện tử

Nguyễn Thị Minh Tú

Minh Tú Nguyễn
Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo giả mạo công an kích hoạt định danh điện tử

Cảnh báo thủ đoạn giả mạo công an kích hoạt định danh điện tử (Ảnh: Báo Tuổi Trẻ)
Theo thông tin mới từ VTV, để thực hiện các hành vi lừa đảo, một người đàn ông đã giả mạo cán bộ công an gọi điện cho người dân, mời ra trụ sở công an xã để kích hoạt định danh điện tử.
Nằm trong chương trình chuyển đổi số quốc gia, trong thời gian qua, Bộ Công an đã và đang đẩy mạnh tuyên truyền, kêu gọi người dân làm căn cước công dân gắn chip và định danh điện tử. Tuy nhiên, lợi dụng thông tin này đã có một số đối tượng giả mạo cán bộ công an để thực hiện các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua điện thoại.

Người dân bị gọi điện để lừa đảo khai báo tại cơ quan công an

Ảnh minh họa (Nguồn ảnh: Vietnamnet)
Cách đây vài ngày, một người phụ nữ đã nhận được cuộc điện thoại của một người đàn ông, tự giới thiệu là công an xã nơi bà cư trú và mời bà ra trụ sở công an xã để kích hoạt định danh điện tử. Sau đó, người đàn ông này thông báo, bà đang có một khoản nợ gần 64 triệu đồng ở ngân hàng và nếu không thanh toán thì sẽ bị khóa tài khoản.

"Người đó bảo tôi là thượng úy công an xã phụ trách hộ khẩu, hướng dẫn chị làm định danh điện tử. Hôm thứ Hai tôi đến nhà chị nhưng chị không có nhà. Tên này bảo hiện nay có người giả danh bà vay tiền. Sau đó nó cho tôi số tài khoản, mã số, xong nó hỏi tài khoản của tôi", người dân bị gọi điện để lừa đảo cho biết.

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo giả mạo công an kích hoạt định danh điện tử

Người dân bị gọi điện để lừa đảo khai báo tại cơ quan công an (Ảnh: VTV)
Sau khi bà cho biết không vay nợ ngân hàng, đối tượng đã yêu cầu bà phải chuyển 64 triệu đồng qua tài khoản để chứng minh không nợ tiền. Sau khi chứng minh xong, bà sẽ được nhận lại đủ số tiền trên. Ngay khi nhận thấy có nhiều điểm bất thường, bà đã tắt máy và đến trình báo sự việc với cơ quan công an.

"Đối với các trường hợp như thế này, chúng tôi yêu cầu người dân hết sức bình tĩnh. Tuyệt đối không thực hiện theo yêu cầu đối tượng và liên hệ với công an nơi gần nhất để phối hợp xác minh. Chúng tôi có một câu ngắn gọn để người dân dễ hiểu, dễ nhớ, đó là không rõ người, không rõ việc thì không chuyển khoản", Thiếu tá Nguyễn Danh Lập, Phó Trưởng công an xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh, TP Hà Nội, cho hay.

Theo Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội C06, đơn vị đầu mối cấp tài khoản định danh điện tử cho công dân, khi cấp tài khoản định danh điện tử, cán bộ công an không yêu cầu người dân cung cấp thông tin gì liên quan đến tài khoản ngân hàng.

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo giả mạo công an kích hoạt định danh điện tử

Người dân cần bình tĩnh và không nghe theo các đối tượng lừa đảo, đồng thời sớm trình báo(Ảnh: Thanh Niên)
"Để cấp căn cước công dân điện tử theo mức 1 thì thực hiện trên app. Với mức 2, công dân phải đến cơ quan công an. Công an không yêu cầu công dân cung cấp bất kỳ thông tin gì, kể cả thông tin nhân thân cũng như thông tin tài khoản ngân hàng, giấy phép lái xe", Thiếu tá Trần Duy Hiển, Phó Giám đốc Trung tâm Dữ liệu dân cư quốc gia, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an, nhận định.

Đại diện Trung tâm Dữ liệu dân cư quốc gia cũng cho biết, để phòng tránh các đối tượng lừa đảo, người dân cần tự nâng cao ý thức cảnh giác, tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân hay tài khoản ngân hàng qua điện thoại, email hay tin nhắn, kể cả với người tự xưng là luật sư hay công an.
 
Bên trên