Với cùng một sản phẩm và giá bán, chỉ có những khách hàng trung thành, khách hàng đã sử dụng dịch vụ/sản phẩm của thương hiệu mới tiếp tục mua hàng. Trong khi đó khách hàng mới thường có xu hướng tìm kiếm những nơi bán rẻ hơn, chấp nhận cả việc chất lượng có thể kém một chút. Vấn đề giá cả cũng dễ làm khách hàng trung thành của thương hiệu bị đối thủ lôi kéo trở thành khách hàng trung thành của họ.
Những hình thức giảm giá thường thấy nhất trong các nhà hàng, quán cà phê như giảm giá theo nhóm, giảm giá vào những sự kiện đặc biệt, hay giảm giá theo mức tích điểm thành viên,... Ngoài ra vẫn còn nhiều hình thức giảm giá sáng tạo khác mà các chủ nhà hàng, quán cà phê có thể áp dụng như:
- Mua 1 tặng 1, mua thêm 1 sản phẩm sẽ được giảm 50%, mua càng nhiều số lượng % giảm giá càng tăng
- Hoàn tiền sau khi khách đã thanh toán thành công, mức hoàn tiền có thể ngẫu nhiên hoặc do quán quy định
- Ưu đãi cho những khách hàng để lại review, đánh giá cho nhà hàng trên fanpage
- Tặng mã giảm giá khi mua trên các app giao hàng
Từ lâu, việc kết hợp cùng với một đối tác khác để thu hút khách hàng và bán chéo sản phẩm không còn là một việc xa lạ trong ngành F&B. Không chỉ giới hạn là các thương hiệu trong cùng ngành F&B mà doanh nghiệp còn có thể mở rộng ra, bắt tay với những thương hiệu trong các ngành khác như bán lẻ, thời trang, trang sức, hoa và cây cảnh,…
Giảm giá không phải là cách tốt nhất để đối phó với giá rẻ của đối thủ. Vậy nên thay vì tiếp tục giảm giá, các nhà hàng, quán cà phê cần tập trung làm marketing để đánh trúng vào nhu cầu của khách hàng. Khi khách hàng nhận thấy sản phẩm/dịch vụ giải quyết được vấn đề của mình tốt hơn những nơi khác thì họ sẽ lựa chọn nó và bỏ qua yếu tố giá cả.