Nguyễn Mai
Well-known member
Nhiều người sử dụng cây lược vàng như một vị thuốc đa năng để điều trị nhiều tình trạng sức khỏe về hô hấp, xương khớp... nhưng cần dùng sao cho đúng cách mới hiệu quả.
1. Đặc điểm của vị thuốc lược vàng
Lược vàng còn có tên gọi khác là lan vòi, địa lan vòi, lan rũ, cây bạch tuộc, rai lá phất dũ, giả khóm. Tên khoa học là callisia fragrans (Lindl.) Woodson, họ Thài lài (Commelinaceae).
Cây lược vàng vị nhạt, chua nhẹ, tính mát, ít độc. Dược liệu có khả năng tác động đến kinh Phế.
Y học cổ truyền ghi nhận, lược vàng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận phế, tiêu viêm, hóa đàm, lợi thủy. Chủ trị các chứng bệnh như mụn nhọt, ho, viêm họng, đau nhức xương khớp, nóng trong người, đái tháo đường, viêm loét dạ dày…
- Cách sử dụng cây lược vàng: Nhai sống, sắc uống, ngâm rượu uống hoặc xoa bóp bên ngoài, giã đắp ngoài.
- Liều dùng cây lược vàng: Ngày dùng 3- 9 lá tươi hoặc 3 chén nhỏ rượu ngâm từ lá và thân cây lược vàng.
2. Một số bài thuốc chữa bệnh có lược vàng
- Bài thuốc chữa bệnh viêm họng: Cây lược vàng có tác dụng hỗ trợ cải thiện các triệu chứng ho khan, viêm họng, ho kéo dài. Vì vậy, khi gặp phải các triệu chứng này, có thể dùng lá cây lược vàng giã nhỏ, vắt lấy nước uống. Kiên trì sử dụng nước ép lá lược vàng khoảng 2 lần/ngày để cải thiện triệu chứng.
Với người bệnh ho khan kéo dài, sử dụng lá lược vàng nhai kỹ rồi nuốt cả bã và nước. Người lớn mỗi lần nhai khoảng 3 lá, trẻ em trên 12 tháng tuổi mỗi lần nhai 1 lá.
Cây lược vàng có tác dụng giảm triệu chứng viêm họng.
- Hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường: Với bệnh nhân đái tháo đường, để khắc phục tạm thời các triệu chứng hãy sử dụng bằng cách: Lấy lá lược vàng ép lấy nước uống hoặc nhai cả lá.
Kiên trì thực hiện mỗi ngày để cải thiện triệu chứng. Tuy nhiên, cây lược vàng không có khả năng chấm dứt bệnh. Vì vậy bệnh nhân cần tuân thủ các nguyên tắc điều trị chuyên khoa.
- Hỗ trợ cải thiện triệu chứng ung thư bằng lá lược vàng: Các nhà nghiên cứu tại Nga cho thấy rằng, lá lược vàng có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư và có khả năng cải thiện triệu chứng.
Tuy nhiên, vấn đề này cũng có rất nhiều ý kiến trái chiều. Do đó, để không làm ảnh hưởng đến việc điều trị ung thư, bệnh nhân nên tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ.
Cây lược vàng không chữa được bệnh ung thư, người bệnh không nên tin vào lời đồn mà bỏ lỡ điều trị.
- Giảm đau lưng: Bị đau lưng do thời tiết thay đổi, do vận động không đúng cách hoặc do mắc các bệnh lý ở cột sống có thể dùng cây lược vàng để khắc phục theo 1 trong 2 cách sau:
+ Cách 1 - Dùng rượu cây lược vàng: Chuẩn bị 200g thân và lá cây lược vàng. Tất cả rửa sạch, thái nhỏ, cắt khúc ngắn, cho vào bình ngâm với 1 lít rượu trắng từ 40 độ trở lên. Bảo quản bình rượu nơi mát mẻ khoảng 60 ngày có thể lấy dùng được.
Kết hợp uống và xoa bóp rượu cây lược vàng có tác dụng chữa đau lưng hiệu quả. Mỗi ngày uống khoảng 40 – 50ml chia làm 3 lần uống. Kết hợp lấy rượu lược vàng xoa bóp bên ngoài khu vực bị đau thường xuyên.
+ Cách 2- Chườm lá lược vàng: Bài thuốc này khá đơn giản, người bệnh chỉ cần hái vài lá đem hơ trên lửa cho nóng và mềm ra. Sau đó đắp lên chỗ lưng bị đau. Khi dược liệu nguội có thể hơ và đắp lại thêm vài lần nữa. Mỗi lần đắp khoảng 15 phút cơn đau sẽ thuyên giảm đáng kể.
Sử dụng lá lược vàng hơ nóng chườm lên vùng lưng đau giúp giảm đau.
3. Lưu ý về tác dụng phụ của cây lược vàng
Không nên lạm dụng lá lược vàng với liều lượng lớn, đề phòng trường hợp làm tụt huyết áp.
Một nhóm nghiên cứu của Viện Dược liệu đã tiến hành nghiên cứu và thành phần hóa học, tác dụng sinh học và độc tính trong cây lược vàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy cây lược vàng không có tác dụng chống viêm mà còn có độc tính cấp ở liều cao. Do đó, khi sử dụng cây lược vàng, người bệnh chỉ sử dụng khi có sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ.
1. Đặc điểm của vị thuốc lược vàng
Lược vàng còn có tên gọi khác là lan vòi, địa lan vòi, lan rũ, cây bạch tuộc, rai lá phất dũ, giả khóm. Tên khoa học là callisia fragrans (Lindl.) Woodson, họ Thài lài (Commelinaceae).
Cây lược vàng vị nhạt, chua nhẹ, tính mát, ít độc. Dược liệu có khả năng tác động đến kinh Phế.
Y học cổ truyền ghi nhận, lược vàng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận phế, tiêu viêm, hóa đàm, lợi thủy. Chủ trị các chứng bệnh như mụn nhọt, ho, viêm họng, đau nhức xương khớp, nóng trong người, đái tháo đường, viêm loét dạ dày…
- Cách sử dụng cây lược vàng: Nhai sống, sắc uống, ngâm rượu uống hoặc xoa bóp bên ngoài, giã đắp ngoài.
- Liều dùng cây lược vàng: Ngày dùng 3- 9 lá tươi hoặc 3 chén nhỏ rượu ngâm từ lá và thân cây lược vàng.
2. Một số bài thuốc chữa bệnh có lược vàng
- Bài thuốc chữa bệnh viêm họng: Cây lược vàng có tác dụng hỗ trợ cải thiện các triệu chứng ho khan, viêm họng, ho kéo dài. Vì vậy, khi gặp phải các triệu chứng này, có thể dùng lá cây lược vàng giã nhỏ, vắt lấy nước uống. Kiên trì sử dụng nước ép lá lược vàng khoảng 2 lần/ngày để cải thiện triệu chứng.
Với người bệnh ho khan kéo dài, sử dụng lá lược vàng nhai kỹ rồi nuốt cả bã và nước. Người lớn mỗi lần nhai khoảng 3 lá, trẻ em trên 12 tháng tuổi mỗi lần nhai 1 lá.
Cây lược vàng có tác dụng giảm triệu chứng viêm họng.
- Hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường: Với bệnh nhân đái tháo đường, để khắc phục tạm thời các triệu chứng hãy sử dụng bằng cách: Lấy lá lược vàng ép lấy nước uống hoặc nhai cả lá.
Kiên trì thực hiện mỗi ngày để cải thiện triệu chứng. Tuy nhiên, cây lược vàng không có khả năng chấm dứt bệnh. Vì vậy bệnh nhân cần tuân thủ các nguyên tắc điều trị chuyên khoa.
- Hỗ trợ cải thiện triệu chứng ung thư bằng lá lược vàng: Các nhà nghiên cứu tại Nga cho thấy rằng, lá lược vàng có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư và có khả năng cải thiện triệu chứng.
Tuy nhiên, vấn đề này cũng có rất nhiều ý kiến trái chiều. Do đó, để không làm ảnh hưởng đến việc điều trị ung thư, bệnh nhân nên tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ.
Cây lược vàng không chữa được bệnh ung thư, người bệnh không nên tin vào lời đồn mà bỏ lỡ điều trị.
- Giảm đau lưng: Bị đau lưng do thời tiết thay đổi, do vận động không đúng cách hoặc do mắc các bệnh lý ở cột sống có thể dùng cây lược vàng để khắc phục theo 1 trong 2 cách sau:
+ Cách 1 - Dùng rượu cây lược vàng: Chuẩn bị 200g thân và lá cây lược vàng. Tất cả rửa sạch, thái nhỏ, cắt khúc ngắn, cho vào bình ngâm với 1 lít rượu trắng từ 40 độ trở lên. Bảo quản bình rượu nơi mát mẻ khoảng 60 ngày có thể lấy dùng được.
Kết hợp uống và xoa bóp rượu cây lược vàng có tác dụng chữa đau lưng hiệu quả. Mỗi ngày uống khoảng 40 – 50ml chia làm 3 lần uống. Kết hợp lấy rượu lược vàng xoa bóp bên ngoài khu vực bị đau thường xuyên.
+ Cách 2- Chườm lá lược vàng: Bài thuốc này khá đơn giản, người bệnh chỉ cần hái vài lá đem hơ trên lửa cho nóng và mềm ra. Sau đó đắp lên chỗ lưng bị đau. Khi dược liệu nguội có thể hơ và đắp lại thêm vài lần nữa. Mỗi lần đắp khoảng 15 phút cơn đau sẽ thuyên giảm đáng kể.
Sử dụng lá lược vàng hơ nóng chườm lên vùng lưng đau giúp giảm đau.
3. Lưu ý về tác dụng phụ của cây lược vàng
Không nên lạm dụng lá lược vàng với liều lượng lớn, đề phòng trường hợp làm tụt huyết áp.
Một nhóm nghiên cứu của Viện Dược liệu đã tiến hành nghiên cứu và thành phần hóa học, tác dụng sinh học và độc tính trong cây lược vàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy cây lược vàng không có tác dụng chống viêm mà còn có độc tính cấp ở liều cao. Do đó, khi sử dụng cây lược vàng, người bệnh chỉ sử dụng khi có sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ.