nguyenphuonganh
Well-known member
Khẳng định chưa bao giờ nghi ngờ về giá trị của công ty tuy vậy, bà Lê Thị Thu Thủy cũng cho hay, diễn biến tăng mạnh của cổ phiếu VFS ngay phiên đầu tiên trên sàn Nasdaq là "ngoài tưởng tượng".
Sáng nay (16/8), ngay sau phiên ra mắt ấn tượng của VinFast (mã chứng khoán: VFS) tại sàn giao dịch Nasdaq (Mỹ), Tổng giám đốc VinFast toàn cầu Lê Thị Thu Thủy đã có cuộc gặp gỡ, chia sẻ với báo chí về sự kiện này.
Bà Thủy bày tỏ sự vui mừng và không giấu được sự bất ngờ với diễn biến của cổ phiếu VFS ngay phiên giao dịch đầu tiên. Đóng cửa phiên giao dịch, giá cổ phiếu VFS ở giá 37,06 USD/cổ phiếu, tăng 68% so với mức giá mở cửa. Ước tính với mức giá này, giá trị vốn hóa của VinFast đạt hơn 85 tỷ USD.
Như vậy, quy mô vốn hóa của VinFast đã vượt nhiều tên tuổi khác trong ngành ô tô như Ford Motor, Mercedes - Benz, BMW, Volswagen, Ferrari. Mức vốn hóa hơn 85 tỷ USD cũng tiến sát giá trị 96,5 tỷ USD của hãng xe điện hàng đầu Trung Quốc là BYD.
Bà Lê Thị Thu Thủy (đứng giữa) trong thời điểm rung chuông đánh dấu sự kiện VFS niêm yết trên sàn Nasdaq (Ảnh: VF).
"Là người trong cuộc nên tôi chưa bao giờ nghi ngờ về giá trị của công ty, tin rằng mức giá sẽ còn cao hơn nhiều so với mức giá đưa ra ban đầu. Tuy nhiên, diễn biến tăng mạnh như vậy ngay trong phiên ra mắt là ngoài sự tưởng tượng", bà Thủy chia sẻ.
CEO VinFast cũng lý giải về nguyên nhân giá VFS tăng mạnh trên sàn Nasdaq chủ yếu do thanh khoản thấp, khối lượng cổ phiếu giao dịch rất khiêm tốn, trong khi nhu cầu lại cao.
Trên thực tế, lượng lớn cổ phiếu do ông Phạm Nhật Vượng và cổ đông nội bộ nắm giữ không giao dịch, theo đó, lượng chuyển nhượng cổ phiếu trong phiên đầu tiên tại VFS là do các nhà đầu tư mua đi bán lại nhiều lần.
"Ngoài nhu cầu thị trường lớn thì nguyên nhân số lượng lưu hành ít nên đã đẩy giá cổ phiếu tăng mạnh như vậy", bà Thủy cho hay. Theo bà, diễn biến này cũng đã "đập tan" những mối hoài nghi đối với mức định giá VinFast đưa ra lúc ban đầu.
Bà Thủy cũng chia sẻ rằng một số người cho rằng việc VinFast niêm yết trên thị trường Mỹ chỉ là một cách marketing thương hiệu. Tuy nhiên, theo bà, không phải cứ có công ty là có thể niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ và nếu chỉ để marketing thì có nhiều cách chứ không cần thiết phải đi theo cách tốn kém như vậy.
Sau 2 năm chuẩn bị kỹ lưỡng, việc VinFast niêm yết được trên sàn Nasdaq đã thể hiện sự công nhận của thị trường với doanh nghiệp. VinFast đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe và trở thành một công ty toàn cầu, sánh vai "cùng bảng" với những doanh nghiệp lớn trên thế giới.
Sáng nay (16/8), ngay sau phiên ra mắt ấn tượng của VinFast (mã chứng khoán: VFS) tại sàn giao dịch Nasdaq (Mỹ), Tổng giám đốc VinFast toàn cầu Lê Thị Thu Thủy đã có cuộc gặp gỡ, chia sẻ với báo chí về sự kiện này.
Bà Thủy bày tỏ sự vui mừng và không giấu được sự bất ngờ với diễn biến của cổ phiếu VFS ngay phiên giao dịch đầu tiên. Đóng cửa phiên giao dịch, giá cổ phiếu VFS ở giá 37,06 USD/cổ phiếu, tăng 68% so với mức giá mở cửa. Ước tính với mức giá này, giá trị vốn hóa của VinFast đạt hơn 85 tỷ USD.
Như vậy, quy mô vốn hóa của VinFast đã vượt nhiều tên tuổi khác trong ngành ô tô như Ford Motor, Mercedes - Benz, BMW, Volswagen, Ferrari. Mức vốn hóa hơn 85 tỷ USD cũng tiến sát giá trị 96,5 tỷ USD của hãng xe điện hàng đầu Trung Quốc là BYD.
Bà Lê Thị Thu Thủy (đứng giữa) trong thời điểm rung chuông đánh dấu sự kiện VFS niêm yết trên sàn Nasdaq (Ảnh: VF).
"Là người trong cuộc nên tôi chưa bao giờ nghi ngờ về giá trị của công ty, tin rằng mức giá sẽ còn cao hơn nhiều so với mức giá đưa ra ban đầu. Tuy nhiên, diễn biến tăng mạnh như vậy ngay trong phiên ra mắt là ngoài sự tưởng tượng", bà Thủy chia sẻ.
CEO VinFast cũng lý giải về nguyên nhân giá VFS tăng mạnh trên sàn Nasdaq chủ yếu do thanh khoản thấp, khối lượng cổ phiếu giao dịch rất khiêm tốn, trong khi nhu cầu lại cao.
Trên thực tế, lượng lớn cổ phiếu do ông Phạm Nhật Vượng và cổ đông nội bộ nắm giữ không giao dịch, theo đó, lượng chuyển nhượng cổ phiếu trong phiên đầu tiên tại VFS là do các nhà đầu tư mua đi bán lại nhiều lần.
"Ngoài nhu cầu thị trường lớn thì nguyên nhân số lượng lưu hành ít nên đã đẩy giá cổ phiếu tăng mạnh như vậy", bà Thủy cho hay. Theo bà, diễn biến này cũng đã "đập tan" những mối hoài nghi đối với mức định giá VinFast đưa ra lúc ban đầu.
Bà Thủy cũng chia sẻ rằng một số người cho rằng việc VinFast niêm yết trên thị trường Mỹ chỉ là một cách marketing thương hiệu. Tuy nhiên, theo bà, không phải cứ có công ty là có thể niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ và nếu chỉ để marketing thì có nhiều cách chứ không cần thiết phải đi theo cách tốn kém như vậy.
Sau 2 năm chuẩn bị kỹ lưỡng, việc VinFast niêm yết được trên sàn Nasdaq đã thể hiện sự công nhận của thị trường với doanh nghiệp. VinFast đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe và trở thành một công ty toàn cầu, sánh vai "cùng bảng" với những doanh nghiệp lớn trên thế giới.