Quang Minh
Well-known member
Trong chuyến thăm New Zealand, Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân đã thực hiện nghi thức chạm mũi hongi với các lãnh đạo Maori, thể hiện sự gắn kết, tôn trọng.
Hongi hay chạm mũi là cách chào hỏi đặc trưng của người Maori ở New Zealand, thường được sử dụng khi chính phủ New Zealand tiếp đón nguyên thủ, hoàng gia các nước. Công nương nước Anh, Kate Middleton cũng từng chạm mũi lãnh đạo thổ dân Maori Lewis Moera vào năm 2014.
Chào hongi đúng cách gồm nắm lấy tay đối phương giống như khi bắt tay, nghiêng người về phía trước và nhẹ nhàng ấn mũi, trán vào nhau. Trán kề trán, mũi kề mũi, hơi thở kề nhau. Đặt tay lên vai người khác cũng được chấp nhận thay cho nắm tay.
Thổ dân Maori chào du khách theo cách truyền thống. Ảnh: Thomas Cook
Giáo sư Angus Macfarlane, nghiên cứu về người Maori thuộc Đại học Canterbury, cho biết động tác chạm mũi này được cả thế giới biết đến như một lời chào hỏi ở New Zealand nhưng không phải mọi người dân đều sử dụng. Nó được thực hiện bởi những người Maori bản địa và hongi giữ vai trò quan trọng trong văn hóa của họ.
Theo thần thoại của người Maori, thần Tāne-nui-a-Rangi đã tạo ra người phụ nữ đầu tiên Hine-ahu-one và thổi sự sống vào nàng bằng cách chạm mũi mình vào mũi người phụ nữ. "Tane được coi là tổ tiên của Te Ao Māori (người Maori)", giáo sư Macfarlane nói. Hongi được coi là nơi bắt nguồn hơi thở của sự sống. Ngày nay việc chạm mũi khi chào hỏi mang ý nghĩa giữa hai người sẽ chia sẻ hơi thở sự sống với nhau, hình thành một liên kết đặc biệt giúp xóa bỏ mọi khoảng cách về địa lý, văn hóa.
Với nhiều người, hongi chính là cách chào hỏi của những vị thần dựa trên truyền thuyết cổ xưa. Macfarlane cho biết tùy từng dịp mà hongi thể hiện sự trang trọng hoặc nhẹ nhàng, vui tươi. Hongi không chỉ thực hiện trong các nghi lễ đón lãnh đạo, hoàng gia các nước mà còn xuất hiện trong các giải đấu quần vợt của người Maori. Sau mỗi trận đấu mọi người sẽ lại gần bắt tay và thực hiện hongi với nhau. Với du khách, mọi người cũng có thể áp dụng nghi thức chào hỏi này với người dân địa phương để thể hiện sự tôn trọng.
Giáo sư Te Hurinui Clarke, cũng thuộc Đại học Canterbury, cho biết có nhiều biến thể của hongi. Với một số người, đó chỉ là việc chạm vào mũi nhưng những người khác lại bao gồm việc chạm vào trán thể hiện trao đổi về hơi thở và kiến thức. "Hongi còn là một hành động mang tính tinh thần", giáo sư Clarke nói.
Công nương Kate nhận hongi từ thủ lĩnh Maori trong chuyến thăm năm 2014. Ảnh: Rex
Sinh ra và lớn lên ở vùng Vịnh Plenty, giáo sư Clarke cho biết hongi ở quê nhà ông gồm hai lần chạm mũi thay vì một lần. Lần đầu là để chào người đối diện, lần thứ hai là chào hỏi và thể hiện sự kính trọng với tổ tiên, ông bà, cha mẹ của người đó.
Clarke thường quên và chỉ chạm một lần và sau đó thường được kéo lại để chạm thêm lần nữa. "Hongi đã và luôn là lời chào hàng ngày trong cộng đồng người Maori", ông nói.
Do hongi là hình thức chạm chóp mũi nên nhiều du khách cảm thấy e ngại với phong tục này. Clarke nói điều này dễ hiểu vì "tiếp xúc trực diện có thể bị coi là đáng sợ với một số người". Dù vậy, hongi vẫn là bản sắc và văn hóa bản địa ở New Zealand, tạo ra khác biệt đáng chú ý.
Theo hai giáo sư, cũng nhờ hongi mọi người bắt đầu biết rằng thế giới Maori có nhiều điều thú vị để khám phá. "Điều quan trọng là tinh thần của lời chào hỏi này cần được tôn trọng", Clarke nói và cho rằng hongi được mọi người dân New Zealand áp dụng làm lời chào quốc gia "là điều đáng mừng".
Hongi hay chạm mũi là cách chào hỏi đặc trưng của người Maori ở New Zealand, thường được sử dụng khi chính phủ New Zealand tiếp đón nguyên thủ, hoàng gia các nước. Công nương nước Anh, Kate Middleton cũng từng chạm mũi lãnh đạo thổ dân Maori Lewis Moera vào năm 2014.
Chào hongi đúng cách gồm nắm lấy tay đối phương giống như khi bắt tay, nghiêng người về phía trước và nhẹ nhàng ấn mũi, trán vào nhau. Trán kề trán, mũi kề mũi, hơi thở kề nhau. Đặt tay lên vai người khác cũng được chấp nhận thay cho nắm tay.
Thổ dân Maori chào du khách theo cách truyền thống. Ảnh: Thomas Cook
Giáo sư Angus Macfarlane, nghiên cứu về người Maori thuộc Đại học Canterbury, cho biết động tác chạm mũi này được cả thế giới biết đến như một lời chào hỏi ở New Zealand nhưng không phải mọi người dân đều sử dụng. Nó được thực hiện bởi những người Maori bản địa và hongi giữ vai trò quan trọng trong văn hóa của họ.
Theo thần thoại của người Maori, thần Tāne-nui-a-Rangi đã tạo ra người phụ nữ đầu tiên Hine-ahu-one và thổi sự sống vào nàng bằng cách chạm mũi mình vào mũi người phụ nữ. "Tane được coi là tổ tiên của Te Ao Māori (người Maori)", giáo sư Macfarlane nói. Hongi được coi là nơi bắt nguồn hơi thở của sự sống. Ngày nay việc chạm mũi khi chào hỏi mang ý nghĩa giữa hai người sẽ chia sẻ hơi thở sự sống với nhau, hình thành một liên kết đặc biệt giúp xóa bỏ mọi khoảng cách về địa lý, văn hóa.
Với nhiều người, hongi chính là cách chào hỏi của những vị thần dựa trên truyền thuyết cổ xưa. Macfarlane cho biết tùy từng dịp mà hongi thể hiện sự trang trọng hoặc nhẹ nhàng, vui tươi. Hongi không chỉ thực hiện trong các nghi lễ đón lãnh đạo, hoàng gia các nước mà còn xuất hiện trong các giải đấu quần vợt của người Maori. Sau mỗi trận đấu mọi người sẽ lại gần bắt tay và thực hiện hongi với nhau. Với du khách, mọi người cũng có thể áp dụng nghi thức chào hỏi này với người dân địa phương để thể hiện sự tôn trọng.
Giáo sư Te Hurinui Clarke, cũng thuộc Đại học Canterbury, cho biết có nhiều biến thể của hongi. Với một số người, đó chỉ là việc chạm vào mũi nhưng những người khác lại bao gồm việc chạm vào trán thể hiện trao đổi về hơi thở và kiến thức. "Hongi còn là một hành động mang tính tinh thần", giáo sư Clarke nói.
Công nương Kate nhận hongi từ thủ lĩnh Maori trong chuyến thăm năm 2014. Ảnh: Rex
Sinh ra và lớn lên ở vùng Vịnh Plenty, giáo sư Clarke cho biết hongi ở quê nhà ông gồm hai lần chạm mũi thay vì một lần. Lần đầu là để chào người đối diện, lần thứ hai là chào hỏi và thể hiện sự kính trọng với tổ tiên, ông bà, cha mẹ của người đó.
Clarke thường quên và chỉ chạm một lần và sau đó thường được kéo lại để chạm thêm lần nữa. "Hongi đã và luôn là lời chào hàng ngày trong cộng đồng người Maori", ông nói.
Do hongi là hình thức chạm chóp mũi nên nhiều du khách cảm thấy e ngại với phong tục này. Clarke nói điều này dễ hiểu vì "tiếp xúc trực diện có thể bị coi là đáng sợ với một số người". Dù vậy, hongi vẫn là bản sắc và văn hóa bản địa ở New Zealand, tạo ra khác biệt đáng chú ý.
Theo hai giáo sư, cũng nhờ hongi mọi người bắt đầu biết rằng thế giới Maori có nhiều điều thú vị để khám phá. "Điều quan trọng là tinh thần của lời chào hỏi này cần được tôn trọng", Clarke nói và cho rằng hongi được mọi người dân New Zealand áp dụng làm lời chào quốc gia "là điều đáng mừng".