Nguyễn May
Well-known member
Tác giả Pooja Lakshmin cho rằng đi chơi giúp khuây khỏa nhưng không giải quyết gốc rễ áp lực cuộc sống, trong "Chăm sóc bản thân thực sự".
Trong thời đại công nghiệp tiêu dùng, việc chăm sóc bản thân có thể thường được hướng sang đi spa thư giãn, học yoga hay làm đẹp. Thế nhưng, ở vai trò chuyên gia trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần của nữ giới, bác sĩ Pooja Lakshmin cho rằng đây chỉ là phương pháp "chăm sóc bản thân giả tạo" - giải pháp tạm thời.
Ở cuốn sách Chăm sóc bản thân thật sự (tên tiếng Anh Real Self - care, phát hành năm 2023), Pooja Lakshmin đưa ra những phân tích cho thấy xã hội hiện nay đặt nhiều gánh nặng tinh thần lên phụ nữ, khiến họ kiệt sức, mất kết nối và có xu hướng gặp nhiều vấn đề về sức khỏe tâm lý.
Bìa bản tiếng Việt cuốn "Chăm sóc bản thân thực sự", 304 trang, phát hành đầu tháng 1. Ảnh: First News
Tác giả đưa ví dụ câu chuyện của Monique, cô gái 25 tuổi, lớn lên trong gia đình nhập cư có nếp sống bó buộc. Do đối mặt nhiều áp lực, cứ mỗi sáu tháng, Monique vung tiền cho khóa tu dưỡng như tập yoga ở Bali, học thiền theo triết lý Phật giáo ở ngoại ô New York, chữa lành cùng ngựa ở Montana. Khi quay về nhà, cô lại rơi vào nhịp sống bận rộn như trước, để rồi tiếp tục kiệt sức.
Bề ngoài, biện pháp Monique ứng dụng đóng vai trò như cách thoát khỏi thực tại, đáp ứng nhu cầu tối ưu hóa cuộc sống. Nhưng trong trường hợp tệ hơn, những phương pháp tương tự có thể khiến chúng ta xao nhãng, không thể nhận ra lỗ hổng về mặt tinh thần.
Theo sách, chăm sóc bản thân không nằm ở món đồ một người mua hay những việc họ làm, mà ở cách đưa ra các quyết định bảo vệ sức khỏe tinh thần và thể chất. Mỗi người phải đào sâu và xác định các nguyên tắc cốt lõi có thể giúp cho việc ra quyết định. Khi áp dụng những nguyên tắc này vào cuộc sống, bạn sẽ cảm thấy thoải mái, xây dựng lối sống có thể ngăn chặn vấn đề ngay từ đầu. Nói cách khác, áp dụng phương pháp chăm sóc bản thân giả tạo là đối phó, trong khi thực hành chăm sóc bản thân thực thụ là nắm thế chủ động.
Pooja Lakshmin viết: "Khi bạn nhìn vào bên trong mình và đưa ra quyết định sau khi đã suy ngẫm cũng như cân nhắc cẩn thận là cách để khẳng định quyền tự chủ. Nó có nghĩa là đối mặt trực tiếp với sự độc hại và tổn thương mà nền văn hóa của chúng ta gây ra cho phụ nữ, xác định điều nào phù hợp với bản thân chúng ta và điều nào không".
Tác giả còn gợi ý một số bài tập, câu hỏi và công cụ thực tế để mỗi người tự xây dựng phương pháp phù hợp, giúp cải thiện các mối quan hệ, môi trường làm việc. Con người phải tập trung cảm nhận quá trình biến đổi cơ thể hướng tới sức khỏe tinh thần lành mạnh, tự nhận thức dựa trên bốn nguyên tắc: Thiết lập ranh giới, đối xử tử tế với chính mình, xác định giá trị cốt lõi và sử dụng quyền tự chủ.
Lakshmin đưa nhiều ví dụ từ những câu chuyện thực tế, dẫn chứng số liệu và nghiên cứu chuyên ngành để làm cơ sở cho phân tích. Cô còn chia sẻ những thất bại trong việc chăm sóc bản thân ở quá khứ, từ đó giúp mỗi người nhìn nhận lại thói quen, thay đổi.
Tác giả Pooja Lakshmin. Ảnh: PoojaLakshmin.com
Trang NPR xếp Chăm sóc bản thân thực sự là một trong những cuốn sách được yêu thích nhất năm 2023. Forbes gọi đây là một trong những "cuốn sách self-help tuyệt vời nhất mọi thời". Tạp chí InStyle viết: "Sách cung cấp cái nhìn sáng suốt về cách các hệ thống xã hội làm cạn kiệt năng lượng của chúng ta".
Pooja Lakshmin là bác sĩ tâm lý, phó giáo sư lâm sàng về Tâm thần học tại Trường Y khoa Đại học George Washington, Mỹ, đồng thời là cộng tác viên lâu năm của New York Times. Năm 2020, Lakshmin thành lập nền tảng giáo dục Gemma để cung cấp kiến thức sức khỏe tâm thần cho phụ nữ. Hiện cô thực hành lâm sàng tại phòng khám tư nhân, nơi cô điều trị cho những phụ nữ phải vật lộn với tình trạng kiệt sức, mất niềm tin, trầm cảm và lo âu.
Trong thời đại công nghiệp tiêu dùng, việc chăm sóc bản thân có thể thường được hướng sang đi spa thư giãn, học yoga hay làm đẹp. Thế nhưng, ở vai trò chuyên gia trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần của nữ giới, bác sĩ Pooja Lakshmin cho rằng đây chỉ là phương pháp "chăm sóc bản thân giả tạo" - giải pháp tạm thời.
Ở cuốn sách Chăm sóc bản thân thật sự (tên tiếng Anh Real Self - care, phát hành năm 2023), Pooja Lakshmin đưa ra những phân tích cho thấy xã hội hiện nay đặt nhiều gánh nặng tinh thần lên phụ nữ, khiến họ kiệt sức, mất kết nối và có xu hướng gặp nhiều vấn đề về sức khỏe tâm lý.
Bìa bản tiếng Việt cuốn "Chăm sóc bản thân thực sự", 304 trang, phát hành đầu tháng 1. Ảnh: First News
Tác giả đưa ví dụ câu chuyện của Monique, cô gái 25 tuổi, lớn lên trong gia đình nhập cư có nếp sống bó buộc. Do đối mặt nhiều áp lực, cứ mỗi sáu tháng, Monique vung tiền cho khóa tu dưỡng như tập yoga ở Bali, học thiền theo triết lý Phật giáo ở ngoại ô New York, chữa lành cùng ngựa ở Montana. Khi quay về nhà, cô lại rơi vào nhịp sống bận rộn như trước, để rồi tiếp tục kiệt sức.
Bề ngoài, biện pháp Monique ứng dụng đóng vai trò như cách thoát khỏi thực tại, đáp ứng nhu cầu tối ưu hóa cuộc sống. Nhưng trong trường hợp tệ hơn, những phương pháp tương tự có thể khiến chúng ta xao nhãng, không thể nhận ra lỗ hổng về mặt tinh thần.
Theo sách, chăm sóc bản thân không nằm ở món đồ một người mua hay những việc họ làm, mà ở cách đưa ra các quyết định bảo vệ sức khỏe tinh thần và thể chất. Mỗi người phải đào sâu và xác định các nguyên tắc cốt lõi có thể giúp cho việc ra quyết định. Khi áp dụng những nguyên tắc này vào cuộc sống, bạn sẽ cảm thấy thoải mái, xây dựng lối sống có thể ngăn chặn vấn đề ngay từ đầu. Nói cách khác, áp dụng phương pháp chăm sóc bản thân giả tạo là đối phó, trong khi thực hành chăm sóc bản thân thực thụ là nắm thế chủ động.
Pooja Lakshmin viết: "Khi bạn nhìn vào bên trong mình và đưa ra quyết định sau khi đã suy ngẫm cũng như cân nhắc cẩn thận là cách để khẳng định quyền tự chủ. Nó có nghĩa là đối mặt trực tiếp với sự độc hại và tổn thương mà nền văn hóa của chúng ta gây ra cho phụ nữ, xác định điều nào phù hợp với bản thân chúng ta và điều nào không".
Tác giả còn gợi ý một số bài tập, câu hỏi và công cụ thực tế để mỗi người tự xây dựng phương pháp phù hợp, giúp cải thiện các mối quan hệ, môi trường làm việc. Con người phải tập trung cảm nhận quá trình biến đổi cơ thể hướng tới sức khỏe tinh thần lành mạnh, tự nhận thức dựa trên bốn nguyên tắc: Thiết lập ranh giới, đối xử tử tế với chính mình, xác định giá trị cốt lõi và sử dụng quyền tự chủ.
Lakshmin đưa nhiều ví dụ từ những câu chuyện thực tế, dẫn chứng số liệu và nghiên cứu chuyên ngành để làm cơ sở cho phân tích. Cô còn chia sẻ những thất bại trong việc chăm sóc bản thân ở quá khứ, từ đó giúp mỗi người nhìn nhận lại thói quen, thay đổi.
Tác giả Pooja Lakshmin. Ảnh: PoojaLakshmin.com
Trang NPR xếp Chăm sóc bản thân thực sự là một trong những cuốn sách được yêu thích nhất năm 2023. Forbes gọi đây là một trong những "cuốn sách self-help tuyệt vời nhất mọi thời". Tạp chí InStyle viết: "Sách cung cấp cái nhìn sáng suốt về cách các hệ thống xã hội làm cạn kiệt năng lượng của chúng ta".
Pooja Lakshmin là bác sĩ tâm lý, phó giáo sư lâm sàng về Tâm thần học tại Trường Y khoa Đại học George Washington, Mỹ, đồng thời là cộng tác viên lâu năm của New York Times. Năm 2020, Lakshmin thành lập nền tảng giáo dục Gemma để cung cấp kiến thức sức khỏe tâm thần cho phụ nữ. Hiện cô thực hành lâm sàng tại phòng khám tư nhân, nơi cô điều trị cho những phụ nữ phải vật lộn với tình trạng kiệt sức, mất niềm tin, trầm cảm và lo âu.