tran hương
Well-known member
Thấy vườn đu đủ bỏ hoang, anh Vi Văn Quang đã xin cải tạo làm thành điểm đến hấp dẫn du khách ở vùng cao Mường Lát, Thanh Hóa.
Những ngày này, vườn đu đủ của anh Vi Văn Quang (SN 1996, dân tộc Thái) ở khu phố Tén Tằn, thị trấn Mường Lát (Thanh Hóa) đang trở thành điểm đến khá nổi, mỗi ngày đón hàng trăm lượt khách đến check-in. Ít ai biết rằng, chỉ mới năm ngoái, nơi này vẫn là một khu vườn bỏ hoang.
Anh Quang vốn là thợ sửa xe máy. Giữa năm 2023, thấy vườn đu đủ xanh mướt sai trái rộng khoảng 1ha của Chi hội phụ nữ khu phố bị bỏ hoang, anh Quang tiếc nuối xin phép chính quyền và bàn với Chi hội phụ nữ tiếp quản lại khu vườn.
Anh Quang chăm chút cho vườn đu đủ của mình (Ảnh CTV)
Mục đích ban đầu của Quang cũng chỉ là thu hoạch hết lứa quả này sẽ cải tạo lại đất, trồng giống đu đủ đực lấy hoa.
“Trong thời gian tiếp quản vườn, thấy các bạn trẻ đi ngang qua toàn xuống check-in những cây đu đủ sai trái, mình nảy sinh ý tưởng biến vườn đu đủ này thành điểm du lịch trải nghiệm và phục vụ ăn uống cho du khách”, anh Quang chia sẻ.
Với Quang, nói là làm. Mặc dù làm nghề sửa chữa xe máy và chưa một ngày học cách làm du lịch, Quang không ngần ngại lên mạng tìm tòi, học hỏi từ các mô hình du lịch mà giới trẻ ưa thích, từ đó cải tạo vườn đu đủ của mình thành một điểm dừng chân bài bản.
“Mường Lát là huyện nghèo xa xôi nhất của tỉnh Thanh Hóa, nơi đây lại tiếp giáp với cửa khẩu Tén Tằn, hàng ngày cũng có nhiều người qua lại. Vườn đu đủ trở thành điểm dừng chân cho các bạn trẻ đi phượt, các đoàn du khách đến tham quan Mường Lát”, Quang cho biết.
Vườn đu đủ của Quang đơn giản chỉ có vài cái chòi làm bằng tre luồng cho du khách nghỉ chân và thưởng thức đặc sản của Mường Lát. Anh đầu tư khoảng 30 triệu vào việc mua vật dụng phục vụ quán ăn, công trình phụ trợ khác. Các món ăn của Quang chế biến là những món dân tộc và món ăn Lào.
“Trung bình quán của tôi đón khoảng 100 lượt khách/ngày. Tháng đỉnh điểm tôi thu trên 30 triệu đồng từ việc bán đồ ăn cho khách. Việc chụp ảnh hoàn toàn miễn phí. Khách của quán chủ yếu là các đoàn đi tham quan, các bạn trẻ đi phượt”, anh Quang chia sẻ.
Các món ăn quán "vườn đu đủ" của anh Quang chủ yếu là món dân tộc và món ăn Lào (Ảnh CTV)
Ông Ngân Trọng Hiệp, Chủ tịch UBND thị trấn Mường Lát cho biết, sau khi được đơn vị quốc phòng cho mượn đất, UBND thị trấn khuyến khích bà con địa phương phát triển kinh tế. Chi hội phụ nữ khu phố nhận quản lý khu đất gần cửa khẩu Tén Tằn. Các chị em lên mạng mua giống đu đủ đực về trồng với mục đích thu hoa, tuy nhiên cây lại cho ra toàn quả.
Việc trồng đu đủ không như kỳ vọng, các chị em không biết xoay xở thế nào đành để cây tự sinh trưởng, phát triển tự nhiên. Anh Quang thấy tiếc nên đã xin phép Chi hội phụ nữ khu phố đầu tư thành điểm đón khách đến vui chơi, giải trí, thưởng thức các món ăn của vùng cao và nước bạn Lào.
“Anh Quang là thanh niên có tư duy dám nghĩ, dám làm. Từ vườn đu đủ bỏ hoang, anh không chỉ kiếm tiền triệu mỗi ngày mà còn tạo việc làm cho nhiều người. Chúng tôi tích cực tuyên truyền, vận động cho thanh niên trên địa bàn học tập, mạnh dạn khởi nghiệp như anh Quang", ông Hiệp cho biết.
Những ngày này, vườn đu đủ của anh Vi Văn Quang (SN 1996, dân tộc Thái) ở khu phố Tén Tằn, thị trấn Mường Lát (Thanh Hóa) đang trở thành điểm đến khá nổi, mỗi ngày đón hàng trăm lượt khách đến check-in. Ít ai biết rằng, chỉ mới năm ngoái, nơi này vẫn là một khu vườn bỏ hoang.
Anh Quang vốn là thợ sửa xe máy. Giữa năm 2023, thấy vườn đu đủ xanh mướt sai trái rộng khoảng 1ha của Chi hội phụ nữ khu phố bị bỏ hoang, anh Quang tiếc nuối xin phép chính quyền và bàn với Chi hội phụ nữ tiếp quản lại khu vườn.
Anh Quang chăm chút cho vườn đu đủ của mình (Ảnh CTV)
Mục đích ban đầu của Quang cũng chỉ là thu hoạch hết lứa quả này sẽ cải tạo lại đất, trồng giống đu đủ đực lấy hoa.
“Trong thời gian tiếp quản vườn, thấy các bạn trẻ đi ngang qua toàn xuống check-in những cây đu đủ sai trái, mình nảy sinh ý tưởng biến vườn đu đủ này thành điểm du lịch trải nghiệm và phục vụ ăn uống cho du khách”, anh Quang chia sẻ.
Với Quang, nói là làm. Mặc dù làm nghề sửa chữa xe máy và chưa một ngày học cách làm du lịch, Quang không ngần ngại lên mạng tìm tòi, học hỏi từ các mô hình du lịch mà giới trẻ ưa thích, từ đó cải tạo vườn đu đủ của mình thành một điểm dừng chân bài bản.
“Mường Lát là huyện nghèo xa xôi nhất của tỉnh Thanh Hóa, nơi đây lại tiếp giáp với cửa khẩu Tén Tằn, hàng ngày cũng có nhiều người qua lại. Vườn đu đủ trở thành điểm dừng chân cho các bạn trẻ đi phượt, các đoàn du khách đến tham quan Mường Lát”, Quang cho biết.
Vườn đu đủ của Quang đơn giản chỉ có vài cái chòi làm bằng tre luồng cho du khách nghỉ chân và thưởng thức đặc sản của Mường Lát. Anh đầu tư khoảng 30 triệu vào việc mua vật dụng phục vụ quán ăn, công trình phụ trợ khác. Các món ăn của Quang chế biến là những món dân tộc và món ăn Lào.
“Trung bình quán của tôi đón khoảng 100 lượt khách/ngày. Tháng đỉnh điểm tôi thu trên 30 triệu đồng từ việc bán đồ ăn cho khách. Việc chụp ảnh hoàn toàn miễn phí. Khách của quán chủ yếu là các đoàn đi tham quan, các bạn trẻ đi phượt”, anh Quang chia sẻ.
Các món ăn quán "vườn đu đủ" của anh Quang chủ yếu là món dân tộc và món ăn Lào (Ảnh CTV)
Ông Ngân Trọng Hiệp, Chủ tịch UBND thị trấn Mường Lát cho biết, sau khi được đơn vị quốc phòng cho mượn đất, UBND thị trấn khuyến khích bà con địa phương phát triển kinh tế. Chi hội phụ nữ khu phố nhận quản lý khu đất gần cửa khẩu Tén Tằn. Các chị em lên mạng mua giống đu đủ đực về trồng với mục đích thu hoa, tuy nhiên cây lại cho ra toàn quả.
Việc trồng đu đủ không như kỳ vọng, các chị em không biết xoay xở thế nào đành để cây tự sinh trưởng, phát triển tự nhiên. Anh Quang thấy tiếc nên đã xin phép Chi hội phụ nữ khu phố đầu tư thành điểm đón khách đến vui chơi, giải trí, thưởng thức các món ăn của vùng cao và nước bạn Lào.
“Anh Quang là thanh niên có tư duy dám nghĩ, dám làm. Từ vườn đu đủ bỏ hoang, anh không chỉ kiếm tiền triệu mỗi ngày mà còn tạo việc làm cho nhiều người. Chúng tôi tích cực tuyên truyền, vận động cho thanh niên trên địa bàn học tập, mạnh dạn khởi nghiệp như anh Quang", ông Hiệp cho biết.