Hồ Thị Thanh Trà
Well-known member
Hà Giang - Củ ấu tẩu nếu ăn sống có thể gây chết người nhưng khi chế biến đúng cách lại trở thành món cháo rất bổ dưỡng, được dân địa phương và du khách ưa chuộng.
Hầu hết khách du lịch đến Hà Giang đều dừng chân tại thành phố trước khi di chuyển tới các huyện xa hơn như Mèo Vạc, Đồng Văn, Vị Xuyên... Trong thời gian ngắn lưu lại, ngoài check in cột mốc số 0, du khách có thể trải nghiệm nền ẩm thực phong phú của tỉnh địa đầu cực Bắc. Một trong đó là thói quen ăn đêm của người Hà Giang.
Giữa cái lạnh tê tái những ngày mùa đông, các quán cháo, mì ở thành phố Hà Giang vẫn sáng đèn tới tận sáng để đón những vị khách phương xa, các phượt thủ chạy xe đêm hay những người có thú vui ăn vào lúc đêm muộn. Quán cháo Thanh Hoa nằm trên đường Nguyễn Thái Học là một trong những tụ điểm ăn đêm nổi tiếng, được kiểm chứng bởi những vị khách khó tính từ nhiều tỉnh thành.
Quán bán nhiều món như bún, phở nhưng nổi tiếng nhất vẫn là mì gà tần và cháo ấu tẩu. Đầu bếp đặt nồi cháo bốc khói nghi ngút ở ngay cửa quán, khách đi ngang qua cũng cảm nhận được mùi thơm đặc trưng, không thể lẫn. Cháo ấu tẩu là món ăn truyền thống của đồng bào người Mông ở Hà Giang. Đây cũng là món ăn 'đầu bảng' mà hầu hết du khách đều muốn thử khi tới mảnh đất địa đầu.
Ấu tẩu là tên của một loại củ mọc trên đá, rất cứng và độc tính rất cao, có thể tử vong nếu ăn trực tiếp. Do đó, cháo ấu tẩu còn có tên gọi là 'cháo độc dược' hay 'cháo chết người'. Ấu tẩu mang chất độc nhưng khi được nấu đúng cách lại rất bổ dưỡng. Theo Đông y, loại thảo dược này có tác dụng giảm đau, chống viêm, kích thích tuần hoàn.
Củ ấu tẩu khi được chế biến ở nhiệt độ cao đủ thời gian sẽ được khử độc tính, không còn nguy hiểm tới tính mạng. Người đầu bếp bỏ vỏ, đem ngâm với nước gạo một đêm rồi ninh nhừ cho bở bung, nấu thành hỗn hợp sền sệt rồi mới mang đi nấu cháo với gạo nếp. Khi nấu, đôi khi đầu bếp phải nếm thử, nếu cảm thấy tê tê nơi đầu lưỡi, có thể ấu tẩu chưa hết độc, phải nấu thêm. Để tăng thêm hương vị, cháo ấu tẩu có thể nấu kèm với trứng gà, tim cật, trộn hành, tía tô rồi trộn đều rồi ăn nóng. Bát cháo thường có màu nâu sậm gần giống với cháo lòng miền xuôi.
Anh Quân, một thực khách từ Tuyên Quang tới thưởng thức ở quán cho biết, món ăn này cũng phổ biến ở quê anh, tuy nhiên ở Tuyên Quang người ta băm nhỏ ấu tẩu còn ở Hà Giang đầu bếp xay ra rồi nấu. Nhưng đặc điểm chung là đều phải nấu thật lâu cho thật nhừ để không còn độc tính và bổ dưỡng. Cháo ấu tẩu có vị đắng đặc trưng, những người mới ăn sẽ cảm thấy ngần ngại nhưng quen rồi sẽ thấy 'ghiền', cảm nhận được hậu vị ngọt.
Các nguyên liệu như gà xé, tim, cật được sơ chế, bày trong tủ kính. Khách gọi tới đâu, chủ quán sẽ bỏ vào nấu cùng cháo. Chị Hằng và nhóm bạn đến từ Hà Nội cho biết: 'Lần đầu lên Hà Giang, chúng tôi muốn thử món cháo ấu tẩu nổi tiếng nhưng lúc đó đã trót ăn quá no, không thể gọi thêm một suất bình thường. Chủ quán biết chuyện, múc cho chúng tôi một bát nhỏ để ăn thử và cảm nhận hương vị mà không lấy tiền. Những vị khách xung quanh biết chúng tôi từ xa đến cũng nhiệt tình giới thiệu về công dụng của món này. Mới đầu, vị đắng khá nhiều nhưng ăn dần cũng cảm thấy quen hơn'.
Ngoài cháo ấu tẩu, quán Thanh Hoa còn có một món được nhận xét '5 sao' là mì gà tần. Mỗi bát mì đều có cả một chiếc đùi gà lớn, hầm cùng rau ngải cứu, kỳ tử, các loại thảo dược Đông y. Linh hồn của món ăn chủ yếu nằm ở nước dùng đậm vị dậy mùi thuốc bắc, được nêm nếm khéo léo để có vị ngọt đậm đà, béo ngậy, không còn vị đắng của ngải cứu, ăn cùng mì gói.
Các quán cháo ấu tẩu thường bán buổi đêm vì theo quan niệm của người dân địa phương, các chất bổ của loại củ này sẽ tác dụng tốt nhất qua giấc ngủ buổi đêm. Đó cũng là lý do vì sao các quán cháo ấu tẩu luôn tấp nập từ tối tới sáng hôm sau. Quán cháo Thanh Hoa thường mở từ chiều tối hôm trước tới 4-5h sáng.
Hầu hết khách du lịch đến Hà Giang đều dừng chân tại thành phố trước khi di chuyển tới các huyện xa hơn như Mèo Vạc, Đồng Văn, Vị Xuyên... Trong thời gian ngắn lưu lại, ngoài check in cột mốc số 0, du khách có thể trải nghiệm nền ẩm thực phong phú của tỉnh địa đầu cực Bắc. Một trong đó là thói quen ăn đêm của người Hà Giang.
Giữa cái lạnh tê tái những ngày mùa đông, các quán cháo, mì ở thành phố Hà Giang vẫn sáng đèn tới tận sáng để đón những vị khách phương xa, các phượt thủ chạy xe đêm hay những người có thú vui ăn vào lúc đêm muộn. Quán cháo Thanh Hoa nằm trên đường Nguyễn Thái Học là một trong những tụ điểm ăn đêm nổi tiếng, được kiểm chứng bởi những vị khách khó tính từ nhiều tỉnh thành.
Quán bán nhiều món như bún, phở nhưng nổi tiếng nhất vẫn là mì gà tần và cháo ấu tẩu. Đầu bếp đặt nồi cháo bốc khói nghi ngút ở ngay cửa quán, khách đi ngang qua cũng cảm nhận được mùi thơm đặc trưng, không thể lẫn. Cháo ấu tẩu là món ăn truyền thống của đồng bào người Mông ở Hà Giang. Đây cũng là món ăn 'đầu bảng' mà hầu hết du khách đều muốn thử khi tới mảnh đất địa đầu.
Ấu tẩu là tên của một loại củ mọc trên đá, rất cứng và độc tính rất cao, có thể tử vong nếu ăn trực tiếp. Do đó, cháo ấu tẩu còn có tên gọi là 'cháo độc dược' hay 'cháo chết người'. Ấu tẩu mang chất độc nhưng khi được nấu đúng cách lại rất bổ dưỡng. Theo Đông y, loại thảo dược này có tác dụng giảm đau, chống viêm, kích thích tuần hoàn.
Củ ấu tẩu khi được chế biến ở nhiệt độ cao đủ thời gian sẽ được khử độc tính, không còn nguy hiểm tới tính mạng. Người đầu bếp bỏ vỏ, đem ngâm với nước gạo một đêm rồi ninh nhừ cho bở bung, nấu thành hỗn hợp sền sệt rồi mới mang đi nấu cháo với gạo nếp. Khi nấu, đôi khi đầu bếp phải nếm thử, nếu cảm thấy tê tê nơi đầu lưỡi, có thể ấu tẩu chưa hết độc, phải nấu thêm. Để tăng thêm hương vị, cháo ấu tẩu có thể nấu kèm với trứng gà, tim cật, trộn hành, tía tô rồi trộn đều rồi ăn nóng. Bát cháo thường có màu nâu sậm gần giống với cháo lòng miền xuôi.
Anh Quân, một thực khách từ Tuyên Quang tới thưởng thức ở quán cho biết, món ăn này cũng phổ biến ở quê anh, tuy nhiên ở Tuyên Quang người ta băm nhỏ ấu tẩu còn ở Hà Giang đầu bếp xay ra rồi nấu. Nhưng đặc điểm chung là đều phải nấu thật lâu cho thật nhừ để không còn độc tính và bổ dưỡng. Cháo ấu tẩu có vị đắng đặc trưng, những người mới ăn sẽ cảm thấy ngần ngại nhưng quen rồi sẽ thấy 'ghiền', cảm nhận được hậu vị ngọt.
Các nguyên liệu như gà xé, tim, cật được sơ chế, bày trong tủ kính. Khách gọi tới đâu, chủ quán sẽ bỏ vào nấu cùng cháo. Chị Hằng và nhóm bạn đến từ Hà Nội cho biết: 'Lần đầu lên Hà Giang, chúng tôi muốn thử món cháo ấu tẩu nổi tiếng nhưng lúc đó đã trót ăn quá no, không thể gọi thêm một suất bình thường. Chủ quán biết chuyện, múc cho chúng tôi một bát nhỏ để ăn thử và cảm nhận hương vị mà không lấy tiền. Những vị khách xung quanh biết chúng tôi từ xa đến cũng nhiệt tình giới thiệu về công dụng của món này. Mới đầu, vị đắng khá nhiều nhưng ăn dần cũng cảm thấy quen hơn'.
Ngoài cháo ấu tẩu, quán Thanh Hoa còn có một món được nhận xét '5 sao' là mì gà tần. Mỗi bát mì đều có cả một chiếc đùi gà lớn, hầm cùng rau ngải cứu, kỳ tử, các loại thảo dược Đông y. Linh hồn của món ăn chủ yếu nằm ở nước dùng đậm vị dậy mùi thuốc bắc, được nêm nếm khéo léo để có vị ngọt đậm đà, béo ngậy, không còn vị đắng của ngải cứu, ăn cùng mì gói.
Các quán cháo ấu tẩu thường bán buổi đêm vì theo quan niệm của người dân địa phương, các chất bổ của loại củ này sẽ tác dụng tốt nhất qua giấc ngủ buổi đêm. Đó cũng là lý do vì sao các quán cháo ấu tẩu luôn tấp nập từ tối tới sáng hôm sau. Quán cháo Thanh Hoa thường mở từ chiều tối hôm trước tới 4-5h sáng.