ChatGPT hẳn không còn xa lạ với người dùng internet hiện nay khi cán mốc 100 triệu người dùng và hơn 700 triệu kết quả tìm kiếm trên Google chỉ sau 2 tháng ra mắt. Vậy ChatGPT là gì? Công cụ này có thể thay thế công việc của những người làm trong ngành Digital Marketing hay không? Cùng mình tìm hiểu về tính ứng dụng của công cụ này nhé!
ChatGPT là gì?
Lịch sử hình thành
Ngày 30/11/2022, ChatGPT (Chat Generative Pre-training Transformer) được tạo ra bởi công ty nghiên cứu trí tuệ nhân tạo OpenAI. “Cha đẻ” của ChatGPT là Samuel Altman, sinh năm 1985, là người Mỹ gốc Do Thái.
Công cụ này có một khả năng đặc biệt là tương tác, trả lời dưới dạng đối thoại, đưa ra những câu trả lời bắt chước con người một cách đáng ngạc nhiên. Chatbot này có thể làm bất cứ yêu cầu nào như viết email, viết CV, lên kế hoạch, viết code,…
Sở dĩ ChatGPT có thể làm được như vậy vì công cụ này tổng hợp nguồn dữ liệu vô cùng lớn từ internet, trong đó có cả website Reddit. Đây là một website lưu trữ thông tin đa dạng trên toàn thế giới, bao gồm những tranh luận về mọi loại chủ đề. Nhờ vậy, ChatGPT dễ dàng mô phỏng cách đối thoại của chúng ta để giao tiếp với con người.
Cơ chế hoạt động của ChatGPT
ChatGPT có nguyên lý hoạt động khá đơn giản. Công cụ này hoạt động bằng cách ghi nhận câu hỏi và đưa ra câu trả lời, lời khuyên phù hợp. Để có thể trả lời người dùng, ChatGPT sử dụng dữ liệu đã được tổng hợp từ internet, dữ liệu nhập của người dùng và kho dữ liệu do nhà phát triển cung cấp.
Theo thống kế, công cụ này sở hữu gần 570GB dữ liệu đến từ nhiều nguồn khác nhau, cùng với kho dữ liệu văn bản 300 tỷ từ được cập nhật vào trong bộ não AI này.
Thông qua nhiều cuộc thử nghiệm trước đó, công cụ này sẽ dự đoán, phân tích dựa vào nguồn dữ liệu trong hệ thống. ChatGPT được lập trình để sử dụng những thuật toán vô cùng phức tạp giúp nó có thể trả lời các câu hỏi một cách cụ thể và chi tiết.
Điều đặc biệt là ChatGPT có khả năng học hỏi, thay đáp án sai bằng đáp án đúng, cập nhật và củng cố kho kiến thức.
Sử dụng ChatGPT có mất phí không?
Hiện tại, OpenAI – công ty tạo ra ChatGPT đã chính thức cho phép người dùng Việt Nam đăng ký tài khoản và sử dụng miễn phí. Tuy nhiên, người dùng Việt có thể nâng cấp lên gói tài khoản ChatGPT Plus với mức phí 20 USD/tháng để nhận các lợi ích mà phiên bản miễn phí không có gồm:
Trong bối cảnh OpenAI đang là “người đi đầu” trong quá trình đưa AI phổ cập cận rộng rãi tới công chúng, bất kỳ công ty phát triển chatbot AI nào có mức phí hơn 20 USD/tháng buộc phải chứng minh tại sao sản phẩm của họ đáng giá hơn ChatGPT Plus.
Lợi ích đối với ngành Digital Marketing của ChatGPT là gì?
Với kho kiến thức khổng lồ được xây dựng dựa trên “máy học” từ những dữ liệu bạn nạp vào, ChatGPT cho thấy sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới nhiều ngành nghề. Đặc biệt, việc sử dụng ChatGPT hiện được cung cấp miễn phí bởi nó đang trong giai đoạn nghiên cứu và thu thập phản hồi từ khách hàng (một cách bổ sung “kiến thức” cho bộ não AI).
Vậy ChatGPT giúp ích như nào cho những người làm Marketing nói chung và Digital Marketing nói riêng?
Cung cấp các kiến thức chuyên sâu
ChatGPT có thể cung cấp thông tin và kiến thức chi tiết về các kỹ thuật, phương pháp và công cụ trong lĩnh vực Marketing, bao gồm:
Sáng tạo nội dung chuyên nghiệp và độc đáo cho website
Một trong những lợi ích to lớn của ChatGPT đối với các marketer là khả năng tạo nội dung độc nhất một cách nhanh chóng và dễ dàng. Với khả năng tổng hợp thông tin đa lĩnh vực và có thể cung cấp thông tin đa ngôn ngữ, nó có thể viết đánh giá, mô tả và thậm chí toàn bộ bài đăng trên blog sao cho phù hợp với yêu cầu cụ thể.
Mô hình ngôn ngữ này có thể tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức cho các nhà quảng cáo, nhất là những người gặp rào cản trong việc sáng tạo nội dung hấp dẫn, thu hút người đọc. Vì vậy, có một tiềm năng to lớn là công cụ này có thể cải thiện đáng kể hiệu quả của các nỗ lực tiếp thị nội dung của bạn bằng cách giúp bạn tạo nội dung chất lượng trên quy mô lớn. Do đó, bạn có thể tiết kiệm thời gian và nguồn lực mà bạn có thể dành cho các lĩnh vực quan trọng khác trong doanh nghiệp của mình.
Cá nhân hóa nội dung cho từng tệp khách hàng
Không chỉ với các bài viết trên website, ChatGPT có thể xây dựng nội dung quảng cáo đúng với insight của từng đối tượng mục tiêu theo nhu cầu và thông tin mà bạn cung cấp. ChatGPT đặc biệt hữu ích trong việc xây dựng kế hoạch truyền thông hay kịch bản quảng cáo cho các chiến dịch quảng cáo trên nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok,…
Các nội dung được cá nhân hóa mà ChatGPT viết có thể vừa truyền tải đầy đủ thông tin về sản phẩm, thương hiệu, vừa thu hút giá trị cho khách hàng của bạn mà không tốn nhiều thời gian và tiền bạc hơn. Ngoài ra, bằng cách hiểu ngôn ngữ và giọng điệu của khán giả, chatbot này có thể tạo ra nội dung dễ dàng khiến khán giả đồng cảm, giúp tăng mức độ tương tác và xây dựng mối quan hệ bền chặt hơn với khách hàng.
Bên cạnh đó, ChatGPT cũng có thể giúp tăng cường tương tác với khách hàng bằng cách cung cấp các câu trả lời tự động cho các câu hỏi thường gặp hoặc hỗ trợ các hoạt động chatbot trên trang web hoặc các ứng dụng khác. Điều này giúp giảm thời gian phản hồi và cải thiện trải nghiệm khách hàng.
Hỗ trợ tối ưu các chiến dịch quảng cáo
ChatGPT có thể giúp tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo bằng cách cung cấp các gợi ý về từ khóa, định dạng quảng cáo và nội dung quảng cáo. Điều này giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi và giảm chi phí quảng cáo.
Một số cách mà ChatGPT có thể hỗ trợ tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo bao gồm:
Mặc dù, ChatGPT là một công cụ được đánh giá khá cao bởi “độ thông minh” và khả năng trả lời tự nhiên như một cuộc đối thoại. Tuy nhiên, mô hình ngôn ngữ này vẫn có nhiều nhược điểm mà các marketer cần lưu ý.
Thông tin thiếu xác thực
Nhược điểm của ChatGPT chính là mức độ đáng tin cậy về thông tin mà ChatGPT cung cấp. Cho dù bạn nhập một từ khoá vô cùng mơ hồ, ChatGPT sẽ không hỏi ngược lại bạn để đi đến làm rõ vấn đề. Nó sẽ bắt đầu đưa ra câu trả lời luôn để bảo đảm mạch trò chuyện.
Bà Mira Murati, CTO của OpenAI thừa nhận rằng “Nó có thể bịa ra sự thật, không phải lúc nào câu trả lời của AI cũng đúng”. Model đối thoại cho phép user “đào tạo” nó. Tuy nhiên, điều này lại tạo ra một rủi ro khác là người dùng có thể cố tình đưa vào ChatGPT những thông tin sai.
Không phủ nhận ChatGPT có thể cho những câu trả lời trông rất lý lẽ nhưng không hề có dẫn chứng, số liệu nào chứng minh. Ngoài ra, ở thời điểm hiện tại nó chưa thể truy cập internet theo thời gian thực. Kho dữ liệu của siêu AI này được thu thập từ trước năm 2021 nên không thể đảm bảo dữ liệu đầu vào là xác thực. Tóm lại, ChatGPT không tự kiểm chứng được câu trả lời của mình.
Ngữ cảnh hạn chế
Hiện tại, ChatGPT chỉ có thể tạo ra các nội dung dựa trên thông tin nền và các ngữ cảnh được cung cấp bởi người dùng (nạp dữ liệu). Nếu bạn cung cấp các thông tin, ngữ cảnh không rõ ràng hoặc không đầy đủ thì các nội dung được tạo có thể không chính xác hoặc không phù hợp.
Không thể dự đoán xu hướng
Giống như bất kỳ mô hình máy học nào, ChatGPT được “huấn luyện” và được “dạy” thông qua dữ liệu được nạp vào. Do đó, nếu ngay từ ban đầu các dữ liệu cung cấp cho ChatGPT chứa nội dung sai lệch thì câu trả lời tạo ra cũng có thể bị sai lệch. Bên cạnh đó, dữ liệu của ChatGPT hiện chỉ cập nhật đến năm 2021 nên nếu bạn đặt các câu hỏi về 2023 thì ChatGPT sẽ hoàn toàn không trả lời được.
ChatGPT có thay thế được con người không?
Được đánh giá là công cụ mạnh hơn bất kỳ chatbot nào trước đây, vậy ChatGPT có thể thay thế con người không? Câu trả lời là có và không.
Tại sao có? Lo lắng xoay quanh sự xuất hiện của các công nghệ tiên tiến cũng là điều dễ hiểu. Thực tế trong lịch sử, sự xuất hiện của máy móc, robot và dây chuyền tự động đã thay thế nhân công trong nhà máy, quán ăn, v.v. Do vậy, AI tối tân cũng có thể sẽ thay thế cho những công việc mang tính chất dập khuôn, công thức, lặp đi lặp lại, hoặc mang tính chất tổng hợp, không yêu cầu tư duy.
Tại sao không? Tiến bộ công nghệ sẽ không là mối đe dọa mà là cơ hội, là yêu cầu để nhân loại nâng cao tri thức. ChatGPT cũng như các chatbot và automation, có thể tối ưu hiệu suất, giải quyết những nhiệm vụ lặp lại để chúng ta có thời gian tập trung cho việc đổi mới tư duy và sáng tạo tinh vi. Khả năng hiểu biết và suy luận đa chiều, ra quyết định độc lập, tính cách, thấu cảm và quản lý tình huống phức tạp sẽ là những điều AI không thể làm được. Làm sao để tận dụng tối đa sức mạnh của công nghệ mới là câu hỏi cần đặt ra lúc này.
Lời kết
ChatGPT là một công cụ mạnh mẽ và linh hoạt cho việc giải quyết, xử lý và trả lời các câu hỏi đa ngành, đa lĩnh vực. Tuy nhiên, ChatGPT vẫn còn gặp rất nhiều hạn chế như không thể dự đoán xu hướng hay hạn chế trong việc diễn đạt. Dù vậy, đây được xem là một cánh tay đắc lực cho những người làm Marketing, cụ thể hơn là Digital Marketing.
ChatGPT là gì?
Lịch sử hình thành
Ngày 30/11/2022, ChatGPT (Chat Generative Pre-training Transformer) được tạo ra bởi công ty nghiên cứu trí tuệ nhân tạo OpenAI. “Cha đẻ” của ChatGPT là Samuel Altman, sinh năm 1985, là người Mỹ gốc Do Thái.
Công cụ này có một khả năng đặc biệt là tương tác, trả lời dưới dạng đối thoại, đưa ra những câu trả lời bắt chước con người một cách đáng ngạc nhiên. Chatbot này có thể làm bất cứ yêu cầu nào như viết email, viết CV, lên kế hoạch, viết code,…
Sở dĩ ChatGPT có thể làm được như vậy vì công cụ này tổng hợp nguồn dữ liệu vô cùng lớn từ internet, trong đó có cả website Reddit. Đây là một website lưu trữ thông tin đa dạng trên toàn thế giới, bao gồm những tranh luận về mọi loại chủ đề. Nhờ vậy, ChatGPT dễ dàng mô phỏng cách đối thoại của chúng ta để giao tiếp với con người.
Cơ chế hoạt động của ChatGPT
ChatGPT có nguyên lý hoạt động khá đơn giản. Công cụ này hoạt động bằng cách ghi nhận câu hỏi và đưa ra câu trả lời, lời khuyên phù hợp. Để có thể trả lời người dùng, ChatGPT sử dụng dữ liệu đã được tổng hợp từ internet, dữ liệu nhập của người dùng và kho dữ liệu do nhà phát triển cung cấp.
Theo thống kế, công cụ này sở hữu gần 570GB dữ liệu đến từ nhiều nguồn khác nhau, cùng với kho dữ liệu văn bản 300 tỷ từ được cập nhật vào trong bộ não AI này.
Thông qua nhiều cuộc thử nghiệm trước đó, công cụ này sẽ dự đoán, phân tích dựa vào nguồn dữ liệu trong hệ thống. ChatGPT được lập trình để sử dụng những thuật toán vô cùng phức tạp giúp nó có thể trả lời các câu hỏi một cách cụ thể và chi tiết.
Điều đặc biệt là ChatGPT có khả năng học hỏi, thay đáp án sai bằng đáp án đúng, cập nhật và củng cố kho kiến thức.
Sử dụng ChatGPT có mất phí không?
Hiện tại, OpenAI – công ty tạo ra ChatGPT đã chính thức cho phép người dùng Việt Nam đăng ký tài khoản và sử dụng miễn phí. Tuy nhiên, người dùng Việt có thể nâng cấp lên gói tài khoản ChatGPT Plus với mức phí 20 USD/tháng để nhận các lợi ích mà phiên bản miễn phí không có gồm:
- Truy cập nhanh ngay cả trong lúc cao điểm.
- Tốc độ trả lời nhanh hơn.
- Được ưu tiên truy cập vào các tính năng mới.
Trong bối cảnh OpenAI đang là “người đi đầu” trong quá trình đưa AI phổ cập cận rộng rãi tới công chúng, bất kỳ công ty phát triển chatbot AI nào có mức phí hơn 20 USD/tháng buộc phải chứng minh tại sao sản phẩm của họ đáng giá hơn ChatGPT Plus.
Lợi ích đối với ngành Digital Marketing của ChatGPT là gì?
Với kho kiến thức khổng lồ được xây dựng dựa trên “máy học” từ những dữ liệu bạn nạp vào, ChatGPT cho thấy sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới nhiều ngành nghề. Đặc biệt, việc sử dụng ChatGPT hiện được cung cấp miễn phí bởi nó đang trong giai đoạn nghiên cứu và thu thập phản hồi từ khách hàng (một cách bổ sung “kiến thức” cho bộ não AI).
Vậy ChatGPT giúp ích như nào cho những người làm Marketing nói chung và Digital Marketing nói riêng?
Cung cấp các kiến thức chuyên sâu
ChatGPT có thể cung cấp thông tin và kiến thức chi tiết về các kỹ thuật, phương pháp và công cụ trong lĩnh vực Marketing, bao gồm:
- Các kỹ thuật tiên tiến trong việc tiếp cận và giao tiếp với khách hàng, chẳng hạn như tìm kiếm từ khóa, quảng cáo trực tuyến, email Marketing và xử lý dữ liệu.
- Phương pháp và công cụ tiên tiến để phân tích và đánh giá hiệu quả của các chiến dịch Marketing, bao gồm các công cụ phân tích web, phân tích từ khóa và phân tích giá trị khách hàng.
- Các phương pháp xây dựng kế hoạch nội dung, mẫu nội dung cho website, quảng cáo, bao gồm việc tạo nội dung video, blog,…
Sáng tạo nội dung chuyên nghiệp và độc đáo cho website
Một trong những lợi ích to lớn của ChatGPT đối với các marketer là khả năng tạo nội dung độc nhất một cách nhanh chóng và dễ dàng. Với khả năng tổng hợp thông tin đa lĩnh vực và có thể cung cấp thông tin đa ngôn ngữ, nó có thể viết đánh giá, mô tả và thậm chí toàn bộ bài đăng trên blog sao cho phù hợp với yêu cầu cụ thể.
Mô hình ngôn ngữ này có thể tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức cho các nhà quảng cáo, nhất là những người gặp rào cản trong việc sáng tạo nội dung hấp dẫn, thu hút người đọc. Vì vậy, có một tiềm năng to lớn là công cụ này có thể cải thiện đáng kể hiệu quả của các nỗ lực tiếp thị nội dung của bạn bằng cách giúp bạn tạo nội dung chất lượng trên quy mô lớn. Do đó, bạn có thể tiết kiệm thời gian và nguồn lực mà bạn có thể dành cho các lĩnh vực quan trọng khác trong doanh nghiệp của mình.
Cá nhân hóa nội dung cho từng tệp khách hàng
Không chỉ với các bài viết trên website, ChatGPT có thể xây dựng nội dung quảng cáo đúng với insight của từng đối tượng mục tiêu theo nhu cầu và thông tin mà bạn cung cấp. ChatGPT đặc biệt hữu ích trong việc xây dựng kế hoạch truyền thông hay kịch bản quảng cáo cho các chiến dịch quảng cáo trên nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok,…
Các nội dung được cá nhân hóa mà ChatGPT viết có thể vừa truyền tải đầy đủ thông tin về sản phẩm, thương hiệu, vừa thu hút giá trị cho khách hàng của bạn mà không tốn nhiều thời gian và tiền bạc hơn. Ngoài ra, bằng cách hiểu ngôn ngữ và giọng điệu của khán giả, chatbot này có thể tạo ra nội dung dễ dàng khiến khán giả đồng cảm, giúp tăng mức độ tương tác và xây dựng mối quan hệ bền chặt hơn với khách hàng.
Bên cạnh đó, ChatGPT cũng có thể giúp tăng cường tương tác với khách hàng bằng cách cung cấp các câu trả lời tự động cho các câu hỏi thường gặp hoặc hỗ trợ các hoạt động chatbot trên trang web hoặc các ứng dụng khác. Điều này giúp giảm thời gian phản hồi và cải thiện trải nghiệm khách hàng.
Hỗ trợ tối ưu các chiến dịch quảng cáo
ChatGPT có thể giúp tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo bằng cách cung cấp các gợi ý về từ khóa, định dạng quảng cáo và nội dung quảng cáo. Điều này giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi và giảm chi phí quảng cáo.
Một số cách mà ChatGPT có thể hỗ trợ tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo bao gồm:
- Gợi ý từ khóa: ChatGPT có thể giúp tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo bằng cách cung cấp các gợi ý từ khóa liên quan đến ngành hàng hoặc sản phẩm của bạn. Bằng cách tìm kiếm các từ khóa liên quan đến sản phẩm của bạn, ChatGPT có thể giúp bạn chọn các từ khóa hiệu quả và tăng cơ hội để quảng cáo của bạn được tìm thấy bởi đúng khách hàng mục tiêu.
- Định dạng quảng cáo: ChatGPT có thể giúp tối ưu hóa định dạng quảng cáo của bạn bằng cách đề xuất các định dạng quảng cáo phù hợp với sản phẩm của bạn. Ví dụ, nếu sản phẩm của bạn là một ứng dụng di động, ChatGPT có thể đề xuất cho bạn sử dụng quảng cáo trong ứng dụng để tăng cơ hội chuyển đổi.
- Nội dung quảng cáo: ChatGPT có thể giúp tối ưu hóa nội dung quảng cáo của bạn bằng cách cung cấp các gợi ý về nội dung quảng cáo phù hợp với sản phẩm của bạn. Bằng cách sử dụng ChatGPT, bạn có thể tạo ra các thông điệp quảng cáo hiệu quả hơn, thu hút sự chú ý của khách hàng mục tiêu và tăng cơ hội chuyển đổi.
- Giảm chi phí quảng cáo: Cuối cùng, ChatGPT cũng có thể giúp giảm chi phí quảng cáo bằng cách tối ưu hóa các yếu tố trên để tăng hiệu quả chiến dịch. Điều này giúp tối ưu hóa chi phí quảng cáo của bạn và đạt được mục tiêu của bạn với chi phí thấp hơn.
Mặc dù, ChatGPT là một công cụ được đánh giá khá cao bởi “độ thông minh” và khả năng trả lời tự nhiên như một cuộc đối thoại. Tuy nhiên, mô hình ngôn ngữ này vẫn có nhiều nhược điểm mà các marketer cần lưu ý.
Thông tin thiếu xác thực
Nhược điểm của ChatGPT chính là mức độ đáng tin cậy về thông tin mà ChatGPT cung cấp. Cho dù bạn nhập một từ khoá vô cùng mơ hồ, ChatGPT sẽ không hỏi ngược lại bạn để đi đến làm rõ vấn đề. Nó sẽ bắt đầu đưa ra câu trả lời luôn để bảo đảm mạch trò chuyện.
Bà Mira Murati, CTO của OpenAI thừa nhận rằng “Nó có thể bịa ra sự thật, không phải lúc nào câu trả lời của AI cũng đúng”. Model đối thoại cho phép user “đào tạo” nó. Tuy nhiên, điều này lại tạo ra một rủi ro khác là người dùng có thể cố tình đưa vào ChatGPT những thông tin sai.
Không phủ nhận ChatGPT có thể cho những câu trả lời trông rất lý lẽ nhưng không hề có dẫn chứng, số liệu nào chứng minh. Ngoài ra, ở thời điểm hiện tại nó chưa thể truy cập internet theo thời gian thực. Kho dữ liệu của siêu AI này được thu thập từ trước năm 2021 nên không thể đảm bảo dữ liệu đầu vào là xác thực. Tóm lại, ChatGPT không tự kiểm chứng được câu trả lời của mình.
Ngữ cảnh hạn chế
Hiện tại, ChatGPT chỉ có thể tạo ra các nội dung dựa trên thông tin nền và các ngữ cảnh được cung cấp bởi người dùng (nạp dữ liệu). Nếu bạn cung cấp các thông tin, ngữ cảnh không rõ ràng hoặc không đầy đủ thì các nội dung được tạo có thể không chính xác hoặc không phù hợp.
Không thể dự đoán xu hướng
Giống như bất kỳ mô hình máy học nào, ChatGPT được “huấn luyện” và được “dạy” thông qua dữ liệu được nạp vào. Do đó, nếu ngay từ ban đầu các dữ liệu cung cấp cho ChatGPT chứa nội dung sai lệch thì câu trả lời tạo ra cũng có thể bị sai lệch. Bên cạnh đó, dữ liệu của ChatGPT hiện chỉ cập nhật đến năm 2021 nên nếu bạn đặt các câu hỏi về 2023 thì ChatGPT sẽ hoàn toàn không trả lời được.
ChatGPT có thay thế được con người không?
Được đánh giá là công cụ mạnh hơn bất kỳ chatbot nào trước đây, vậy ChatGPT có thể thay thế con người không? Câu trả lời là có và không.
Tại sao có? Lo lắng xoay quanh sự xuất hiện của các công nghệ tiên tiến cũng là điều dễ hiểu. Thực tế trong lịch sử, sự xuất hiện của máy móc, robot và dây chuyền tự động đã thay thế nhân công trong nhà máy, quán ăn, v.v. Do vậy, AI tối tân cũng có thể sẽ thay thế cho những công việc mang tính chất dập khuôn, công thức, lặp đi lặp lại, hoặc mang tính chất tổng hợp, không yêu cầu tư duy.
Tại sao không? Tiến bộ công nghệ sẽ không là mối đe dọa mà là cơ hội, là yêu cầu để nhân loại nâng cao tri thức. ChatGPT cũng như các chatbot và automation, có thể tối ưu hiệu suất, giải quyết những nhiệm vụ lặp lại để chúng ta có thời gian tập trung cho việc đổi mới tư duy và sáng tạo tinh vi. Khả năng hiểu biết và suy luận đa chiều, ra quyết định độc lập, tính cách, thấu cảm và quản lý tình huống phức tạp sẽ là những điều AI không thể làm được. Làm sao để tận dụng tối đa sức mạnh của công nghệ mới là câu hỏi cần đặt ra lúc này.
Lời kết
ChatGPT là một công cụ mạnh mẽ và linh hoạt cho việc giải quyết, xử lý và trả lời các câu hỏi đa ngành, đa lĩnh vực. Tuy nhiên, ChatGPT vẫn còn gặp rất nhiều hạn chế như không thể dự đoán xu hướng hay hạn chế trong việc diễn đạt. Dù vậy, đây được xem là một cánh tay đắc lực cho những người làm Marketing, cụ thể hơn là Digital Marketing.