TRUONGTRINH
Well-known member
Cách làm
- Chọn mua cốm: Cốm là thức quà thơm thảo đặc trưng vào mùa thu Hà Nội. Theo người dân làng Vòng, mỗi mẻ cốm có 3 loại: Cốm đầu hay còn gọi là cốm lá me bởi hạt mỏng như lá me, mềm dẻo và rời ra; cốm giữa mùa hạt dầy hơn và cốm cuối nia to hạt, hơi cứng. Để làm chè cốm nên chọn mua cốm lá me dù đắt hơn nhưng phù hợp làm chè cốm, cốm xào.
- Chuẩn bị các nguyên liệu khác: Nước dừa tươi tạo vị thanh ngọt tự nhiên; bột sắn dây tạo độ sánh và màu trong suốt, trắng ngà; đường phèn hoặc nước đường phèn ướp hoa bưởi càng thơm thảo.
https://tabletplaza.vn/dien-thoai/samsung-galaxy-z-fold5-5g-512gb/ - Khuấy bột sắn dây: Dừa tươi chặt lấy nước, lọc sạch cho vào nồi, thêm nước lọc căn khoảng 1 lít cho 4 - 5 người ăn. Cho đường phèn vào, điều chỉnh độ ngọt theo khẩu vị cá nhân rồi đun sôi, hạ lửa nhỏ lăn tăn. Hòa tan 2,5 - 3 thìa canh bột sắn dây với nước lọc nguội, khuấy cho tan hoàn toàn rồi lọc qua rây cho hết cặn. Một tay xuống cầm bát nước sắn dây từ từ rót xuống nồi chè, tay còn lại quấy đều theo một chiều để bột tan đều, không bị vón cục. Căn lượng bột sắn dây sao cho sanh sánh vừa độ (không loãng quá, cũng không đặc quá). Khi nước chuyển màu trong, tiếp tục khuấy ở lửa nhỏ vài phút cho chín hẳn thì khi để chè được lâu hơn.
- Cho cốm vào: Tắt bếp rồi một tay rắc nhẹ từng chút cốm vào, tay còn lại quấy đều, để lại ít cốm để khi ăn rắc lên trên. Những hạt cốm lá me khi gặp bột sắn nóng sẽ nở ra xanh nhạt lơ lửng, đứng bề mặt không bị rơi xuống đáy. Múc chè ra bát để nguội một chút rồi rắc chút cốm mộc lên bát là hoàn thiện. Nếu ai thích ăn lạnh chờ nguội cho vào ngăn mát khoảng 1 tiếng.
- Yêu cầu thành phẩm: Bát chè ngọt thanh, hạt cốm xanh nhạt lơ lửng trong nước sắn dây sánh nhẹ, thoảng mùi lúa nếp và hương thơm hoa bưởi gợi lên nét thu Hà thành.
- Cốm là thức quà thanh nhã, tinh khiết mang nét đặc trưng của ẩm thực Hà Nội. Nhà văn Vũ Bằng trong ''Món ngon Hà Nội'' từng ca ngợi: ''Cốm Vòng quả là một thứ quà đặc biệt nhất trong mọi thứ quà Hà Nội - cứ mỗi khi thấy gió vàng hiu hắt trở về thì lại nhớ đến cốm, mà đặc biệt hơn nữa là khắp các nẻo đường đất nước chỉ có Hà Nội có cốm thôi''. Có nhiều loại cốm khác nhau: Cốm giót, cốm đầu nia, cốm lá me, cốm bánh tẻ... Cốm ngoài ăn mộc, chấm với chuối chín trứng cuốc, hồng chín đỏ mọng, còn có nhiều món ngon từ cốm như: cốm xào, chè cốm, chả cốm, cốm chiên trứng.
- Khi nấu chè cốm cần canh kỹ lửa nhỏ nhất và từ từ cho bột sắn dây, quấy liên tục để chín trong, không bị bén đáy, không bị vón cục. Nếu dùng cốm lá me mềm nên tắt bếp mới cho từng chút vào quấy. Nếu sử dụng cốm giữa hoặc cốm cuối nia cứng thì cho vào quấy rồi mới tắt bếp.
- Cốm nhanh nở trương nên cho vào cuối cùng để không bị nở bung quá trương ra làm mất nét thẩm mĩ và ăn không ngon.
- Nước dừa tươi nên chọn quả non để có vị ngọt thanh, không dùng nước dừa già có vị chua làm chè kém vị. Nếu không có nước dừa tươi thì dùng nước lọc cũng được.