KIEUMY
Bùi Kiều My
1 Hội chứng ngừng thở khi ngủ là gì?
Hội chứng ngừng thở khi ngủ (Obstructive Sleep Apnea - OSA) là một dạng bệnh lý rối loạn nhịp thở trong lúc ngủ, bệnh nhân đặc biệt là người trên 50 tuổi sẽ xuất hiện liên tiếp các cơn ngừng thở và giảm thở do tắc nghẽn đường hô hấp khi ngủ.
2 Tác hại của hội chứng ngừng thở khi ngủ
Theo TS. BS. Phạm Thị Bích Thủy công tác tại Bệnh viện tai mũi họng Trung ương, người mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ có thể gặp nhiều biến chứng có hại cho sức khỏe như giảm oxy trong máu, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Bên cạnh đó, hậu quả của hội chứng ngừng thở khi ngủ sẽ khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, thiếu tập trung, thường xuyên đau đầu, mất ngủ và có thể dẫn đến trầm cảm.
3 Các biện pháp điều trị hội chứng ngừng thở khi ngủ
Điều đầu tiên là phải nhận biết được các dấu hiệu của người mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ. Đó là bệnh nhân thường xuyên ngáy to, thở gấp cũng như ngừng thở khoảng 10 giây và lặp đi lặp lại nhiều lần.
Ngoài việc đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và thực hiện các biện pháp theo hướng dẫn của bác sĩ thì người bệnh cũng cần thay đổi một số sinh hoạt thường ngày như:
4 Chế độ ăn uống tốt cho người mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ
Để đẩy lùi hội chứng ngừng thở khi ngủ, người bệnh nên thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh với các loại thực phẩm như sau:
Bên cạnh việc thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, bệnh nhân nên tránh một số thực phẩm như:
Hội chứng ngừng thở khi ngủ (Obstructive Sleep Apnea - OSA) là một dạng bệnh lý rối loạn nhịp thở trong lúc ngủ, bệnh nhân đặc biệt là người trên 50 tuổi sẽ xuất hiện liên tiếp các cơn ngừng thở và giảm thở do tắc nghẽn đường hô hấp khi ngủ.
2 Tác hại của hội chứng ngừng thở khi ngủ
Theo TS. BS. Phạm Thị Bích Thủy công tác tại Bệnh viện tai mũi họng Trung ương, người mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ có thể gặp nhiều biến chứng có hại cho sức khỏe như giảm oxy trong máu, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Bên cạnh đó, hậu quả của hội chứng ngừng thở khi ngủ sẽ khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, thiếu tập trung, thường xuyên đau đầu, mất ngủ và có thể dẫn đến trầm cảm.
3 Các biện pháp điều trị hội chứng ngừng thở khi ngủ
Điều đầu tiên là phải nhận biết được các dấu hiệu của người mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ. Đó là bệnh nhân thường xuyên ngáy to, thở gấp cũng như ngừng thở khoảng 10 giây và lặp đi lặp lại nhiều lần.
Ngoài việc đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và thực hiện các biện pháp theo hướng dẫn của bác sĩ thì người bệnh cũng cần thay đổi một số sinh hoạt thường ngày như:
- Tập thể dục, thể thao rèn luyện sức khỏe thường xuyên.
- Không hút thuốc lá hoặc sử dụng các chất kích thích như rượu, cà phê và một số loại thuốc ngủ, thuốc an thần vào ban đêm
- Áp dụng chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng đặc biệt là các thực phẩm lành mạnh để cải thiện sức khỏe.
- Nằm nghiêng một bên khi ngủ: Tư thế nằm nghiêng sẽ giúp bệnh nhân thở đều hơn tránh việc hàm và lưỡi khép lại làm tắc đường thở.
4 Chế độ ăn uống tốt cho người mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ
Để đẩy lùi hội chứng ngừng thở khi ngủ, người bệnh nên thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh với các loại thực phẩm như sau:
- Cá có nhiều dầu hoặc viên dầu cá: Có thể nói đến các loài cá như cá thu, cá hồi, cá mòi,.... Trong dầu cá sẽ chứa axit béo omega 3 và omega 6 giúp thúc đẩy cholesterol tốt, giảm tích tụ chất béo và làm thông thoáng đường hô hấp.
- Sữa đậu nành: Chứa nhiều protein thực vật và các loại vitamin B1, vitamin B2 giúp tiêu đờm, giảm mỡ máu và hỗ trợ làm giảm huyết áp với người có huyết áp cao.
- Thực phẩm chứa ít carbohydrate: Giúp làm giảm chứng ngáy ngủ nhờ vào việc cân bằng insulin từ đó giảm tình trạng ngừng thở khi ngủ.
- Mật ong: Có tác dụng kháng viêm và làm ấm đường thở. Bạn có thể pha mật ong với nước uống mình thích trước khi ngủ để làm nguy cơ đường thở bị chặn.
- Ngoài ra, người bệnh nên dung nạp thêm một số thực phẩm từ thiên nhiên như rau, trái cây, các loại đậu và hạt ít chất béo.
Bên cạnh việc thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, bệnh nhân nên tránh một số thực phẩm như:
- Thức ăn chiên nhiều dầu mỡ: gà rán, cá viên chiên, thịt nướng,...
- Các loại đồ hộp và thực phẩm chế biến sẵn: cá hộp, thịt đóng hộp, lạp xưởng, xúc xích, jambon,...
- Các loại đồ uống chứa đường hóa học: nước ngọt, nước trái cây đóng chai,...