KIEUMY
Bùi Kiều My
1 Giảm nguồn thực phẩm chứa năng lượng rỗng và nhiều chất béo
Các loại thực phẩm như bánh kẹo, nước ngọt có gas, bánh kem,... là những thực phẩm giàu năng lượng nhưng không cung cấp dinh dưỡng cho bé mẹ cần hạn chế tối đa.
Các thực phẩm quá giàu năng lượng, tạo dư thừa cho bé đang thừa cân như bơ, chocolate, thức uống quá nhiều đường,... mẹ cũng nên hạn chế và không nên tích trữ trong nhà.
Chế biến thức ăn cho bé thừa cân mẹ ưu tiên các món luộc, hấp và kho; hạn chế các món chiên, xào. Tránh cho bé dùng nhiều các loại da và mỡ động vật, ưu tiên dùng các loại dầu thực vật.
2 Cung cấp lượng đạm cần thiết theo nhóm tuổi
Dù thể trạng thừa cân, béo phì nhưng cơ thể bé cũng cần một lượng đạm tối thiểu để cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể phát triển. Vậy nên mẹ cần tham khảo và cung cấp đầy đủ cho con lượng thực phẩm đảm bảo lượng protein cần thiết.
Có thể tham khảo lượng protein và chất đạm cần thiết theo nhóm tuổi sau:
3 Đảm bảo cung cấp đủ lượng canxi
Giảm lượng thức ăn và chất béo cho trẻ thừa cân mẹ lưu ý không làm giảm lượng canxi cung cấp cho con, vì nó quan trọng để phát triển hệ xương vững chắc và chiều cao của bé.
Nguồn cung cấp canxi có thể từ sữa, chế phẩm từ sữa hay các thực phẩm giàu canxi như hải sản, một số rau củ (cải xoăn, cải chíp, rau dền, rau chân vịt, súp lơ xanh,...),...
Nhiều mẹ cắt giảm chế độ ăn của bé thừa cân thì giảm hay cắt luôn lượng sữa của bé vì nghĩ rằng nó làm cho bé tăng cân thêm. Như thế mẹ đã loại bỏ của con nguồn cung cấp canxi, vitamin D, phosphor, đạm whey, lactose… dồi dào nhé! Thay vì cắt giảm hãy cho con dùng sữa không đường, sữa tách béo, sữa mẹ, sữa dành cho trẻ thừa cân béo phì.
Lưu ý cho trẻ uống đủ nước để giúp điều hòa các chất trong cơ thể và giúp kiểm soát năng lượng hiệu quả.
4 Khuyến khích trẻ dùng thêm các loại ngũ cốc, trái cây và rau xanh
Cho trẻ ăn nhiều trái cây và rau xanh không chỉ giúp cung cấp nhiều vitamin tốt cho cơ thể mà còn cung cấp nhiều chất xơ làm giảm khả năng béo phì.
Chất xơ không có giá trị dinh dưỡng nên chỉ tạo cảm giác no mà không tăng năng lượng cho cơ thể. Vì thế, nó rất lợi cho những người bị béo phì.
Các loại ngũ cốc giàu dinh dưỡng, đảm bảo cung cấp cả các vitamin, khoáng chất và tinh bột cho cơ thể bé phát triển mà không dư lượng chất béo. Tuy nhiên mẹ cần tham khảo để tránh các loại ngũ cốc giàu calo như đậu phộng,...
5 Cho trẻ ăn đúng giờ, không bỏ bữa
Khi trẻ bị thừa cân, các mẹ nên cho bé ăn điều độ, không bỏ bữa; không nên để trẻ quá đói, vì quá đói trẻ sẽ ăn nhiều gấp đôi bình thường dễ dẫn đến tích trữ lượng mỡ thừa.
Các mẹ có thể chia nhỏ bữa ăn, mỗi ngày cho trẻ ăn 5 - 6 lần, mỗi lần ăn ít tốt hơn là ăn ít bữa nhưng lại ăn quá no trong một bữa. Không cho trẻ ăn hoặc uống sữa trước giờ đi ngủ.
Ngoài ra cần cho trẻ có giấc ngủ điều độ, không thức quá khuya. Khi ngủ sâu cơ thể sẽ tăng tiết các hormon tăng trưởng, trẻ sẽ dài ra trong lúc ngủ. Đồng thời việc ngủ đủ giấc còn ức chế sản sinh một số chất có tác dụng kích thích sự thèm ăn, trẻ sẽ ăn ít hơn, đỡ tăng cân hơn, dễ thoát khỏi thừa cân béo phì hơn.
6 Tăng cường vận động, thể dục thể thao
Tập cho trẻ hoạt động thể lực hằng ngày 30 - 60 phút: Chạy, đá bóng, đạp xe và bơi. Cha mẹ có thể tập cùng với bé để theo dõi và khuyến khích bé hoạt động.
Khi đến các nơi vui chơi công cộng, khuyến khích trẻ chơi các trò chơi làm tăng tiêu hao năng lượng như cầu trượt, leo dây và chơi trong nhà bóng.
Hạn chế thời gian ngồi xem tivi, video và trò chơi điện tử dưới 2 giờ/ngày. Cần cho trẻ được vui đùa và chạy nhảy vào những thời gian rảnh rỗi. Hướng dẫn trẻ làm các công việc nhà: Dọn dẹp nhà cửa, góc đồ chơi của trẻ và gấp quần áo,...
Cuối cùng, dù bé cần giảm cân nhưng mẹ lưu ý không cắt giảm khẩu phần ăn của con cách đột ngột mà nên từ từ, tránh cho cơ thể con không thích ứng kịp mà trở nên uể oải, mệt mỏi vì thiếu năng lượng và cả chất dinh dưỡng cần thiết.
Mẹ phải kiểm soát và hạn chế mức độ tăng cân của bé trong giai đoạn này, tránh tình trạng giảm cân nhanh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Các loại thực phẩm như bánh kẹo, nước ngọt có gas, bánh kem,... là những thực phẩm giàu năng lượng nhưng không cung cấp dinh dưỡng cho bé mẹ cần hạn chế tối đa.
Các thực phẩm quá giàu năng lượng, tạo dư thừa cho bé đang thừa cân như bơ, chocolate, thức uống quá nhiều đường,... mẹ cũng nên hạn chế và không nên tích trữ trong nhà.
Chế biến thức ăn cho bé thừa cân mẹ ưu tiên các món luộc, hấp và kho; hạn chế các món chiên, xào. Tránh cho bé dùng nhiều các loại da và mỡ động vật, ưu tiên dùng các loại dầu thực vật.
2 Cung cấp lượng đạm cần thiết theo nhóm tuổi
Dù thể trạng thừa cân, béo phì nhưng cơ thể bé cũng cần một lượng đạm tối thiểu để cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể phát triển. Vậy nên mẹ cần tham khảo và cung cấp đầy đủ cho con lượng thực phẩm đảm bảo lượng protein cần thiết.
Có thể tham khảo lượng protein và chất đạm cần thiết theo nhóm tuổi sau:
- Trẻ nhỏ từ 9 - 13 tuổi cần ít nhất 34 g protein mỗi ngày;
- Trẻ nhỏ từ 4 - 8 tuổi cần 19 g protein mỗi ngày;
- Trẻ nhỏ từ 1 - 3 tuổi cần ít nhất 13 g protein mỗi ngày.
3 Đảm bảo cung cấp đủ lượng canxi
Giảm lượng thức ăn và chất béo cho trẻ thừa cân mẹ lưu ý không làm giảm lượng canxi cung cấp cho con, vì nó quan trọng để phát triển hệ xương vững chắc và chiều cao của bé.
Nguồn cung cấp canxi có thể từ sữa, chế phẩm từ sữa hay các thực phẩm giàu canxi như hải sản, một số rau củ (cải xoăn, cải chíp, rau dền, rau chân vịt, súp lơ xanh,...),...
Nhiều mẹ cắt giảm chế độ ăn của bé thừa cân thì giảm hay cắt luôn lượng sữa của bé vì nghĩ rằng nó làm cho bé tăng cân thêm. Như thế mẹ đã loại bỏ của con nguồn cung cấp canxi, vitamin D, phosphor, đạm whey, lactose… dồi dào nhé! Thay vì cắt giảm hãy cho con dùng sữa không đường, sữa tách béo, sữa mẹ, sữa dành cho trẻ thừa cân béo phì.
Lưu ý cho trẻ uống đủ nước để giúp điều hòa các chất trong cơ thể và giúp kiểm soát năng lượng hiệu quả.
4 Khuyến khích trẻ dùng thêm các loại ngũ cốc, trái cây và rau xanh
Cho trẻ ăn nhiều trái cây và rau xanh không chỉ giúp cung cấp nhiều vitamin tốt cho cơ thể mà còn cung cấp nhiều chất xơ làm giảm khả năng béo phì.
Chất xơ không có giá trị dinh dưỡng nên chỉ tạo cảm giác no mà không tăng năng lượng cho cơ thể. Vì thế, nó rất lợi cho những người bị béo phì.
Các loại ngũ cốc giàu dinh dưỡng, đảm bảo cung cấp cả các vitamin, khoáng chất và tinh bột cho cơ thể bé phát triển mà không dư lượng chất béo. Tuy nhiên mẹ cần tham khảo để tránh các loại ngũ cốc giàu calo như đậu phộng,...
5 Cho trẻ ăn đúng giờ, không bỏ bữa
Khi trẻ bị thừa cân, các mẹ nên cho bé ăn điều độ, không bỏ bữa; không nên để trẻ quá đói, vì quá đói trẻ sẽ ăn nhiều gấp đôi bình thường dễ dẫn đến tích trữ lượng mỡ thừa.
Các mẹ có thể chia nhỏ bữa ăn, mỗi ngày cho trẻ ăn 5 - 6 lần, mỗi lần ăn ít tốt hơn là ăn ít bữa nhưng lại ăn quá no trong một bữa. Không cho trẻ ăn hoặc uống sữa trước giờ đi ngủ.
Ngoài ra cần cho trẻ có giấc ngủ điều độ, không thức quá khuya. Khi ngủ sâu cơ thể sẽ tăng tiết các hormon tăng trưởng, trẻ sẽ dài ra trong lúc ngủ. Đồng thời việc ngủ đủ giấc còn ức chế sản sinh một số chất có tác dụng kích thích sự thèm ăn, trẻ sẽ ăn ít hơn, đỡ tăng cân hơn, dễ thoát khỏi thừa cân béo phì hơn.
6 Tăng cường vận động, thể dục thể thao
Tập cho trẻ hoạt động thể lực hằng ngày 30 - 60 phút: Chạy, đá bóng, đạp xe và bơi. Cha mẹ có thể tập cùng với bé để theo dõi và khuyến khích bé hoạt động.
Khi đến các nơi vui chơi công cộng, khuyến khích trẻ chơi các trò chơi làm tăng tiêu hao năng lượng như cầu trượt, leo dây và chơi trong nhà bóng.
Hạn chế thời gian ngồi xem tivi, video và trò chơi điện tử dưới 2 giờ/ngày. Cần cho trẻ được vui đùa và chạy nhảy vào những thời gian rảnh rỗi. Hướng dẫn trẻ làm các công việc nhà: Dọn dẹp nhà cửa, góc đồ chơi của trẻ và gấp quần áo,...
Cuối cùng, dù bé cần giảm cân nhưng mẹ lưu ý không cắt giảm khẩu phần ăn của con cách đột ngột mà nên từ từ, tránh cho cơ thể con không thích ứng kịp mà trở nên uể oải, mệt mỏi vì thiếu năng lượng và cả chất dinh dưỡng cần thiết.
Mẹ phải kiểm soát và hạn chế mức độ tăng cân của bé trong giai đoạn này, tránh tình trạng giảm cân nhanh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.