Bui Kieu My
Bùi Kiều My
1Đối với người cao tuổi
Theo Báo Lao động, với người cao tuổi cần ăn đúng giờ, đủ chất, không bỏ bữa. Hạn chế các món ăn chứa nhiều mỡ động vật và chất béo no (thịt đông, lạp xưởng, bánh chưng, bánh tét…). Hạn chế ăn muối và các loại dưa muối. Bên cạnh đó, bánh kẹo hay đồ ngọt cũng không tốt cho hệ tiêu hóa người già.
Đối với người cao tuổi
Nhiều người lớn tuổi có thói quen tiết kiệm nên hâm nóng lại thức ăn thừa nhiều lần để ăn. Tuy nhiên, nó có khả năng gây ngộ độc thực phẩm vì đã bị biến chất và có sự xâm nhập của vi khuẩn.
2Đối với trẻ em
Đối với trẻ em
Trẻ em thường thức khuya, dậy muộn và ăn nhiều đồ ngọt trong dịp Tết. Bên cạnh đó, các mẹ còn hâm đi hâm lại thức ăn nhiều lần khiến bé bị rối loạn tiêu hóa, nôn ói, đau bụng, tiêu chảy. Các món ăn ngày Tết thường ít rau, nhiều đạm, nhiều mỡ nên gây táo bón ở trẻ. Do đó, các bậc cha mẹ cần đảm bảo giờ giấc sinh hoạt và chế độ ăn uống của trẻ.
Cho trẻ ăn đúng giờ, không bỏ bữa, bổ sung rau củ, trái cây tươi, nước lọc và men tiêu hóa cho trẻ vào những ngày này. Hạn chế cho bé ăn nhiều thực phẩm chiên rán, chất béo. Tăng cường cho trẻ các loại hạt như đậu phộng, hạt điều, hạt hướng dương, hạt bí,…
3Đối với chị em mang thai
Đối với chị em mang thai
Chị em không nên ăn quá nhiều trong những ngày này, bởi nó sẽ gây ra các tác dụng phụ như: béo phì, huyết áp cao, đái tháo đường thai kì…Ngoài ra, cần cân nhắc một số nhóm thực phẩm sau:
- Tuyệt đối không nên uống rượu bia hoặc thức uống có cồn, nước ngọt có gas.
- Hạn chế hoặc nói không với món ăn chế biến từ thịt hoặc cá sống, rau sống.
- Hạn chế ăn các món ngâm muối chua, thực phẩm chế biến sẵn, các món nhiều dầu mỡ.
- Tăng cường ăn các loại hạt khô như: bí, óc chó, hạnh nhân, hạt dẻ, trái cây tươi…hạn chế bánh kẹo, trái cây khô, mứt các loại.
4Đối với người đang giảm cân
Đối với người đang giảm cân
Những người đang giảm cân vẫn có thể nhâm nhi các món truyền thống nhưng vẫn cần tuân thủ theo nguyên tắc sinh hoạt. Ăn ít các loại chứa nhiều năng lượng như: bánh chưng, bánh tét, thịt đông, giò thủ, rượu bia hay nước ngọt có gas.
Theo Báo Lao động, với người cao tuổi cần ăn đúng giờ, đủ chất, không bỏ bữa. Hạn chế các món ăn chứa nhiều mỡ động vật và chất béo no (thịt đông, lạp xưởng, bánh chưng, bánh tét…). Hạn chế ăn muối và các loại dưa muối. Bên cạnh đó, bánh kẹo hay đồ ngọt cũng không tốt cho hệ tiêu hóa người già.
Nhiều người lớn tuổi có thói quen tiết kiệm nên hâm nóng lại thức ăn thừa nhiều lần để ăn. Tuy nhiên, nó có khả năng gây ngộ độc thực phẩm vì đã bị biến chất và có sự xâm nhập của vi khuẩn.
2Đối với trẻ em
Trẻ em thường thức khuya, dậy muộn và ăn nhiều đồ ngọt trong dịp Tết. Bên cạnh đó, các mẹ còn hâm đi hâm lại thức ăn nhiều lần khiến bé bị rối loạn tiêu hóa, nôn ói, đau bụng, tiêu chảy. Các món ăn ngày Tết thường ít rau, nhiều đạm, nhiều mỡ nên gây táo bón ở trẻ. Do đó, các bậc cha mẹ cần đảm bảo giờ giấc sinh hoạt và chế độ ăn uống của trẻ.
Cho trẻ ăn đúng giờ, không bỏ bữa, bổ sung rau củ, trái cây tươi, nước lọc và men tiêu hóa cho trẻ vào những ngày này. Hạn chế cho bé ăn nhiều thực phẩm chiên rán, chất béo. Tăng cường cho trẻ các loại hạt như đậu phộng, hạt điều, hạt hướng dương, hạt bí,…
3Đối với chị em mang thai
Chị em không nên ăn quá nhiều trong những ngày này, bởi nó sẽ gây ra các tác dụng phụ như: béo phì, huyết áp cao, đái tháo đường thai kì…Ngoài ra, cần cân nhắc một số nhóm thực phẩm sau:
- Tuyệt đối không nên uống rượu bia hoặc thức uống có cồn, nước ngọt có gas.
- Hạn chế hoặc nói không với món ăn chế biến từ thịt hoặc cá sống, rau sống.
- Hạn chế ăn các món ngâm muối chua, thực phẩm chế biến sẵn, các món nhiều dầu mỡ.
- Tăng cường ăn các loại hạt khô như: bí, óc chó, hạnh nhân, hạt dẻ, trái cây tươi…hạn chế bánh kẹo, trái cây khô, mứt các loại.
4Đối với người đang giảm cân
Những người đang giảm cân vẫn có thể nhâm nhi các món truyền thống nhưng vẫn cần tuân thủ theo nguyên tắc sinh hoạt. Ăn ít các loại chứa nhiều năng lượng như: bánh chưng, bánh tét, thịt đông, giò thủ, rượu bia hay nước ngọt có gas.