Chiêm ngưỡng di sản ma nhai độc đáo trong lòng hang động ở Đà Nẵng

Hồ Thị Thanh Trà

Well-known member
Hồ sơ 'Bia ma nhai' tại danh thắng Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng đã được ghi vào Danh mục Di sản Tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Hệ thống ma nhai (văn tự khắc trên vách đá) tại Danh thắng Ngũ Hành Sơn đã được UNESCO công nhận là Di sản Tư liệu thuộc Chương trình ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.


Bia ma nhai tại danh thắng Ngũ Hành Sơn. Ảnh: NGÔ QUANG




Bia ma nhai tại danh thắng Ngũ Hành Sơn. Ảnh: NGÔ QUANG

Bia ma nhai tại danh thắng Ngũ Hành Sơn là tài liệu gốc duy nhất được vua Minh Mạng ngự bút và cho khắc lên các vách núi của hang động. Sự kiện này được ghi chép lại trong các tài liệu lịch sử như: Đại Nam Nhất Thống chí, Đại Nam Thực lục, Đại Nam dư địa chí ước biên…

Bia ma nhai tại danh thắng Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng là kho tàng di sản tư liệu quý giá bằng chữ Hán và chữ Nôm. Ảnh: NGÔ QUANG

Bia ma nhai tại danh thắng Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng là kho tàng di sản tư liệu quý giá bằng chữ Hán và chữ Nôm. Ảnh: NGÔ QUANG

Với số lượng lớn, gồm 78 bia ma nhai (trong đó có 76 bia chữ Hán và hai bia chữ Nôm).

Đây là các tác phẩm trên đá độc đáo, nhiều kiểu chữ viết như Chân, Hành, Thảo, Triện, Lệ…Ảnh: NGÔ QUANG

Đây là các tác phẩm trên đá độc đáo, nhiều kiểu chữ viết như Chân, Hành, Thảo, Triện, Lệ…Ảnh: NGÔ QUANG

Nội dung, phong cách biểu hiện đa dạng, hình thức độc đáo, với nhiều thể loại như: ngự bút, bia ký, tán, thơ văn, đề từ, đề danh, câu đối… của các vị vua, quan triều Nguyễn, cao tăng, cùng bao thế hệ tao nhân, mặc khách đã từng dừng chân lưu đề trên vách đá, hang động tại danh thắng Ngũ Hành Sơn, từ nửa đầu thế kỷ XVII đến thập niên 60 của thế kỷ XX.

Các bia ma nhai nằm sâu trong các hang động danh thắng Ngũ Hành Sơn. Ảnh: NGÔ QUANG

Các bia ma nhai nằm sâu trong các hang động danh thắng Ngũ Hành Sơn. Ảnh: NGÔ QUANG

Bia ma nhai là những tư liệu cực kỳ giá trị, chân xác và đặc sắc, thể hiện rõ tính giao thoa, hòa điệu về kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các quốc gia như Nhật Bản - Trung Hoa - Việt Nam tại Việt Nam từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX.

Động Huyền Không thuộc danh thắng Ngũ Hành Sơn nơi có các Bia ma nhai. Ảnh: NGÔ QUANG

Động Huyền Không thuộc danh thắng Ngũ Hành Sơn nơi có các Bia ma nhai. Ảnh: NGÔ QUANG

Các ký tự được khắc trong lòng hang động nay đã rêu phong. Ảnh: NGÔ QUANG

Các ký tự được khắc trong lòng hang động nay đã rêu phong. Ảnh: NGÔ QUANG

Bia ma nhai là những tư liệu cực kỳ giá trị có từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX. Ảnh: NGÔ QUANG

Bia ma nhai là những tư liệu cực kỳ giá trị có từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX. Ảnh: NGÔ QUANG

Hệ thống ma nhai nằm trong động Tang Chơn. Ảnh: NGÔ QUANG

Hệ thống ma nhai nằm trong động Tang Chơn. Ảnh: NGÔ QUANG

Du khách thích thú tham quan chụp ảnh trong động Huyền Không. Trên vách động Huyền Không còn lưu lại một số bút tích chạm khắc bằng chữ Hán - Nôm như bài thơ của Quang lộc tự khanh lĩnh Bố chánh sứ Quảng Nam Lê Hữu Đạo được tạo năm 1889. Ảnh: NGÔ QUANG

Du khách thích thú tham quan chụp ảnh trong động Huyền Không. Trên vách động Huyền Không còn lưu lại một số bút tích chạm khắc bằng chữ Hán - Nôm như bài thơ của Quang lộc tự khanh lĩnh Bố chánh sứ Quảng Nam Lê Hữu Đạo được tạo năm 1889. Ảnh: NGÔ QUANG

Đà Nẵng đã có Di sản thế giới đầu tiên - Bia ma nhai. Đây không chỉ là vinh dự, sự tự hào của thành phố trong lĩnh vực văn hóa, mà còn mở ra lợi thế rất lớn để Đà Nẵng khai thác du lịch di sản. Ảnh: NGÔ QUANG

Đà Nẵng đã có Di sản thế giới đầu tiên - Bia ma nhai. Đây không chỉ là vinh dự, sự tự hào của thành phố trong lĩnh vực văn hóa, mà còn mở ra lợi thế rất lớn để Đà Nẵng khai thác du lịch di sản. Ảnh: NGÔ QUANG
 
Bên trên