CHIẾN BINH CẦU VỒNG
Tác giả: Andrea Hirata
Dịch: Dạ Thảo
Tác phẩm đã bán được trên năm triệu bản, được dịch ra 26 thứ tiếng, là một trong những đại diện xuất sắc nhất của văn học Indonesia hiện đại.
Chiến Binh Cầu Vồng
có cả tình yêu trong sáng tuổi học trò lẫn những trò đùa tinh quái, cả nước mắt lẫn tiếng cười - một bức tranh chân thực về hố sâu ngăn cách giàu nghèo, một tác phẩm văn học cảm động truyền tải sâu sắc nhất ý nghĩa đích thực của việc làm thầy, việc làm trò và việc học.
Theo cảm nhận bản thân thì cuốn sách này mình đánh giá 5/5, tác giả viết với lối văn có khi hài hước, có khi rất tình cảm sâu sắc nhưng có khi mang tính châm biếm xã hội tham nhũng của Indonesia thời điểm đó làm cho sự phân biệt giàu nghèo trở nên sâu sắc.
Tác giả kể về tuổi thơ của mình cùng những người bạn khi trải qua khoảng thời gian được đi học rất chi là khó khăn. Chính ngôi trường tiểu học nghèo nàn Muhammadiyah như cái kho chứa cùi dừa khô nghiêng như sắp sập tới nơi nhưng có 2 con người đang chiến đấu vì nền giáo dục vì quyền lợi cho những trẻ em nghèo tại đảo Belitong được học con chữ đó chính là Thầy Hiệu Trưởng Harfan và cô giáo Mus.
Belitong - đảo Thiếc: hòn đảo nổi tiếng với những mỏ thiếc, nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào nhưng những cư dân bản xứ ở đây thì cực kỳ nghèo, họ giống như 1 bầy chuột đói khát trong 1 cái kho đầy nhóc thóc. Tất cả nguồn tài nguyên ấy được khai thác bởi Cty PN - hệ thống khai thác hoàn toàn độc quyền trên khắp đảo Belitong, họ thuê người dân làm cu li với những việc nặng nhọc, còn nhân viên quản lý cấp cao lại không phải là dân bản xứ nhưng lại ở 1 khu vực riêng biệt và rất xa hoa giàu có.
Ngôi trường nghèo nhất tại đảo Belitong đang đứng trên bờ vực phải đóng cửa, nhưng nhờ tinh thần yêu nghề không bờ bến, sự dũng cảm, kiên trì của cả Thầy và cô đã tạo nên động lực cho 10 học sinh (sau này có 11 học sinh) có thể vượt qua nhiều khó khăn không tưởng, trong đó 2 ứng cử viên sáng giá là Lingtang và Mahar đã cứu nguy giúp ngôi trường không bị đóng cửa trong gang tất.
Tất cả học sinh đều chăm chỉ học hành dù điều kiện nhà nào cũng khó khăn chỉ đủ ăn qua ngày nhưng cha mẹ những đứa trẻ cố gắng cho con mình được học cái chữ để sau này không trở thành cu li như họ.
Đọc cuốn sách này bạn mới thấy được tinh thần học không ngơi nghỉ mặc dù vật chất không đầy đủ, cuộc sống khó khăn đến độ mà tụi nhỏ phải đi làm thêm sau giờ học để kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Con đường đi học cũng gian nan nguy hiểm, đi bộ cả chục cây số, có khi vượt qua đầm lầy với cả bầy cá sấu chờ chực sẵn để cướp đi mạng sống. Đi chiếc xe đạp mà bể lốp, đứt sên liên miên vì băng rừng vượt suối, phải thức dậy từ 4h sáng rồi lúc về tới nhà đã tối mịt. 10 học sinh ấy đã thành lập ra nhóm Chiến Binh Cầu Vồng và cùng nhau tạo nên kỳ tích cho trường mà trước đây chưa từng có tiền lệ. Ngôi trường ấy đã tồn tại được 120 năm nhưng không thể tiếp tục vì thực tế xã hội thực dụng không còn coi trọng nền giáo dục nữa.
Những học sinh thông minh ưu tú như Linhtang nhưng lại không được tiếp tục con đường học hành vì khi sắp thi tốt nghiệp thì cha mất và cậu phải gánh trên vai mấy chục miệng ăn nên phải ngậm ngùi từ bỏ niềm đam mê đến lớp. Sau này cậu lại trở thành cu li, thật tiếc cho tài năng ấy bởi vì xã hội thời điểm đó coi thường những người nghèo và nhà nước không hỗ trợ người dân.
1 vài người thì bị bệnh thần kinh như Trapini quá buồn với khuôn mặt sáng lại đẹp trai đấy; Samson thì làm cu li, Kucai thì được bầu làm dân biểu để gia nhập và giới chính trị khi mà trước đây cậu ta học thuộc dạng bét nhất lớp; ....; và tác giả chính là Ikal từng không muốn làm người giao thư nhưng hiện tại lại làm việc ấy nhưng may rằng trong anh luôn nhớ mãi những lời dặn của Thầy Harfan và cô Mus nên đã quyết tâm thay đổi để rồi tiếp tục học đại học và giành học bổng để sang Châu Âu học và giờ với lời hứa khi xưa sẽ viết 1 cuốn sách dành tặng cho cô Mus, thầy Harfan và những người bạn trong nhóm Chiến binh cầu vồng nên chúng ta mới có cuốn sách hay này để đọc