Chinh phục đỉnh núi Phú Sĩ - Hành trình phiêu lưu đầy trải nghiệm

Hồ Thị Thanh Trà

Well-known member
Chinh phục được ngọn núi cao nhất Nhật Bản - núi Phú Sĩ có lẽ mong muốn của hầu hết những ai trót đam mê bộ môn leo núi đầy mạo hiểm và thách thức. Được mệnh danh là ngọn núi đẹp nhất với mùa xuân đầy màu hoa đào, mùa thu phủ đầy màu đỏ của lá cây, thì có lẽ cả hành trình leo núi sẽ là một hành trình chiêm ngưỡng cảnh vật tuyệt mĩ của nhân gian mà hiếm ai thấy được. Nào hãy cùng Traveloka tìm hiểu xem, leo núi Phú Sĩ có gì mới lạ và tìm hiểu một số kinh nghiệm khi leo núi nhé!

Vị trí của núi Phú Sĩ ở đâu?
Núi Phú Sĩ có độ cao 3776.24m, đây là ngọn núi cao nhất Nhật Bản. Ngọn núi hùng vĩ này nằm trên đảo Honshu, nằm vắt ngang qua hai tỉnh Yamanashi và Shizuoka, cách thủ đô Tokyo khoảng 100km về phía Tây Nam. Để lên núi Phú Sĩ, bạn cần đi một trong 5 con đường chính là Gotemba, Fuji-Yoshida, Kawaguchiko, Fujinomiya, Subashiri. Để leo lên đến đỉnh núi Phú Sĩ, người ta thường mất từ 5-9 tiếng đồng hồ.
Núi Phú Sĩ

Núi Phú Sĩ là ngọn núi cao nhất xứ sở Phù Tang.@Shutterstock
Núi Phú Sĩ - Một kỳ quan địa lý - Một biểu tượng văn hóa - Một biểu tượng tôn sùng
Núi Phú Sĩ là núi lửa có tuổi đời lên đến gần 100.000 tuổi đến nay đã dừng hoạt động. Lần cuối cùng núi lửa phun trào là năm 1707, trong 16 ngày hoạt động, trận phun trào đã tạo ra những đỉnh núi thấp hơn núi Phú Sĩ, nhiều hang động ở gần cánh rừng Aokigahara và khoảng 5 hồ nước ở chân núi. Với phong cảnh đẹp hữu tình, kèm theo nhiều suối nước nóng, núi Phú Sĩ trở thành một trong những kì quan địa lý giúp Nhật Bản phát triển du lịch trong tương lai.
Hình ảnh núi Phú Sĩ bắt đầu phổ biến và trở thành biểu tượng từ thời Edo (1603 - 1867). Đầu tiên, núi Phú Sĩ được khắc họa ở nhiều khung cảnh và góc độ khác nhau trong các tác phẩm mộc bản của danh họa Ando Hiroshige, điều này vô tính giúp người dân trên toàn thế giới hiểu và biết rõ hơn về ngọn núi huyền thoại này. Nhiều nguồn ý kiến khác cũng cho rằng, các tác phẩm có liên quan đến núi Phú Sĩ của họa sĩ Katsushika Hokusai là nguồn cảm hứng tác động đến nhà soạn nhạc tài ba Claude Debussy và họa sĩ Vincent Van Gogh. Ngay nay hình ảnh núi Phú Sĩ được in trên cả đồng 5 yên của Nhật Bản và trở thành địa danh đầu tiên nghĩ đến mỗi khi nhắc đến Nhật Bản.
Hiện tại, núi Phú Sĩ là địa điểm hành hương, khổ luyện cho vô số những nhà sư. Nếu bạn đi dọc dưới chân núi Phú Sĩ bạn sẽ thấy rất nhiều đền thờ được dựng nên. Đối với người Nhật, ngọn núi này chính là một khối liên kết tâm linh quan trọng. Tương truyền rằng, vị sư nổi danh Hasegawa Kokugyo (mất năm 1646) đã leo lên ngọn núi này đến 100 lần, thành tích này đã dẫn đến sự hình thành của những người tôn thờ núi Phú Sĩ - gọi là Fuji-ko. Lòng tôn thờ núi Phú Sĩ của các Fuji-ko đạt đến đỉnh điểm khi họ xây dựng tượng đá, đền thờ và nhịn ăn. Cho đến ngày nay, dù tín ngưỡng này đã có lần bị cấm, nhưng núi Phú Sĩ vẫn trở thành một địa điểm tâm linh được người Nhật tôn trọng.
Núi Phú Sĩ

Núi Phú Sĩ gắn liền với những câu chuyện tâm linh, địa lý từ thuở xa xưa.@Shutterstock
Một số kinh nghiệm leo núi Phú Sĩ cho những người yêu trekking
Thời gian thích hợp để bắt đầu chuyến leo núi Phú Sĩ
Để đảm bảo chuyến leo núi an toàn, người ta thường chọn leo núi Phú Sĩ trong hai tháng mỗi năm, từ đầu tháng 7 đến cuối tháng 8. Trong một số trường hợp thời tiết xấu, thời gian này có thể bị rút ngắn hoặc thay đổi, nên bạn cần cập nhật thông tin liên tục về giờ mở cửa của núi Phú Sĩ trước khi bắt đầu chuyến đi.
Lưu ý, bạn không nên tự ý leo núi Phú Sĩ ngoài khoảng thời gian được cho phép, vì địa hình núi trắc trở, nhiều đá và sỏi, rất dễ dẫn đến các tai nạn do hụt chân nếu thời tiết có mưa bão.
Núi Phú Sĩ

Đầu tháng 7 đến cuối tháng 8 là thời điểm núi Phú Sĩ mở cửa đón đoàn leo núi.@Shutterstock
Lộ trình di chuyển lên núi Phú Sĩ
Hiện có 4 lộ trình leo núi Phú Sĩ phổ biến nhất là lộ trình Yoshida, lộ trình Fujinomiya, lộ trình Subashiri, lộ trình Gotemba. Nhưng 2 lộ trình hay được lựa chọn nhất là Yoshida và Subashiri
Lộ trình Yoshida - Lộ trình dành cho người mới bắt đầu
Với lộ trình Yoshida bạn cần khoảng 6 tiếng để leo núi và 3.5 tiếng để xuống núi. Điểm khởi hành của lộ trình này là ga tuyến số 5 Fuji Subaru. Yoshida là lộ trình được 70% người leo núi lựa chọn vì ven đường có nhiều khu tiện ích và quán trọ. Với đặc tính thuận lợi, Yoshida hiển nhiên sẽ là luôn là lộ trình đông đúc, nếu bạn leo núi Phú Sĩ vào những lúc cao điểm thì bạn nên sẵn sàng cho việc có thể lên núi và xuống núi trễ hơn khung giờ dự kiến.
Núi Phú Sĩ

Leo núi Phú Sĩ theo lộ trình Yoshida được nhiều người lựa chọn.@Shutterstock
Sau đây là lộ trình Yoshida chi tiết:

Di chuyển điểm khởi hành - tuyến số 5 ga Fuji - Subaru:
Bạn có thể đến Fuji Subaru bằng xe ô tô, xe buýt địa phương hoặc xe buýt tốc hành.

Hành trình lên núi Phú Sĩ:
Cả đoạn đường chinh phục đỉnh núi là khoảng 6 tiếng. Trong đó đoạn đường đi từ ga số 7 đến ga số 8 là đoạn đường dài nhất và cần phải chú ý nhất, với độ cao cần chinh phục là từ 2700 - 3100m đoạn đường này dốc hơn và có nhiều đá sỏi. Đoạn đường từ ga số 8 đến đỉnh núi là đoạn đường dễ bị kẹt nhất và cần nhiều thời gian hơn nữa để chinh phục. Nếu bạn đặt mục tiêu ngắm cảnh bình minh hoặc hoàng hôn thì cần trừ hao khoảng thời gian này.
Ngoài hai khó khăn trên, thì nhìn chung Yoshida vẫn là một lộ trình thuận lợi để bạn có thể đi vừa chiêm ngưỡng cảnh quan xung quanh. Dọc đường có rất nhiều các nhà nghỉ và trạm dừng chân, nên có lẽ chuyến leo núi sẽ không quá mệt mỏi với những người mới bắt đầu đâu.

Hành trình xuống núi Phú Sĩ:
Cũng thoải mái như lúc đi lên, nhưng lúc đi xuống, bạn cần chú ý các biển chỉ đường khi đến trạm ga số 8 - nhánh Subashiri và Yosida, hãy đi theo hướng để đi đúng đường mòn Yoshida.
Núi Phú Sĩ

Xuống núi Phú Sĩ theo lộ trình Yoshida thoải mái nhưng cần chú ý để không đi sai lộ trình.@Shutterstock
Lộ trình Subashiri - Lộ trình ít phổ biến dành cho những ai thích ngắm cảnh
Trái ngược với lộ trình Yoshida, lộ trình Subashiri ít phổ biến hơn. Nhưng điều này không có nghĩa là lộ này trình không nên đi, với cảnh vật hai bên tươi đẹp, cùng đoạn đường mòn đã có sẵn, tương đối thoáng đãng vì ít người đi, Subashiri có lẽ là con đường tuyệt vời để chinh phục đỉnh núi Phú Sĩ. Điểm khởi hành của lộ trình Subashiri là ga số 5 Subashiri. Thời gian lên núi khoảng 7 tiếng và xuống núi khoảng 4 tiếng, bạn cần lưu ý là đường lên núi và đường xuống núi là hai con đường khác nhau.

Di chuyển đến điểm khởi hành - Tuyến số 5 - ga Subashiri
Bạn có thể di chuyển đến ga Subashiri bằng xe buýt từ ga Gotemba hoặc đi xe đưa đón miễn phí từ quảng trường đa năng Subashiri.

Hành trình lên núi Phú Sĩ:
Cả đoạn đường chinh phục đỉnh núi sẽ khoảng 5.5 -7 tiếng, nửa đoạn đường đầu là khu vực có nhiều cây cối nên việc đi bộ ở đây tương đối dễ chịu. Đoạn đường từ trạm số 8 đến đỉnh núi là đoạn đường dài nhất với khoảng 100 phút đi bộ, chưa kể thời gian bị tắc nghẽn ở đoạn đường hợp nhất với đường mòn Yoshida.
Núi Phú Sĩ

Leo núi Fuji theo lộ trình Subashiri dễ chịu vì có rất nhiều cây xanh.@Shutterstock

Hành trình xuống núi Phú Sĩ:
Như đã nói ở trên, ngay trạm số 8 bạn sẽ nhìn thấy lối đi phân nhánh của 2 lộ trình Yoshida và Subashiri, nên bạn cần đảm bảo rằng mình đi theo đúng bảng chỉ dẫn để về đúng trạm số 5 khởi hành lúc ban đầu. Đến trạm số 7, bạn sẽ nhìn thấy một đoạn đường chạy trên cát, đây là lúc bạn được sải những bước chân xuống dốc dài vô cùng thoải mái.
Núi Phú Sĩ

Xuống núi theo hành trình Subashiri cực kì dễ và thoải mái.@Shutterstock
Một số lưu ý khi leo núi Phú Sĩ
Mang theo đầy đủ thức ăn nước uống và quần áo giữ ấm

Vào độ tháng 7-8, khi càng lên đỉnh núi, nhiệt độ không khí chỉ vào khoảng 9.3 - 3.6 độ C, nên bạn cần mang đủ quần áo ấm. Khi trời lạnh mà bạn phải vận động nhiều dẫn đến cơ thể dễ mất nước, mất sức, vì thế một chút thức ăn khô và khoảng 3 lít nước là những thứ bạn cần phải mang theo để bổ sung năng lượng cho cơ thể.

Trang bị găng tay, nón và giày thể thao thoải mái
Một đôi găng tay có độ ma sát, độ bám và tính chống nước tốt sẽ giúp bạn an toàn hơn trước các sự cố bất ngờ. Một đôi giày thể thao thoải mái hoặc giày leo núi chuyên dụng giúp bạn trải nghiệm chuyến đi trọn vẹn và thoải mái. Dù thời tiết lạnh, những hành trình leo núi chắc chắn vẫn có một chút nắng, bụi, mưa phớt, việc có mang theo một chiếc nón sẽ giúp bạn bảo vệ mình đôi phần trước thời tiết thất thường.
Trang bị các loại thuốc men, vật tư y tế cơ bản
Với khí hậu tương đối khác biệt so với Việt Nam, nên bạn cần mang theo một số loại thuốc hạ sốt, sốt rét để phòng ngừa bị bệnh. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên mang theo một bình oxy nhỏ, một ít băng keo cá nhân để đề phòng các trường hợp bất ngờ xảy ra.
Không nên đi một mình
Dù đã chọn các lộ trình thuận lợi, nhưng bạn cũng nên không nên thực hiện chuyến leo núi Phú Sĩ một mình, vì dù sao nơi đây cũng là địa hình núi đồi gập ghềnh, lại rất dễ lạc đường, nếu có gặp các trường hợp không may thì dễ xảy ra các rủi ro khó tránh được.
Đi vệ sinh có trả phí
Trong quá trình thực hiện một chuyến đi dài thì việc cần sử dụng nhà vệ sinh ở giữa đoạn đường là việc hiển nhiên, nhưng bạn có biết, nhà vệ sinh trên đường lên núi được tính phí cho mỗi lần dùng, khoảng 200-300 yên/lần.
Núi Phú Sĩ
 
Bên trên