LAM SPS BC
Well-known member
Chở đồ trên giá nóc ôtô thế nào cho đúng luật
Khi lắp giá nóc, cần chở đúng tải trọng thiết kế, không chở hàng cồng kềnh và buộc chặt đồ để đảm bảo an toàn khi lưu thông.
Với ôtô con, việc chở đồ trên nóc khi cốp đã đầy là nhu cầu khá phổ biến, đặc biệt trong những ngày Tết cần nhiều hành lý. Thông thường để chở thêm đồ, tài xế sẽ cần xe có sẵn thanh ray (giá nóc) để có thể chằng, buộc. Với những xe không có sẵn, chủ xe có thể lắp thêm, nhưng cần đăng ký cải tạo với cơ quan đăng kiểm.
Từ 15/2 (tức mùng 6 Tết Nguyên đán), Bộ Giao thông Vận tải cho phép đăng kiểm 19 trường hợp cải tạo ôtô mà không cần lập hồ sơ thiết kế, trong đó có mục thay thế hoặc tháo bỏ giá nóc của ôtô con. Điều này có nghĩa chủ xe chỉ được miễn khâu lập hồ sơ thiết kế (bản vẽ và thuyết minh), và vẫn phải lập hồ sơ cải tạo, không có nghĩa được tự do lắp thêm như nhiều luồng ý kiến gần đây của người dùng.
Đối với việc chở đồ trên nóc xe con, Nghị định 100/2019 quy định việc chở hành lý hoặc hàng hóa vượt quá kích thước bao ngoài của xe là vi phạm (chiều dài, chiều rộng), mức phạt tiền 600.000-800.000 đồng.
Xem toàn màn hình
Hàng hóa được ràng buộc cẩn thận trên giá nóc của ôtô. Ảnh: Yourmechanic
Đối với chiều cao hàng hóa, hiện chưa có văn bản luật nào quy định về chiều cao hàng trên nóc xe con. Tuy nhiên, nếu chở hàng quá cao, gây mất an toàn giao thông, tài xế vẫn có thể bị phạt, ví dụ vượt quá chiều cao giới hạn của gầm cầu, giá long môn... Hơn nữa, khi chở hàng quá cao sẽ ảnh hưởng tới khả năng vận hành của xe, gây mất an toàn.
Tóm lại, với xe con đã có sẵn giá nóc, tài xế có thể chở đồ, nhưng cần giới hạn không gian trong chiều dài, rộng của xe, đồng thời không chở quá cao, chỉ nên bằng chiều cao của những chiếc valy xếp nằm. Với xe chưa có giá nóc, cần đăng ký cải tạo với cơ quan đăng kiểm.
Đối với xe bán tải (pickup), khối lượng hàng hóa chuyên chở dưới 2,5 tấn, chiều cao xếp hàng hóa không quá 2,8 m, chiều rộng bằng với chiều rộng của thùng xe theo thiết kế của nhà sản xuất, chiều dài không quá 1,1 lần chiều dài của xe, theo Thông tư 46/2015 của Bộ Giao thông Vận tải.
Đối với xe máy, Thông tư 46/2015 của Bộ Giao thông Vận tải quy định không xếp hàng hóa, hành lý quá bề rộng của giá chở hàng quá 30 cm ở cả hai bên trái và phải, quá 50 cm về phía sau. Ngoài ra, chiều cao hàng hóa chở trên xe không vượt quá 1,5 mét tính từ mặt đường.
Trong Điều 72 Luật giao thông đường bộ 2008 ghi rõ hàng vận chuyển trên xe phải được xếp đặt gọn gàng, chằng buộc chắc chắn, vận chuyển hàng rời phải che đậy, không để rơi vãi, không chở hàng vượt quá trọng tải thiết kế và quá kích thước giới hạn cho phép của xe. Như vậy, chở đồ dài, cồng kềnh khiến cốp sau không đóng, xe mở cốp khi chạy là hành động nguy hiểm, có thể bị xử phạt nếu vi phạm.
Có nhiều loại giá nóc với các mức giá, tải trọng, tính năng khác nhau trên thị trường. Thông thường, giá nóc có thể chở 100-300 kg hàng hóa, chủ xe có thể tham khảo thông tin về sức chở của giá nóc, cũng như thanh ray gắn giá nóc của xe ở hướng dẫn sử dụng.
Khi chất hàng hóa lên giá nóc, chủ xe cần biết rõ khối lượng ước tính của từng món hàng, từ đó ước lượng được tổng trọng lượng của hành khách, tất cả hàng hóa trên xe nhằm đảm bảo không vượt quá tải trọng theo thiết kế của xe, có thể tham khảo mức chở người và hàng hóa trên xe trong sổ hướng dẫn sử dụng. Không được chở các hàng hóa cồng kềnh, vượt quá chiều dài hoặc chiều rộng của xe, tức nhô ra khỏi xe, vì có thể khiến ảnh hưởng đến góc nhìn của tài xế, tạo thêm nhiều điểm mù hoặc gây ảnh hưởng đến các phương tiện khác đang lưu thông.
Xếp hàng lên giá nóc cần phân bổ trọng lượng đều, không tập trung vào một chỗ. Điều bắt buộc là phải có dây ràng có tăng đơ, lưới chuyên dụng để cố định hàng hóa, ngăn không cho hàng bị dịch chuyển hoặc rơi xuống đường trong khi lái xe.
Nên chạy thử khi đã chất hết những đồ lên giá nóc, cũng như bên trong xe nhằm hiểu rõ cảm giác lái, quãng đường phanh thay đổi như thế nào ở các tốc độ, điều kiện mặt đường, góc cua khác nhau.
Cuối cùng, khi chở nhiều người cùng hàng hóa trên xe, lốp nên được bơm căng hơn thông thường, thông tin này được ghi rõ trên bệ cửa của mỗi xe. Trong lúc lái, tài xế không nên tăng tốc nhanh, dừng đột ngột hoặc đánh lái gấp vì những điều này đều có khả năng làm đồ trên giá nóc bị xộc xệch, di chuyển khỏi vị trí ban đầu. Hàng hóa trên giá nóc sẽ khiến chiều cao xe tăng, vì thế cần thận trọng khi qua hầm, dưới cầu hoặc các khi vực có giới hạn chiều cao xe.
Phạm Hải
Khi lắp giá nóc, cần chở đúng tải trọng thiết kế, không chở hàng cồng kềnh và buộc chặt đồ để đảm bảo an toàn khi lưu thông.
Với ôtô con, việc chở đồ trên nóc khi cốp đã đầy là nhu cầu khá phổ biến, đặc biệt trong những ngày Tết cần nhiều hành lý. Thông thường để chở thêm đồ, tài xế sẽ cần xe có sẵn thanh ray (giá nóc) để có thể chằng, buộc. Với những xe không có sẵn, chủ xe có thể lắp thêm, nhưng cần đăng ký cải tạo với cơ quan đăng kiểm.
Từ 15/2 (tức mùng 6 Tết Nguyên đán), Bộ Giao thông Vận tải cho phép đăng kiểm 19 trường hợp cải tạo ôtô mà không cần lập hồ sơ thiết kế, trong đó có mục thay thế hoặc tháo bỏ giá nóc của ôtô con. Điều này có nghĩa chủ xe chỉ được miễn khâu lập hồ sơ thiết kế (bản vẽ và thuyết minh), và vẫn phải lập hồ sơ cải tạo, không có nghĩa được tự do lắp thêm như nhiều luồng ý kiến gần đây của người dùng.
Đối với việc chở đồ trên nóc xe con, Nghị định 100/2019 quy định việc chở hành lý hoặc hàng hóa vượt quá kích thước bao ngoài của xe là vi phạm (chiều dài, chiều rộng), mức phạt tiền 600.000-800.000 đồng.
Hàng hóa được ràng buộc cẩn thận trên giá nóc của ôtô. Ảnh: Yourmechanic
Đối với chiều cao hàng hóa, hiện chưa có văn bản luật nào quy định về chiều cao hàng trên nóc xe con. Tuy nhiên, nếu chở hàng quá cao, gây mất an toàn giao thông, tài xế vẫn có thể bị phạt, ví dụ vượt quá chiều cao giới hạn của gầm cầu, giá long môn... Hơn nữa, khi chở hàng quá cao sẽ ảnh hưởng tới khả năng vận hành của xe, gây mất an toàn.
Tóm lại, với xe con đã có sẵn giá nóc, tài xế có thể chở đồ, nhưng cần giới hạn không gian trong chiều dài, rộng của xe, đồng thời không chở quá cao, chỉ nên bằng chiều cao của những chiếc valy xếp nằm. Với xe chưa có giá nóc, cần đăng ký cải tạo với cơ quan đăng kiểm.
Đối với xe bán tải (pickup), khối lượng hàng hóa chuyên chở dưới 2,5 tấn, chiều cao xếp hàng hóa không quá 2,8 m, chiều rộng bằng với chiều rộng của thùng xe theo thiết kế của nhà sản xuất, chiều dài không quá 1,1 lần chiều dài của xe, theo Thông tư 46/2015 của Bộ Giao thông Vận tải.
Đối với xe máy, Thông tư 46/2015 của Bộ Giao thông Vận tải quy định không xếp hàng hóa, hành lý quá bề rộng của giá chở hàng quá 30 cm ở cả hai bên trái và phải, quá 50 cm về phía sau. Ngoài ra, chiều cao hàng hóa chở trên xe không vượt quá 1,5 mét tính từ mặt đường.
Trong Điều 72 Luật giao thông đường bộ 2008 ghi rõ hàng vận chuyển trên xe phải được xếp đặt gọn gàng, chằng buộc chắc chắn, vận chuyển hàng rời phải che đậy, không để rơi vãi, không chở hàng vượt quá trọng tải thiết kế và quá kích thước giới hạn cho phép của xe. Như vậy, chở đồ dài, cồng kềnh khiến cốp sau không đóng, xe mở cốp khi chạy là hành động nguy hiểm, có thể bị xử phạt nếu vi phạm.
Có nhiều loại giá nóc với các mức giá, tải trọng, tính năng khác nhau trên thị trường. Thông thường, giá nóc có thể chở 100-300 kg hàng hóa, chủ xe có thể tham khảo thông tin về sức chở của giá nóc, cũng như thanh ray gắn giá nóc của xe ở hướng dẫn sử dụng.
Khi chất hàng hóa lên giá nóc, chủ xe cần biết rõ khối lượng ước tính của từng món hàng, từ đó ước lượng được tổng trọng lượng của hành khách, tất cả hàng hóa trên xe nhằm đảm bảo không vượt quá tải trọng theo thiết kế của xe, có thể tham khảo mức chở người và hàng hóa trên xe trong sổ hướng dẫn sử dụng. Không được chở các hàng hóa cồng kềnh, vượt quá chiều dài hoặc chiều rộng của xe, tức nhô ra khỏi xe, vì có thể khiến ảnh hưởng đến góc nhìn của tài xế, tạo thêm nhiều điểm mù hoặc gây ảnh hưởng đến các phương tiện khác đang lưu thông.
Xếp hàng lên giá nóc cần phân bổ trọng lượng đều, không tập trung vào một chỗ. Điều bắt buộc là phải có dây ràng có tăng đơ, lưới chuyên dụng để cố định hàng hóa, ngăn không cho hàng bị dịch chuyển hoặc rơi xuống đường trong khi lái xe.
Nên chạy thử khi đã chất hết những đồ lên giá nóc, cũng như bên trong xe nhằm hiểu rõ cảm giác lái, quãng đường phanh thay đổi như thế nào ở các tốc độ, điều kiện mặt đường, góc cua khác nhau.
Cuối cùng, khi chở nhiều người cùng hàng hóa trên xe, lốp nên được bơm căng hơn thông thường, thông tin này được ghi rõ trên bệ cửa của mỗi xe. Trong lúc lái, tài xế không nên tăng tốc nhanh, dừng đột ngột hoặc đánh lái gấp vì những điều này đều có khả năng làm đồ trên giá nóc bị xộc xệch, di chuyển khỏi vị trí ban đầu. Hàng hóa trên giá nóc sẽ khiến chiều cao xe tăng, vì thế cần thận trọng khi qua hầm, dưới cầu hoặc các khi vực có giới hạn chiều cao xe.
Phạm Hải