Chỗ đứng của Việt Nam - Thái Lan trong lòng khách quốc tế

Nguyễn Thị Hồng

Well-known member
Chỗ đứng của Việt Nam - Thái Lan trong lòng khách quốc tế
Thái Lan gây ấn tượng với du khách bằng nụ cười và dịch vụ chuyên nghiệp còn Việt Nam để lại tình cảm bởi những hành động mộc mạc, chân thành của người địa phương.

Việt Nam và Thái Lan là hai điểm đến hàng đầu Đông Nam Á, thường được khách nước ngoài đặt lên bàn cân khi nói về trải nghiệm du lịch. Năm 2024, Thái Lan đón 35,6 triệu khách quốc tế, gấp hai lần con số 17,6 triệu của Việt Nam. Nhiều du khách quốc tế chia sẻ Thái Lan làm du lịch tốt hơn nhưng Việt Nam đã chiếm trọn trái tim họ bằng sự chân thành và ấm áp.

Alejandro Campbell, du khách Anh, nhận nhiều sự quan tâm khi đăng tải video so sánh du lịch hai quốc gia này hồi cuối tháng 4. Anh cho biết du lịch là trụ cột kinh tế của Thái Lan và mọi dịch vụ du lịch ở đây được thiết kế để thuận tiện nhất cho du khách. Cách tiếp thị điểm đến của Thái Lan cũng gây ấn tượng với khách nước ngoài bằng hình ảnh "xứ sở nụ cười".

Với 60 tỷ USD doanh thu du lịch năm 2019, theo World Bank, Thái Lan xây dựng hệ thống phục vụ khách nước ngoài bài bản, từ hướng dẫn viên nói tiếng Anh đến các tour được tổ chức kỹ lưỡng.

Đây cũng là điều du khách Hà Lan Nathalie Linden nhận thấy sau khi du lịch cả hai quốc gia. Theo bà, Thái Lan đã phát triển du lịch từ sớm và biết cách định vị hình ảnh bằng những slogan ấn tượng như "Amazing Thailand". Tại đây, du khách quốc tế dễ dàng tìm thấy nơi mình thuộc về, điển hình là Phuket - một tụ điểm giải trí, du lịch, được định vị dành cho người nước ngoài.

Tuy nhiên, Việt Nam lại in dấu trong bà bằng sự chân thành, mộc mạc của những người địa phương. Trong chuyến đi Đồng bằng sông Cửu Long, bà bị lạc với các thành viên khác trong gia đình vì ứng dụng bản đồ không hoạt động. Một người phụ nữ địa phương thấy vẻ lúng túng của bà đã gọi chồng đến giúp. Người đàn ông đã chở bà quay lại khách sạn, chỉ vẫy tay cười rồi rời đi, không đòi hỏi bất kỳ điều gì. "Tôi còn chẳng kịp nói lời cảm ơn", Nathalie nói.

Chủ hàng ăn vỉa hè ở Châu Đốc (giữa) chụp ảnh cùng chồng và con của Nathalie. Ảnh: NVCC
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 509.625px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Chủ hàng ăn vỉa hè ở Châu Đốc (giữa) chụp ảnh cùng chồng và con của Nathalie. Ảnh: NVCC


Chủ hàng ăn vỉa hè ở Châu Đốc (giữa) chụp ảnh cùng chồng và con của Nathalie. Ảnh: NVCC

Khi chồng Nathalie bị lạc lúc leo đỉnh Fansipan, nhân viên khách sạn đã làm mọi cách để hỗ trợ và động viên tinh thần bà. Khi du khách quên lấy tiền thừa, người bán hàng cũng chạy theo để trả lại. Sự chân thành đó để lại ấn tượng tốt đẹp về người Việt Nam trong tim Nathalie.

Còn Alejandro lại nhớ về Việt Nam với ký ức ở Đà Lạt khi một chủ quán cà phê đã gọi anh lại bắt chuyện. Anh ta không chào mời mua hàng, đơn giản chỉ muốn được nói chuyện với một du khách nước ngoài để trau dồi tiếng Anh. Cuộc nói chuyện với người lạ khoảng 30 phút không khiến Alejandro cảm thấy chút áp lực, lo lắng nào.
 
Bên trên