Hà Nội - Chợ Mới Ông Già được lãnh đạo địa phương định hướng phát triển du lịch để xứng tầm với danh hiệu ngôi chợ lâu đời ở Việt Nam.
Chợ Mới Ông Già đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là “Ngôi chợ lâu đời gắn liền với truyền thuyết Cha con Chử Đồng Tử từ thời Hùng Vương Việt Nam”. Ảnh: Thuỳ Linh
Làng Vân La (Hồng Vân, Thường Tín, Hà Nội) có một ngôi chợ đặc biệt mang tên Chợ Mới Ông Già.
Đây là khu đất nhắc nhớ đến truyền thuyết về Chử Đồng Tử, một trong Tứ bất tử trong tâm linh của người Việt. Tương truyền, khu chợ này chính là nơi Chử Cù Vân - cha của Chử Đồng Tử, từng ngồi bán cá.
Chợ Mới Ông Già hiện nay không còn mang dáng vẻ nhộn nhịp như xưa nhưng trở thành một địa chỉ văn hóa có dấu ấn quan trọng trong lòng người dân xã Hồng Vân.
Chợ Mới Ông Già đã không còn vẻ sầm uất như xưa. Ảnh: Thuỳ Linh
Ông Nguyễn Văn Đễ (người dân tại thôn Vân La) đọc câu ca dao cổ “Mùng một chợ Mới Ông Già, mùng hai chợ Mễ, mùng ba chợ Bằng”.
“Câu ca dao này có ý nghĩa tôn vinh những ngôi chợ trong khu vực huyện Thường Tín. Chợ Mới Ông Già là ngôi chợ sầm uất nhất, đến nỗi ngay ngày mùng một đầu tháng đã phải đi ngay để có thể sắm sửa đồ đạc”, ông Đễ bồi hồi nói.
Theo người xưa truyền lại, Chợ Mới Ông Già cũng được xếp vào loại hàng chợ sầm uất của trấn Sơn Nam, chỉ chợ Bằng và chợ Vồi. Chợ họp quanh năm, buôn bán nông sản, gia súc, gia cầm, nông cụ…
Ông Đễ nhớ về những hồi ức gắn với ngôi chợ. Ảnh: Thùy Linh
“Chợ này có ý nghĩa quan trọng, mỗi lần đến đây lại nhớ về kỷ niệm với mẹ, về tuổi thơ không thể nào quên”, ông Đễ hồi tưởng lại ký ức những ngày thơ bé.
Đối với nhiều người kinh doanh, buôn bán, họ cũng coi chợ Mới Ông Già như là chợ tổ - nơi bắt nguồn mọi hoạt động trao đổi hàng hóa, thương mại ở Việt Nam.
“Bây giờ cũng có nhiều mặt hàng đẹp và bắt mắt ngoài thị trường. Thế nhưng, những người bán hàng ở đây vẫn ưu tiên mặt hàng truyền thống để tiếp tục lưu giữ và phát huy văn hóa Việt”, bà Nguyễn Thị Báu, tiểu thương trong chợ, chia sẻ.
Trao đổi với Lao Động, ông Mai Văn Ngần - Phó Chủ tịch UBND xã Hồng Vân (Thường Tín, Hà Nội) cho biết, tháng 11 năm 2020, chợ Mới Ông Già đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là “Ngôi chợ lâu đời gắn liền với truyền thuyết Cha con Chử Đồng Tử từ thời Hùng Vương Việt Nam”.
Ông Mai Văn Ngần chia sẻ về định hướng phát triển của xã trong thời gian tới. Ảnh: Thuỳ Linh
Theo ông Ngần, chợ Mới Ông Già xứng đáng trở thành một địa chỉ văn hóa giàu chất nhân văn cần được bảo tồn và phát triển.
Dù nơi đây được công nhận ngôi chợ lâu đời, hiện nay, hoạt động kinh doanh tại chợ gặp nhiều khó khăn, lượng khách đến với chợ không còn như xưa.
“Trong thời gian tới, xã Hồng Vân xác định cải tạo lại ngôi chợ theo hướng truyền thống lịch sử kết hợp với du lịch. Đây cũng là hướng phát triển kinh tế củ
![Chợ Mới Ông Già - ngôi chợ cổ xác lập kỷ lục ở Hà Nội](https://media-cdn-v2.laodong.vn/storage/newsportal/2024/10/18/1409367/Z5948607954963_144A6.jpg)
Làng Vân La (Hồng Vân, Thường Tín, Hà Nội) có một ngôi chợ đặc biệt mang tên Chợ Mới Ông Già.
Đây là khu đất nhắc nhớ đến truyền thuyết về Chử Đồng Tử, một trong Tứ bất tử trong tâm linh của người Việt. Tương truyền, khu chợ này chính là nơi Chử Cù Vân - cha của Chử Đồng Tử, từng ngồi bán cá.
Chợ Mới Ông Già hiện nay không còn mang dáng vẻ nhộn nhịp như xưa nhưng trở thành một địa chỉ văn hóa có dấu ấn quan trọng trong lòng người dân xã Hồng Vân.
![Chợ Mới Ông Già đã không còn vẻ sầm uất như xưa. Ảnh: Thuỳ Linh](https://media-cdn-v2.laodong.vn/storage/newsportal/2024/10/18/1409367/Z5948607954966_5Aae1-02.jpg)
Ông Nguyễn Văn Đễ (người dân tại thôn Vân La) đọc câu ca dao cổ “Mùng một chợ Mới Ông Già, mùng hai chợ Mễ, mùng ba chợ Bằng”.
“Câu ca dao này có ý nghĩa tôn vinh những ngôi chợ trong khu vực huyện Thường Tín. Chợ Mới Ông Già là ngôi chợ sầm uất nhất, đến nỗi ngay ngày mùng một đầu tháng đã phải đi ngay để có thể sắm sửa đồ đạc”, ông Đễ bồi hồi nói.
Theo người xưa truyền lại, Chợ Mới Ông Già cũng được xếp vào loại hàng chợ sầm uất của trấn Sơn Nam, chỉ chợ Bằng và chợ Vồi. Chợ họp quanh năm, buôn bán nông sản, gia súc, gia cầm, nông cụ…
![Ông Đễ nhớ về những hồi ức gắn với ngôi chợ. Ảnh: Huyền Trang](https://media-cdn-v2.laodong.vn/storage/newsportal/2024/10/18/1409367/CHO---ONG-GIA.jpg)
“Chợ này có ý nghĩa quan trọng, mỗi lần đến đây lại nhớ về kỷ niệm với mẹ, về tuổi thơ không thể nào quên”, ông Đễ hồi tưởng lại ký ức những ngày thơ bé.
Đối với nhiều người kinh doanh, buôn bán, họ cũng coi chợ Mới Ông Già như là chợ tổ - nơi bắt nguồn mọi hoạt động trao đổi hàng hóa, thương mại ở Việt Nam.
“Bây giờ cũng có nhiều mặt hàng đẹp và bắt mắt ngoài thị trường. Thế nhưng, những người bán hàng ở đây vẫn ưu tiên mặt hàng truyền thống để tiếp tục lưu giữ và phát huy văn hóa Việt”, bà Nguyễn Thị Báu, tiểu thương trong chợ, chia sẻ.
Trao đổi với Lao Động, ông Mai Văn Ngần - Phó Chủ tịch UBND xã Hồng Vân (Thường Tín, Hà Nội) cho biết, tháng 11 năm 2020, chợ Mới Ông Già đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là “Ngôi chợ lâu đời gắn liền với truyền thuyết Cha con Chử Đồng Tử từ thời Hùng Vương Việt Nam”.
![Ông Mai Văn Ngần chia sẻ về định hướng phát triển của xã trong thời gian tới. Ảnh: Thuỳ Linh](https://media-cdn-v2.laodong.vn/storage/newsportal/2024/10/18/1409367/Z5948607894674_2C642.jpg)
Theo ông Ngần, chợ Mới Ông Già xứng đáng trở thành một địa chỉ văn hóa giàu chất nhân văn cần được bảo tồn và phát triển.
Dù nơi đây được công nhận ngôi chợ lâu đời, hiện nay, hoạt động kinh doanh tại chợ gặp nhiều khó khăn, lượng khách đến với chợ không còn như xưa.
“Trong thời gian tới, xã Hồng Vân xác định cải tạo lại ngôi chợ theo hướng truyền thống lịch sử kết hợp với du lịch. Đây cũng là hướng phát triển kinh tế củ