Dưới tán thông xanh, không gian chợ phiên Măng Đen đậm chất núi rừng níu chân hàng ngàn du khách tìm tới cao nguyên xứ lạnh mỗi ngày.
Du khách tìm hiểu các loại nông sản, dược liệu địa phương tại chợ phiên Măng Đen - Ảnh: TẤN LỰC
Tại chợ phiên Măng Đen, những ngôi nhà rông của đồng bào Xơ Đăng, Mơ Nâm hòa cùng các gian hàng tranh tre bày bán đủ loại sản vật địa phương khiến du khách không khỏi mê đắm.
Tiếp thị sản vật địa phương đến du khách
Bóng chiều buông xuống, chợ phiên Măng Đen (huyện Kon Plông, Kon Tum) lên đèn lung linh dưới tán rừng thông nơi công viên thị trấn.
Trên lối vào, từng đoàn du khách thong dong tản bộ giữa khí trời cao nguyên mát lạnh thưởng lãm một Măng Đen rất khác khi đêm đến.
Những đêm nghỉ lễ, khu chợ phiên bùng nổ với hàng ngàn lượt khách chen chân tấp nập.
Những gian hàng đặc sản địa phương đông đúc, nhộn nhịp nhưng thật nhẹ nhàng, không có cảnh huyên náo như bao khu chợ đêm khác.
Nơi đây không có loa nhạc ồn ào, không mặc cả, thách giá. Người mua kẻ bán ôn tồn nhỏ nhẹ, thuyết phục nhau bằng tấm lòng chân chất của người dân bản địa.
Trong số hơn 30 gian hàng chợ phiên, chiếm phần nhiều là các quầy hàng của đồng bào dân tộc bản địa và người dân tại huyện Kon Plông. Hàng hóa phổ biến là nông sản, thực phẩm đặc trưng như các loại rau củ quả, trái cây xứ lạnh, các loại dược liệu, hàng thủ công, gian ẩm thực.
Hòa trong dòng khách khám phá chợ phiên, anh Nguyễn Quốc Trịnh (25 tuổi, trú TP Quảng Ngãi) không khỏi bất ngờ trước cách bài trí và sự chuyên nghiệp của các gian hàng.
Anh bảo chính thái độ bán hàng thật thà, có sao nói vậy của bà con khiến anh và mọi người có nhiều thiện cảm, đó là "đặc sản du lịch" quý giá nhất mà anh cảm nhận được.
Các loại nông sản, rau trái xứ lạnh bà con trồng được mang ra giới thiệu cho du khách - Ảnh: TẤN LỰC
Từ khi chợ phiên được lập, những khách sạn như được giải tỏa nỗi lo chỗ vui chơi cho du khách. Bà Nguyễn Thị Kim Dung - giám đốc khách sạn Măng Đen Green - bảo ban ngày Măng Đen có nhiều chỗ cho khách khám phá nhưng khi đêm đến dịch vụ vui chơi giải trí hầu như không có gì.
Du khách vẫn thường than thở điều này khiến các doanh nghiệp đau đáu nhiều năm qua. Nay chợ phiên hoạt động mọi thứ đã khác. Mỗi đêm lên đèn, hàng ngàn du khách kéo ra khu chợ tham quan mua sắm, thưởng thức ẩm thực, xua tan không khí tĩnh lặng của đêm lạnh cao nguyên.
Tập cho đồng bào Măng Đen làm du lịch
Tại gian hàng của Hợp tác xã chè sạch Đông Trường Sơn, cô gái Y Rố (21 tuổi, người Mơ Nâm tại xã Hiếu) tất bật luôn tay bên gian pha chế đồ uống.
Từ 6 tháng nay chợ phiên hoạt động giúp Y Rố có công việc ổn định với mức thu nhập hàng tháng khoảng 7 triệu đồng. Nghề pha chế đồ uống và chăm sóc cây trà giúp cô đỡ đần cha mẹ và phụ giúp em gái đang học cấp 3.
Du khách tìm hiểu các loại thực phẩm chế biến từ nông sản của trang trại HP Farm tại Măng Đen - Ảnh: TẤN LỰC
Không giống những người bạn cùng trang lứa trong làng, thời gian tiếp xúc du khách giúp cô gái này tự tin, lanh lẹ hòa nhịp với ngành du lịch.
Y Rố bảo chợ phiên giúp cô học được nhiều thứ, cảm thấy bản thân thay đổi tốt hơn mỗi ngày. Đó là điều chắc chắn cô không bao giờ có được nếu suốt ngày bám lấy nương rẫy.
Không riêng Y Rố, hợp tác xã này đang cung cấp việc làm ổn định cho khoảng 60 đồng bào Mơ Nâm tại xã Hiếu thông qua nghề trồng và chăm sóc cây chè. Từ nguồn nguyên liệu này, hợp tác xã mua và chế biến, đưa tới tay du khách và phân phối thu nhập lại cho bà con.
Quầy hàng của hai mẹ con cô gái người Tày La Thanh Tú (20 tuổi) gần đó cũng tấp nập khách vào ra. Gia đình cô gái gốc Lạng Sơn đã "lang bạt" nhiều nơi tại Gia Lai, Đắk Lắk trước khi về định cư tại xứ lạnh Măng Đen.
Từ khi có chợ phiên, hai mẹ con thu gom rau củ, thực phẩm, dược liệu của bà con đồng bào Xơ Đăng làng Kon Chốt mang ra bày bán. Nhờ vậy cuộc sống ngày càng được cải thiện, gia đình không phải lo lắng cái ăn cái mặc.
Cô gái người Tày La Thanh Tú (20 tuổi) chuẩn bị gian hàng phục vụ du khách tại chợ phiên - Ảnh: TẤN LỰC
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Phạm Văn Thắng - phó chủ tịch UBND huyện Kon Plông, cơ quan tổ chức chợ phiên - bảo đây không phải là khu chợ đơn thuần như những nơi khác. Chợ phiên Măng Đen mang sứ mệnh kết nối tiêu thụ nông sản địa phương, cải thiện thu nhập cho đồng bào.
Đồng thời, là nơi đào tạo cho đồng bào cách làm du lịch, phục vụ du khách, đưa bà con tham gia chia sẻ lợi ích từ ngành du lịch Măng Đen.
5 ngày nghỉ lễ Măng Đen đón 50.000 lượt khách
Theo UBND huyện Kon Plông, trong 5 ngày nghỉ lễ 30-4 và 1-5, thị trấn Măng Đen đón hơn 50.000 lượt khách tham quan lưu trú. Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online cho thấy những ngày nghỉ lễ các khách sạn tại khu vực này luôn trong tình trạng kín phòng bởi lượng khách đổ về tránh nóng rất đông đúc.
Du khách tìm hiểu các loại nông sản, dược liệu địa phương tại chợ phiên Măng Đen - Ảnh: TẤN LỰC
Tại chợ phiên Măng Đen, những ngôi nhà rông của đồng bào Xơ Đăng, Mơ Nâm hòa cùng các gian hàng tranh tre bày bán đủ loại sản vật địa phương khiến du khách không khỏi mê đắm.
Tiếp thị sản vật địa phương đến du khách
Bóng chiều buông xuống, chợ phiên Măng Đen (huyện Kon Plông, Kon Tum) lên đèn lung linh dưới tán rừng thông nơi công viên thị trấn.
Trên lối vào, từng đoàn du khách thong dong tản bộ giữa khí trời cao nguyên mát lạnh thưởng lãm một Măng Đen rất khác khi đêm đến.
Những đêm nghỉ lễ, khu chợ phiên bùng nổ với hàng ngàn lượt khách chen chân tấp nập.
Những gian hàng đặc sản địa phương đông đúc, nhộn nhịp nhưng thật nhẹ nhàng, không có cảnh huyên náo như bao khu chợ đêm khác.
Nơi đây không có loa nhạc ồn ào, không mặc cả, thách giá. Người mua kẻ bán ôn tồn nhỏ nhẹ, thuyết phục nhau bằng tấm lòng chân chất của người dân bản địa.
Trong số hơn 30 gian hàng chợ phiên, chiếm phần nhiều là các quầy hàng của đồng bào dân tộc bản địa và người dân tại huyện Kon Plông. Hàng hóa phổ biến là nông sản, thực phẩm đặc trưng như các loại rau củ quả, trái cây xứ lạnh, các loại dược liệu, hàng thủ công, gian ẩm thực.
Hòa trong dòng khách khám phá chợ phiên, anh Nguyễn Quốc Trịnh (25 tuổi, trú TP Quảng Ngãi) không khỏi bất ngờ trước cách bài trí và sự chuyên nghiệp của các gian hàng.
Anh bảo chính thái độ bán hàng thật thà, có sao nói vậy của bà con khiến anh và mọi người có nhiều thiện cảm, đó là "đặc sản du lịch" quý giá nhất mà anh cảm nhận được.
Các loại nông sản, rau trái xứ lạnh bà con trồng được mang ra giới thiệu cho du khách - Ảnh: TẤN LỰC
Từ khi chợ phiên được lập, những khách sạn như được giải tỏa nỗi lo chỗ vui chơi cho du khách. Bà Nguyễn Thị Kim Dung - giám đốc khách sạn Măng Đen Green - bảo ban ngày Măng Đen có nhiều chỗ cho khách khám phá nhưng khi đêm đến dịch vụ vui chơi giải trí hầu như không có gì.
Du khách vẫn thường than thở điều này khiến các doanh nghiệp đau đáu nhiều năm qua. Nay chợ phiên hoạt động mọi thứ đã khác. Mỗi đêm lên đèn, hàng ngàn du khách kéo ra khu chợ tham quan mua sắm, thưởng thức ẩm thực, xua tan không khí tĩnh lặng của đêm lạnh cao nguyên.
Tập cho đồng bào Măng Đen làm du lịch
Tại gian hàng của Hợp tác xã chè sạch Đông Trường Sơn, cô gái Y Rố (21 tuổi, người Mơ Nâm tại xã Hiếu) tất bật luôn tay bên gian pha chế đồ uống.
Từ 6 tháng nay chợ phiên hoạt động giúp Y Rố có công việc ổn định với mức thu nhập hàng tháng khoảng 7 triệu đồng. Nghề pha chế đồ uống và chăm sóc cây trà giúp cô đỡ đần cha mẹ và phụ giúp em gái đang học cấp 3.
Du khách tìm hiểu các loại thực phẩm chế biến từ nông sản của trang trại HP Farm tại Măng Đen - Ảnh: TẤN LỰC
Không giống những người bạn cùng trang lứa trong làng, thời gian tiếp xúc du khách giúp cô gái này tự tin, lanh lẹ hòa nhịp với ngành du lịch.
Y Rố bảo chợ phiên giúp cô học được nhiều thứ, cảm thấy bản thân thay đổi tốt hơn mỗi ngày. Đó là điều chắc chắn cô không bao giờ có được nếu suốt ngày bám lấy nương rẫy.
Không riêng Y Rố, hợp tác xã này đang cung cấp việc làm ổn định cho khoảng 60 đồng bào Mơ Nâm tại xã Hiếu thông qua nghề trồng và chăm sóc cây chè. Từ nguồn nguyên liệu này, hợp tác xã mua và chế biến, đưa tới tay du khách và phân phối thu nhập lại cho bà con.
Quầy hàng của hai mẹ con cô gái người Tày La Thanh Tú (20 tuổi) gần đó cũng tấp nập khách vào ra. Gia đình cô gái gốc Lạng Sơn đã "lang bạt" nhiều nơi tại Gia Lai, Đắk Lắk trước khi về định cư tại xứ lạnh Măng Đen.
Từ khi có chợ phiên, hai mẹ con thu gom rau củ, thực phẩm, dược liệu của bà con đồng bào Xơ Đăng làng Kon Chốt mang ra bày bán. Nhờ vậy cuộc sống ngày càng được cải thiện, gia đình không phải lo lắng cái ăn cái mặc.
Cô gái người Tày La Thanh Tú (20 tuổi) chuẩn bị gian hàng phục vụ du khách tại chợ phiên - Ảnh: TẤN LỰC
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Phạm Văn Thắng - phó chủ tịch UBND huyện Kon Plông, cơ quan tổ chức chợ phiên - bảo đây không phải là khu chợ đơn thuần như những nơi khác. Chợ phiên Măng Đen mang sứ mệnh kết nối tiêu thụ nông sản địa phương, cải thiện thu nhập cho đồng bào.
Đồng thời, là nơi đào tạo cho đồng bào cách làm du lịch, phục vụ du khách, đưa bà con tham gia chia sẻ lợi ích từ ngành du lịch Măng Đen.
5 ngày nghỉ lễ Măng Đen đón 50.000 lượt khách
Theo UBND huyện Kon Plông, trong 5 ngày nghỉ lễ 30-4 và 1-5, thị trấn Măng Đen đón hơn 50.000 lượt khách tham quan lưu trú. Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online cho thấy những ngày nghỉ lễ các khách sạn tại khu vực này luôn trong tình trạng kín phòng bởi lượng khách đổ về tránh nóng rất đông đúc.